Kết quả việc thực hiện thế chấp bằng quyền sử dụng đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc thực hiện quyền của người sử dụng đất trên địa bàn huyện bắc sơn, tỉnh lạng sơn (Trang 77 - 79)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Bắc Sơn

4.2.5. Kết quả việc thực hiện thế chấp bằng quyền sử dụng đất

Theo kết quả tổng hợp số liệu từ Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Bắc Sơn cho thấy: Trong giai đoạn 2013-2017 có tổng số 1.214 hồ sơ thực hiện quyền thế chấp quyền sử dụng đất (năm 2013 là 215 hồ sơ, năm 2014 là 222 hồ sơ, năm 2015 là 298 hồ sơ, năm 2016 là 210 hồ sơ và năm 2017 là 269 hồ sơ). Số liệu chi tiết được thể hiện tại Bảng 4.9 dưới đây:

Bảng 4.9. Kết quả thế chấp QSDĐ tại huyện Bắc Sơn giai đoạn 2013-2017

ĐVT: Hồ sơ

STT Tên đơn vị hành chính Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Tổng số

1 Thị trấn Bắc Sơn 45 48 57 43 51 244 2 Xã Long Đống 15 18 21 13 16 83 3 Xã Vạn Thủy 5 8 9 5 10 37 4 Xã Quỳnh Sơn 9 9 16 12 14 60 5 Xã Đồng Ý 10 9 9 5 6 39 6 Xã Tân Tri 4 6 8 5 5 28 7 Xã Bắc Sơn 9 14 16 10 13 62 8 Xã Hữu Vĩnh 17 21 22 16 15 91 9 Xã Hưng Vũ 13 16 20 10 22 81 10 Xã Tân Lập 3 5 6 9 12 35 11 Xã Vũ Sơn 8 7 9 4 13 41 12 Xã Chiêu Vũ 5 6 5 8 6 30 13 Xã Tân Hương 3 4 7 4 8 26 14 Xã Chiến Thắng 8 6 13 8 12 47 15 Xã Vũ Lăng 10 5 10 7 9 41 16 Xã Trấn Yên 5 3 9 5 7 29 17 Xã Vũ Lễ 25 21 32 25 29 132 18 Xã Nhất Hòa 12 9 14 14 10 59 19 Xã Tân Thành 7 5 8 6 8 34 20 Xã Nhất Tiến 2 2 7 1 3 15 Toàn huyện 215 222 298 210 269 1214

Kết quả thực hiện quyền thế chấp quyền sử dụng đất năm 2013 và năm 2016 là thấp nhất có 215 hồ sơ và 210 hồ sơ, năm 2015 có số hồ sơ đăng ký thế chấp cao nhất với 298 hồ sơ. Điều này cho thấy mức độ sử dụng QSDĐ để vay vốn phát triển kinh tế giữa các năm cũng khác nhau, trong đó có nguyên nhân do năm 2015 thị trường ngành chăn nuôi phát triển mạnh mẽ, bà con vay vốn về đầu tư mở rộng quy mô chăn nuôi. Tuy nhiên, việc đăng ký thế chấp bằng quyền sử dụng đất của người dân ngày càng thuận tiện hơn, đảm bảo về mặt pháp lý để vay vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Đất đai không chỉ là nơi cư trú, mà nay đất đai đã trở thành nguồn vốn để đầu tư phát triển sản xuất. Thủ tục hành chính trong đăng ký thế chấp bằng quyền sử dụng đất ngày càng thuận tiện, đơn giản, thời gian giải quyết nhanh hơn. Việc biến động việc thực hiện quyền thế chấp quyền sử dụng đất được thể hiện qua biểu đồ dưới đây:

Hình 4.8. Cơ cấu quyền thế chấp QSDĐ giai đoạn 2013-2017

Việc thực hiện quyền của người sử dụng đất trong 5 năm 2013-2017 tại thị trấn Bắc Sơn thực hiện quyền đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất nhiều nhất với 244 hồ sơ chiếm 20,10% tổng số hồ sơ toàn huyện, tiếp đến là các xã: Vũ Lễ 132 hồ sơ chiếm 10,87% toàn huyện, Hữu Vĩnh 91 hồ sơ chiếm 7,50% tồn huyện, xã Long Đống có 83 hồ sơ chiếm 6,84% toàn huyện.

Trong giai đoạn 2013-2017 việc thực hiện quyền thế chấp tập trung chủ yếu tại thị trấn Bắc Sơn, xã Vũ Lễ là hai địa phương có tổng số hồ sơ thế chấp quyền sử dụng đất cao nhất. Đây đều là các xã có điều kiện thuận lợi trong phát triển kinh tế, xã hội, đồng thời trên địa bàn này có nhiều các doanh nghiệp tư nhân, cũng như các hộ gia đình sản xuất kinh doanh có nhu cầu vay vốn ở các ngân hàng để đầu tư phát triển sản xuất, cụ thể như xã Vũ Lễ tập trung chủ yếu các tiểu thương buôn bán tại các chợ trên địa bàn huyện nên nhu cầu vay vốn là rất lớn, việc thế chấp quyền sử dụng đất đối với những xã phát triển này chủ yếu tập trung vào đất ở. Ngược lại, tại các xã vùng sâu vùng xa không gần với trục đường chính quốc lộ 1B có điều kiện phát triển kinh tế khơng thuận lợi thì người sử dụng đất cũng ít sử dụng đến quyền thế chấp quyền sử dụng đất như tại các xã: Nhất Tiến, Tân Hương, Trấn Yên là những xã có số lượng dưới hồ sơ thế chấp ít nhất trong giai đoạn 2013-2017. Tại những địa phương này việc thế chấp tập trung vào đất ở tại khu vực trung tâm xã còn đối với các thơn bản ở xa trung tâm xã thì việc thế chấp quyền sử dụng đất chủ yếu là đất nông nghiệp. Hiện nay đối với đất lâm nghiệp chưa thế chấp được cũng là một thiệt thòi khá lớn đối với những hộ gia đình ở vùng sâu đất đai chủ yếu là đất rừng, việc đầu tư phát triển rừng luôn được khuyến khích nhưng chi phí đầu tư cũng khá lớn nên việc không được thế chấp đất lâm nghiệp đang là một hạn chế trên địa bàn huyện.

4.3. ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN QUYỀN CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BẮC SƠN GIAI ĐOẠN 2013-2017 ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BẮC SƠN GIAI ĐOẠN 2013-2017

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc thực hiện quyền của người sử dụng đất trên địa bàn huyện bắc sơn, tỉnh lạng sơn (Trang 77 - 79)