Khái quát về đối tượng thực hiện quyền của người sử dụng đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc thực hiện quyền của người sử dụng đất trên địa bàn huyện bắc sơn, tỉnh lạng sơn (Trang 79 - 81)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Bắc Sơn

4.3.1. Khái quát về đối tượng thực hiện quyền của người sử dụng đất

Trên địa bàn huyện Bắc Sơn trong những năm vừa qua việc thực hiện quyền của người sử dụng đất tập trung chủ yếu vào hộ gia đình cá nhân. Nghề nghiệp của người sử dụng đất liên quan trực tiếp đến việc thực hiện quyền, cụ thể như trong 30 phiếu điều tra về quyền chuyển nhượng thì có tới 20 hồ sơ làm nghề nghiệp nông nghiệp, 7 hồ sơ làm nghề kinh doanh buôn bán, 3 trường hợp là công chức nhà nước. Đối với thủ tục tặng cho quyền sử dụng đất thì 25 trường hợp gắn bó với nghề nơng nghiệp, 3 trường hợp làm nghề kinh doanh buôn bán, 2 trường hợp làm nghề công chức nhà nước trong tổng số 30 phiếu điều tra.

Trong tổng số 29 phiếu điều tra về quyền thừa kế thì chỉ có 14 trường hợp làm thuần nông, 9 trường hợp làm công chức nhà nước và 6 trường hợp là nghề kinh doanh bn bán. Đối với quyền thế chấp thì trong 30 phiếu điều tra về quyền này thì có tới 17 trường hợp làm nghề kinh doanh buôn bán, 9 trường hợp làm nghề thuần nông và 4 trường hợp làm công chức nhà nước. Dưới đây là biểu đồ thể hiện mối quan hệ giữa việc thực hiện quyền của người sử dụng đất với từng nghề nghiệp.

Hình 4.9. Mối quan hệ giữa ngành nghề và việc thực hiện quyền của người sử dụng đất

Qua đây cũng đánh giá được đặc thù của huyện miền núi Bắc Sơn cũng như nghề nghiệp liên quan trực tiếp đến việc thực hiện quyền của người sử dụng đất. Xét về trình độ văn hóa khi người sử dụng đất thực hiện quyền thì đa số bà con chỉ học xong cấp hai, một vài trường hợp cịn chưa hồn thành bậc tiểu học.

Đánh giá về loại đất khi người dân thực hiện quyền, trong tổng số 119 phiếu điều tra thì đất ở chiếm số lượng nhiều nhất với 76 trường hợp chiếm 63,87% tập trung chủ yếu ở thị trấn và các xã ven thị trấn là chủ yếu, trong số đó có 23 trường hợp thực hiện việc thế chấp, tặng cho QSDĐ 19 trường hợp, thừa

kế 18 trường hợp và cuối cùng chuyển nhượng QSDĐ với 16 trường hợp. Đất sản xuất nông nghiệp với 28 trường hợp chiếm 23,53% tập trung ở các xã vùng sâu, việc thực hiện chuyển nhượng đất nông nghiệp với 8 trường hợp, tặng cho với 7 trường hợp, thừa kế với 6 trường hợp, thế chấp QSDĐ với 7 trường hợp. Đất rừng với 15 trường hợp chiếm 12,60% tập trung chủ yếu ở các xã như Tân Tri, xã Vạn Thủy, Xã Tân Thành,... trong số đó việc thực hiện chuyển nhượng với đất rừng có 6 trường hợp, tặng cho QSDĐ với 4 trường hợp, thừa kế QSDĐ với 5 trường hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc thực hiện quyền của người sử dụng đất trên địa bàn huyện bắc sơn, tỉnh lạng sơn (Trang 79 - 81)