Đánh giá khả năng tiếp cận thơng tin về thủ tục hành chính khi thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc thực hiện quyền của người sử dụng đất trên địa bàn huyện bắc sơn, tỉnh lạng sơn (Trang 81 - 84)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.3.2.Đánh giá khả năng tiếp cận thơng tin về thủ tục hành chính khi thực hiện

4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Bắc Sơn

4.3.2.Đánh giá khả năng tiếp cận thơng tin về thủ tục hành chính khi thực hiện

hiện quyền của người sử dụng đất

Huyện Bắc Sơn cũng như nhiều địa phương khác trên cả nước đã và đang cải cách để thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến đất đai theo hướng đơn giản nhất, nhanh nhất nhưng vẫn đảm bảo quản lý chặt chẽ, đúng quy định của pháp luật. Việc tuyên truyền phổ biến pháp luật trong lĩnh vực quản lý đất đai sẽ tiếp tục được duy trì và đẩy mạnh hơn nữa trên địa bàn huyện.

Theo số liệu điều tra thực tế tại các xã thị trấn trên địa bàn huyện Bắc Sơn để đánh giá về khả năng tiếp cận thông tin về thủ tục hành chính khi thực hiện quyền của người sử dụng đất, trong số 119 trường hợp được điều tra về nguồn thông tin biết đến thủ tục thì có 46 trường hợp cho rằng nguồn thông tin từ UBND xã chiếm 38,66%; có 8 trường hợp cho rằng từ văn phòng “một cửa” chiếm 6,72%; có 25 trường hợp cho rằng từ truyền thơng chiếm 21,01%; có 37 trường hợp cho rằng qua người khác bảo chiếm 31,09% và có 3 trường hợp khác chiếm 2,52%. Chỉ tiêu về các văn bản hướng dẫn khi thực hiện thủ tục thì trong số 119 trường hợp điều tra, có 12 trường hợp cho rằng các văn bản hướng dẫn là dễ hiểu chiếm 10,08%; có 36 trường hợp cho rằng văn bản hướng dẫn thực hiện thủ tục là hiểu được chiếm 30,25%; có 47 trường hợp cho rằng văn bản hướng dẫn việc thực hiện thủ tục là khó hiểu chiếm 39,50%; có 24 trường hợp cho rằng văn bản hướng dẫn việc thực hiện thủ tục là không hiểu chiếm 20,17%. Kết quả điều tra lấy ý kiến của 119 phiếu điều tra đã thực hiện quyền được thể hiện cụ thể qua bảng dưới đây:

Bảng 4.10. Tổng hợp ý kiến của các hộ gia đình về khả năng tiếp cận thơng tin thủ tục hành chính khi thực hiện QSDĐ

STT Chỉ tiêu Tổng số phiếu Quyền chuyển nhượng QSDĐ Quyền tặng cho QSDĐ Quyền thừa kế QSDĐ Quyền thế chấp QSDĐ

1 Nguồn thông tin biết đến thủ tục: 119 30 30 29 30

Từ UBND xã 46 9 12 15 10 Từ niêm yết tại VP “một cửa” 8 3 2 1 2 Từ truyền thông 25 7 10 5 3 Qua người khác bảo 37 11 6 8 12

Khác: 3 0 0 0 3

2 Văn bản hướng dẫn việc thực hiện thủ tục: 119 30 30 29 30

Dễ hiểu 12 2 1 2 7

Hiểu được 36 8 11 5 12 Khó hiểu 47 14 10 15 8 Không hiểu 24 6 8 7 3

- Về nguồn thông tin biết đến thủ tục:

Huyện Bắc Sơn với đặc thù là huyện miền núi, điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội các xã, thị trấn trên địa bàn huyện cịn nhiều khó khăn, dân cư trên địa bàn chủ yếu là người dân tộc thiểu số trình độ dân trí cịn chưa cao nên nguồn thơng tin biết đến thủ tục chủ yếu từ UBND xã với 46 trường hợp trong đó: quyền thừa kế QSDĐ là quyền có số ý kiến nhiều nhất về nguồn thông tin này với 15 trường hợp; quyền tặng cho QSDĐ có 12 trường hợp; quyền thế chấp QSDĐ có 10 trường hợp và cuối cùng là quyền chuyển nhượng QSDĐ với 9 trường hợp.

Tiếp đến là nắm bắt thông tin qua người khác chiếm tỷ lệ cao thứ hai với 37 trên 119 phiếu trong đó: quyền thế chấp QSDĐ với 12 trường hợp, quyền chuyển nhượng QSDĐ với 11 trường hợp, quyền thừa kế QSDĐ với 8 trường hợp, quyền tặng cho QSDĐ với 6 trường hợp, qua đó thể hiện được đặc trưng giao lưu cộng đồng trao đổi thông tin cho nhau của đồng bào miền núi.

Nắm bắt thông tin thực hiện thủ tục qua phương tiện truyền thông như đài báo, tivi và đặc biệt là từ loa phát thanh được lắp ở từng thơn bản được phát sóng vào khung giờ cố định trong ngày chiếm tỷ lệ khá cao với 25 trường hợp trong đó

tặng cho QSDĐ chiếm 10 trường hợp, chuyển nhượng QSDĐ có 7 trường hợp, thừa kế QSDĐ có 5 trường hợp và thế chấp QSDĐ có 3 trường hợp.

Niêm yết tại văn phòng “một cửa” là nơi mà người dân ít nắm bắt được thơng tin nhất với 8 trên 119 phiếu, đây là điều khá đáng tiếc vì các thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai tại văn phịng “một cửa” ở các đơn vị hành chính cấp xã chưa được chú ý nhiều. Nhiều nhất ở nguồn thông tin này là thủ tục chuyển nhượng chỉ 3 trường hợp, ít nhất là thừa kế với 1 trường hợp.

- Về văn bản hướng dẫn thủ tục:

Các văn bản hướng dẫn khi thực hiện thủ tục được đánh giá là dễ hiểu chỉ có 12 trường hợp trên tổng số 119 phiếu điều tra, trong quá trình đánh giá thì quyền thế chấp QSDĐ chiếm số phiếu đánh giá dể hiểu nhiều nhất cũng chỉ có 7 trường hợp (chiếm 5,58%) so với tổng số phiếu, còn lại quyền chuyển nhượng, quyền tặng cho và quyền thừa kế QSDĐ chỉ có 1 đến 2 trường hợp cho là dễ hiểu. Nguyên nhân dân tới chỉ tiêu này thấp là do trình độ dân trí của người dân trong huyện vẫn còn hạn chế, những trường hợp đánh giá là dễ hiểu chủ yếu tập trung chủ yếu ở thị trấn cũng như nghề nghiệp chủ yếu là công chức nhà nước.

Trong số 119 trường hợp điều tra có 36 trường hợp cho là hiểu được các văn bản hướng dẫn việc thực hiện thủ tục, trong số này quyền thế chấp QSDĐ chiếm số lượng nhiều nhất trong bốn quyền với 12 trường hợp (10,08%) đứng thứ hai là quyền tặng cho với 11 trường hợp (chiếm 9,24%), đứng thứ ba là quyền chuyển nhượng QSDĐ với 8 trường hợp (chiếm 6,72%) và cuối cùng quyền thừa kế chỉ có 5 trường hợp cho rằng hiểu được các văn bản hướng dẫn thực hiện thủ tục (chiếm 4,20%) trong tổng số phiếu điều tra.

Với 47 trường hợp trong tổng 119 trường hợp điều tra đánh giá khó hiểu về các văn bản hướng dẫn thực hiện thủ tục chiếm số lượng cao nhất. Trong số này thì quyền thừa kế QSDĐ có tới 15 trường hợp (chiếm 12,61%) tiếp sau đó là quyền chuyển nhượng với 14 trường hợp (chiếm 11,77%), tiếp nữa là quyền tặng cho QSDĐ với 10 trường hợp cho là khó hiểu (chiếm 8,40%) và cuối cùng quyền thế chấp QSDĐ với 8 trường hợp (chiếm 6,72%).

Không hiểu về các văn bản hướng dẫn khi thực hiện thủ tục chiếm 24 trường hợp trong tổng số 119 phiếu điều tra, chiếm số lượng nhiều nhất lần lượt là quyền tặng cho, quyền thừa kế, quyền chuyển nhượng và cuối cùng là quyền thế chấp QSDĐ với số trường hợp lần lượt là 8 trường hợp, 7 trường hợp, 6 trường hợp và 3 trường hợp.

Từ số liệu ở trên cho thấy phần lớn các văn bản hướng dẫn các thủ tục còn rườm ra phức tạp kèm với khả năng nhận thức phần đa của người dân trên địa bàn nên tỷ lệ số hộ điều tra đánh giá là khó hiểu và khơng hiểu vẫn cịn cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc thực hiện quyền của người sử dụng đất trên địa bàn huyện bắc sơn, tỉnh lạng sơn (Trang 81 - 84)