Đánh giá chung về tình hình thực hiện quyền của người sử dụng đất trên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc thực hiện quyền của người sử dụng đất trên địa bàn huyện bắc sơn, tỉnh lạng sơn (Trang 90 - 93)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Bắc Sơn

4.3.6. Đánh giá chung về tình hình thực hiện quyền của người sử dụng đất trên

địa bàn huyện Bắc Sơn

4.3.6.1. Thuận lợi

Công tác tuyên truyền, phổ biến, đưa Luật Đất đai 2013 vào cuộc sống được triển khai tốt trên địa bàn huyện. Các văn bản pháp luật được ban hành kịp thời và chỉ đạo cụ thể đến các cấp, các ngành và toàn thể nhân dân giúp người sử dụng đất hiểu và thực hiện nghiêm túc theo pháp luật. Tỷ lệ thực hiện các QSDĐ của người sử dụng đất đối với quyền chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, thế chấp làm đầy đủ các thủ tục với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trên địa bàn huyện có xu hướng tăng qua các năm, năm 2013 có tổng số 344 hồ sơ đến năm 2017 đã tăng lên 575 hồ sơ.

Sự quan tâm của lãnh đạo huyện, việc đầu tư con người và cơ sở trang thiết bị phục vụ cho công tác giải quyết hồ sơ được chú trọng, đáp ứng kịp thời yêu cầu phát triển của thị trường đất đai nói chung và nhu cầu thiết yếu về thực hiện QSDĐ của cơng dân nói riêng. Các văn bản quy định, hướng dẫn về trình tự, thủ tục thực hiện quyền của người sử dụng đất đều được công khai. Hiện nay

tất cả các thủ tục thực hiện quyền của người sử dụng đất được nộp tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai đều có giấy hẹn trả kết quả nên lịng tin của người dân trên địa bàn huyện cũng được nâng lên.

Trong số các quyền mà Luật Đất đai 2013 cho phép các chủ sử dụng đất được thực hiện ở huyện Bắc Sơn các chủ sử dụng đất chủ yếu thực hiện quyền chuyển nhượng,tặng cho, thừa kế và thế chấp bằng QSDĐ. Theo số liệu từ Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Bắc Sơn giai đoạn 2013-2017 đã tiếp nhận 1070 hồ sơ chuyển nhượng, 253 hồ sơ tặng cho, 29 hồ sơ thừa kế và 1214 hồ sơ thực hiện việc thế chấp quyền sử dụng đất. Việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất đã có những tác động tích cực đối với tăng trưởng kinh tế, ổn định xã hội trên địa bàn huyện Bắc Sơn. Quyền sử dụng đất được coi là một hàng hóa đặc biệt, có giá trị và trở thành một nguồn lực tài chính quan trọng để đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh và nó được thể hiện ở các mặt tích cực sau đây:

- Khiến người dân yên tâm, gắn bó đầu tư hơn trên mảnh đất của mình - Đất đai trở thành nguồn lực tài chính quan trọng trong quá trình phát triển sản xuất, kinh doanh, sự chuyển dịch cơ cấu đất hợp lý và tích tụ ruộng đất phù hợp góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển, mức sống của người dân cao hơn.

- Việc thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất bắt đầu đã thực hiện với đất lâm nghiêp trên địa bàn huyện Bắc Sơn chứng to đất lâm nghiệp đã có giá trị trên thị trường bất động sản.

- Tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế xã hội bền vững, đảm bảo đời sống vật chất tinh thần cho người dân ngày một nâng lên.

- Tỷ lệ các giao dịch quyền sử dụng đất thực hiện không đúng theo quy định của pháp luật đã giảm, phản ánh phần nào nhận thức ngày càng tiến bộ của người dân về pháp luật nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của mình.

4.3.6.2. Khó Khăn

Bên cạnh những mặt đạt được, việc thực hiện QSDĐ trên địa bàn huyện Bắc Sơn cũng gặp khơng ít khó khăn, tồn tại.

- Tình hình thực hiện quyền sử dụng đất của người sử dụng đất diễn ra ở các xã, thị trấn của huyện Bắc Sơn có sự khác biệt rất lớn và khơng đều. Xã nào có điều kiện phát triển kinh tế cịn khó khăn cũng như đời sống của bà con chưa

được cải thiện đáng kể thì cơng tác thực hiện quyền của người sử dụng đất chưa được quan tâm.

- Việc tuyên truyền phổ biến luật đất đai đã được thực hiện trên địa bàn huyện Bắc Sơn tuy nhiên nhận thức của người dân về việc thực hiện quyền sau khi được cấp giấy chứng nhận vẫn cịn có sự hạn chế đặc biệt là quyền thừa kế quyền sử dụng đất, người dân vẫn mang nặng tư tưởng cố hữu theo tập quán không thực hiện đây là cản trở cho việc thực hiện quyền của người sử dụng đất sau này đặc biệt là công tác quản lý nhà nước về đất đai.

- Việc chưa thể thực hiện thế chấp quyền sử dụng đất đối với đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện hiện nay chưa được thực hiện, đây là thiệt thòi đối với các hộ gia đình, cá nhân có đất lâm nghiệp do cơng tác kiểm định đánh giá về đất lâm nghiệp này cịn rất nhiều khó khăn.

- Về đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và cơ sở vật chất của cơ quan quản lý nhà nước phục vụ cho việc thực hiện QSDĐ: Địa bàn rộng mà lực lượng cán bộ cịn ít về số lượng nên gây nhiều khó khăn trong cơng tác quản lý đất đai. Chất lượng trình độ, khả năng ứng dụng công nghệ thông tin của một bộ phận công chức địa chính cấp cơ sở cịn yếu chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn trong công tác cập nhật và chỉnh lý biến động đất đai. Cơ sở hạ tầng còn chật hẹp, cơ sở vật chất cịn nhiều thiếu thốn gây nhiều khó khăn trong việc quản lý, lưu trữ hồ sơ phục vụ công tác đăng ký đất đai và chỉnh lý biến động khi người dân thực hiện quyền sử dụng đất.

- Trình độ chun mơn của cơng chức địa chính cấp xã cịn hạn chế, khơng đồng đều. Tình trạng lơ là trong cơng tác tiếp nhận rà sốt hồ sơ cịn tồn tại.

- Ngoại trừ quyền thế chấp do yêu cầu bắt buộc phải khai báo với cơ quan nhà nước thì các quyền cịn lại vẫn cịn tình trạng khơng khai báo với cơ quan nhà nước. Qua đó cho thấy tình trạng một bộ phận khơng nhỏ người sử dụng đất chưa có ý thức chấp hành pháp Luật Đất đai, người dân chưa thực sự hiểu rõ các bước thực hiện thủ tục hành chính, chưa chủ động trong khi đi làm các thủ tục hành chính.

- Thủ tục hành chính hiện nay cịn rườm rà, mức độ chi tiết về yêu cầu hồ sơ chưa cặn kẽ, thời gian thực hiện còn dài (nhất là ở cấp xã) gây nhiều khó khăn cho người dân khi thực hiện quyền của họ.

- Một số địa phương trong huyện trình độ nhận thức pháp luật, trình độ dân trí cịn hạn chế nên việc thực hiện quyền của người sử dụng đất cịn gặp nhiều khó khăn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc thực hiện quyền của người sử dụng đất trên địa bàn huyện bắc sơn, tỉnh lạng sơn (Trang 90 - 93)