Phần 4 Kết quả và thảo luận
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Bắc Sơn
4.1.3. Tình hình quản lý đất đai của huyện Bắc Sơn
4.1.3.1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó
Việc nhà nước ban hành các văn bản pháp luật về đất đai ngày một cụ thể và sát với thực tế thì cơng tác quản lý Nhà nước về đất đai của huyện Bắc Sơn đặc biệt là việc ban hành các văn bản cũng ngày một hoàn thiện. Thực hiện một cách nghiêm túc và đạt hiệu quả tốt các luật và văn bản của Nhà nước ban hành cũng như do UBND tỉnh Lạng Sơn ban hành thời gian qua.
Bên cạnh đó, UBND huyện cũng tổ chức nhiều hội nghị tập huấn cho cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về địa chính - xây dựng. Ngồi ra, huyện cịn tổ chức các hội thi, hội thảo, hỏi đáp (kèm theo tài liệu), tuyên truyền qua hệ thống phát thanh, truyền hình của huyện, xã, thị trấn, tổ chức tuyên truyền, lồng ghép, học tập các văn bản pháp luật đất đai thông qua các buổi sinh hoạt của cụm dân cư.
4.1.3.2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính
Bắc Sơn là huyện miền núi địa hình khá khó khăn nên việc xã định địa giới hành chính giữa các xã và giữa các huyện trong tỉnh gặp rất nhiều khó khăn, nhưng nhờ có sự cố gắng của tất cả các ban ngành có liên quan đặc biệt là Phịng Tài nguyên và Môi trường giai đoạn trước năm 2013 cũng đã xác định được một cách chính xác địa giới hành chính của từng xã. Đất đai được quản lý theo 20 đơn vị hành chính cấp xã, thị trấn trên cơ sở pháp lý địa giới, mốc giới được tổ chức thực hiện theo Chỉ thị 364/HĐBT ngày 06/11/1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ).
Nhìn chung các xã làm khá tốt nội dung này, mặc dù có những vấn đề nảy sinh trong quá trình xác định ranh giới nhưng đã được xử lý kịp thời thấu tình đạt lý đúng với pháp luật. Trong giai đoạn 2013-2017 cùng với công tác kiểm kê thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014 huyện đã chỉ đạo tất cả các xã rà soát lại địa giới hành chính theo hồ sơ địa giới 364 nên địa giới hành chính giữa các xã đã được thống nhất.
Huyện đã lập bản đồ hành chính cấp huyện và bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỷ lệ 1/25000 để phục vụ các yêu cầu quản lý đất đai trên địa bàn.
4.1.3.3. Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất
Giai đoạn trước năm 2013 công tác lập và quản lý bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất được thực hiện tốt và có hiệu quả thiết thực. Cơng tác lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất được thực hiện định kỳ 5 năm trên phạm vi toàn huyện theo quy định của pháp luật về đất đai. Công tác đo đạc, thành lập bản đồ địa chính: năm 2012 tồn bộ các xã trên địa bàn huyện đều đã có bản đồ địa chính được đo đạc lại và được duy trì đến hiện nay, chính vì vậy cơng tác quản lý được dễ dàng và thuận tiện hơn, độ chính xác cao hơn việc sử dụng bản đồ đo vẽ năm 1993 rất nhiều.
Trong giai đoạn 2013-2017 cùng với công tác thực hiện tổng kiểm kê đất đai năm 2014 đã lập được bản đồ hiện trạng sử dụng đất cho 100% số đơn vị hành chính ở cả 2 cấp huyện, xã, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp huyện tỷ lệ 1/25.000.
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất cấp huyện được lập theo giai đoạn quy hoạch 2010-2020, quy hoạch và bản đồ cấp xã được lập theo giai đoạn điều chỉnh quy hoạch 2010-2020.
4.1.3.4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Việc lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất ở cả cấp huyện và cấp xã được triển khai khá đồng bộ. Nằm trong giai đoạn này được sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo các ngành và các cấp có thẩm quyền, các xã, thị trấn và huyện tiến hành triển khai kế hoạch sử dụng đất kì đầu, đã đạt kết quả tốt và đúng thời gian quy định nhằm phân bổ kịp thời đất đai cho các mục đích, đối tượng sử dụng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Công tác điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất hàng năm đã được huyện triển khai và kịp thời và đang trong gian đoạn hoàn thiện.
4.1.3.5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất
Trước khi luật đất đai 2013 ra đời công tác giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất cũng đã được quan tâm. Giai đoạn sau năm 2013, cùng với
việc Luật Đất đai 2013 ra đời và công tác quản lý hành chính về đất đai được nâng cao chính vì thế việc giao đất, cho th đất, thu hồi đất và chuyển đổi mục đích sử dụng đất thực hiện khá tốt, từng bước đi vào nề nếp, đúng luật đất đai và các quy định hiện hành của Nhà nước.
Theo số liệu kiểm kê 2014, toàn huyện đã giao và cho thuê cho các đối tượng quản lý, sử dụng được 69.941,4 ha bằng 100% diện tích tự nhiên, trong đó: - Giao cho các đối tượng sử dụng 36.541,8 ha chiếm 52,3% tổng diện tích tự nhiên, riêng hộ gia đình cá nhân là 36.279,5 chiếm 51,9% diện tích tự nhiên.
- Giao cho đối tượng quản lý 33.399,5 ha chiếm 48,1% tổng diện tích tự nhiên, trong đó UBND cấp xã chiếm 33.227,2 ha chiếm 47,5% tổng diện tích tự nhiên.
4.1.3.6. Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất
Từ năm 2013 đến nay, huyện đã chỉ đạo các chủ đầu tư thực hiện đúng chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo đúng quy định của Nhà nước và của tỉnh, người bị thu hồi đất nhận tiền bồi thường đất và bàn giao mặt bằng đúng tiến độ, về cơ bản chính sách này được người dân đồng tình ủng hộ, nhưng bên cạch đấy cũng có một số trường hợp chưa nắm rõ luật chưa tuân thủ nên vẫn cịn một số trường khơng bàn giao lại mặt bằng đúng thời hạn gây khó khăn cho chủ đầu tư cũng như phịng Tài ngun và Mơi trường huyện.
Riêng trong năm 2017 huyện Bắc Sơn đã bồi thường giải phịng mặt bằng 0,33 ha trong đó có 0,31 ha đất nơng nghiệp và 0,02 ha đất ở để thực hiện một số dự án như xây dựng trung tâm văn hóa xã Quỳnh Sơn, trạm y tế xã Đồng Ý,…
4.1.3.7. Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Về cơng tác cấp GCNQSDĐ: tính đến hết năm 2017 toàn huyện đã cấp 58329 GCN trong đó cấp cho nhóm đât nơng nghiệp 47647 GCN, nhóm đất phi nông nghiệp 10682 GCN. Đã tiến hành lập hồ sơ cấp giấy CNQSD đất đô thị cho 1070 hộ với tổng diện tích là 31,0 ha đất thổ cư; 1231 giấy CNQSD theo Quyết định số 22/2014/QĐ-UBND và số 23/2014/QĐ-UBND năm 2014 của UBND tỉnh Lạng Sơn.
Thực hiện Nghị định 163/1999/NĐ-CP ngày 16/11/1999 của Chính phủ về giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp. Được sự quan tâm, giúp đỡ kinh phí
của tỉnh Lạng Sơn, Cơng ty đo đạc và khống sản, UBND huyện Bắc Sơn đã tiến hành tổ chức kê khai, lập hồ sơ, cấp GCNQSD đất lâm nghiệp cho hộ gia đình cá nhân tại 20 xã, thị trấn có đất lâm nghiệp với diện tích 27610,3 ha.
4.1.3.8. Công tác thống kê, kiểm kê đất đai
Công tác thống kê đất đai, kiểm kê đất đai được tiến hành thường xuyên đúng quy định, thống kê theo định kỳ hàng năm, kiểm kê theo định kỳ 5 năm. Năm 2010 huyện đã thực hiện việc tổng kiểm kê đất đai theo Thông tư 08/2007/TT- BTNMT ngày 02/08/2007 của Thủ tướng Chính phủ, trong giai đoạn 2013-2017 thực hiện công tác kiểm kê đất đai năm 2014 theo Thông tư 28/2014/TT-BTNMT công tác thực hiện kiểm kê đã đạt độ chính xác rất cao, đánh giá đúng hiện trạng sử dụng đất của huyện. Công tác kiểm kê, thống kê về đất đai đã được nâng cao, tình trạng bản đồ, số liệu về đất đai thiếu hoặc không khớp giữa các năm, các đợt thống kê, kiểm kê từng bước được hạn chế nguyên nhân của vấn đề này là các Thông tư mới quy định chặt chẽ hơn và đặc biệt tồn huyện Bắc Sơn đã có bản đồ địa chính đo vẽ mới nhất năm 2012, Theo số liệu kiểm kê tính tới 31/12/2014 và thống kê 2017 diện tích tự nhiên huyện giảm xuống 1,2 ha so với số liệu kiểm kê năm 2010.
4.1.3.9. Xây dựng hệ thống thông tin đất đai
Ngày nay, cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, hệ thống thông tin đất đai ngày càng phổ biến và phát triển mạnh mẽ. Huyện cũng đang dần triển khai xây dựng hệ thống thơng tin đất đai nhằm duy trì các hồ sơ về đất đai phục vụ cho việc hoạch định chính sách đất đai được dễ dàng, thuận tiện hơn. Trong tổng số 20 xã thị trấn trên địa bàn huyện tính tới thời điểm này chưa xã nào được tích hợp vào cơ sở dữ liệu đất đai cấp huyện, có 13 xã đang tổ chức triển khai thực hiện.
4.1.3.10. Quản lý tài chính về đất đai và giá đất
Về thực hiện các khoản thu, chi liên quan đến đất đai như thu thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế chuyển quyền sử dụng đất, lệ phí trước bạ nhà đất, tiền thuê đất.… được thực hiện đúng theo các quy định hiện hành của pháp luật… Hàng năm huyện đã áp dụng khung giá các loại đất của UBND tỉnh quy định áp dụng trên địa bàn toàn huyện, làm cơ sở để thu tiền khi nhà nước giao đất, cho thuê đất, đền bù khi nhà nước thu hồi đất và áp tính thuế chuyển quyền sử dụng đất.
Hàng năm UBND huyện đã xây dựng bảng giá đất cho 20 xã và thị trấn kịp thời trên cơ sở khung giá do UBND tỉnh ban hành cùng với đó sử dụng các phương pháp xác định giá đất theo Thông tư 36/2014/TT-BTNMT ngày 30/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
4.1.3.11. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất
Những năm qua công tác quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất đã được UBND huyện quan tâm thông qua việc quản lý, giám sát các hoạt động chuyển nhượng, cho thuê đất, thu thuế, thu tiền sử dụng đất,… góp phần đảm bảo quyền lợi cho người sử dụng đất và nguồn thu ngân sách.
4.1.3.12. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai
UBND huyện đã tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, phát hiện và xử lý các sai phạm trong quản lý đất đai trên địa bàn, đã tiến hành thanh tra và phối hợp với ủy ban kiểm tra huyện ủy tiến hành thanh, kiểm tra tồn diện tình hình quản lý, sử dụng đất đai tại 20 xã, thị trấn. Những trường hợp sử dụng đất trái với quy định theo luật đất đai hiện hành và việc xây dựng trái phép các cơng trình trên đất nơng nghiệp đã được các cơ quan chức năng lập biên bản và xử lý kịp thời.
Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành, xử lý các vi phạm pháp luật về đất đai không chỉ giúp phát hiện và giải quyết các vi phạm pháp luật về đất đai mà qua đó cịn là dịp để tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về pháp luật đất đai, giúp các nhà làm luật hiểu sâu sắc hơn sự phức tạp của mối quan hệ đất đai, từ đó có chính sách điều chỉnh phù hợp và sát thực hơn.
4.1.3.13. Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai
Bắc Sơn là huyện miền núi, mặt bằng dân trí vẫn cịn thấp nên trong những năm gần đây, huyện luôn chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật đất đai nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng, tăng cường hiệu lực, hiệu quả họat động của bộ máy quản lý nhà nước về đất đai. Đặc biệt là từ khi luật đất đai 2013 ra đời việc tuyên truyền phổ biến để người dân nắm bắt và hiểu được luật là điều khá khó khăn nhưng được sự chỉ đạo của huyện việc tuyên truyền được thực hiện trực tiếp tại các xã và tuyên truyền trên các phương tiện loa đài và truyền hình Lạng Sơn đã mang lại những hiệu quả tích cực.
4.1.3.14. Giải quyết tranh chấp về đất đai: giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong quản lý và sử dụng đất đai.
Công tác giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong quản lý và sử dụng đất đai được duy trì thường xuyên và thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, công tác giải quyết đơn thư đạt được nhiều kết quả quan trọng.
4.1.3.15. Quản lý hoạt động dịch vụ về đất đai
Thời kỳ trước Luật Đất đai năm 2003, việc quản lý các hoạt động dịch vụ về đất đai gặp nhiều khó khăn do chưa có bộ phận chuyên trách trong tổ chức bộ máy Quản lý Nhà nước về đất đai. Tuy nhiên, những năm gần đây đặc biệt là sau gia đoạn Luật Đất đai 2013 ra đời cơng tác này đã có những chuyển biến tích cực khi triển khai thực hiện cơ chế “một cửa” và điều chỉnh thực hiện công khai các thủ tục về nhà đất.