Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Bắc Sơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc thực hiện quyền của người sử dụng đất trên địa bàn huyện bắc sơn, tỉnh lạng sơn (Trang 51)

4.1.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Bắc Sơn nằm ở phía Tây Nam tỉnh Lạng Sơn, có vị trí toạ độ địa lý: Từ 21040’ đến 21057’ vĩ độ Bắc và từ 10605’ đến 106025’ kinh độ Đông. Tổng diện tích đất tự nhiên hiện có: 69.941,4 ha, gồm 19 xã và 1 thị trấn, trụ sở UBND huyện đặt ở trung tâm huyện, cách thành phố Lạng Sơn 85 km, cách cửa khẩu Hữu Nghị 72 km theo quốc lộ 1B và cách thành phố Thái Nguyên 75 km về phía Tây Nam, vị trí tiếp giáp của huyện như sau:

- Phía Đông giáp huyện Văn Quan;

- Phía Tây giáp huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên; - Phía Bắc giáp huyện Bình Gia;

- Phía Nam giáp huyện Hữu Lũng.

Với vị trí địa lý và cơ sở hạ tầng tương đối thuận lợi, đặc biệt là hệ thống giao thông là những yếu tố cơ bản tạo cho huyện Bắc Sơn những động lực phát triển Kinh tế - Văn hóa - Xã hội trong giai đoạn tới.

4.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Địa hình Bắc Sơn khá phức tạp vì có nhiều núi đá thuộc khối núi Bắc Sơn, địa hình chủ yếu kiểu cácxtơ, núi đá vôi, xen một ít núi đất và cánh đồng cácxtơ hình lòng chảo. Tạo thành một vòng cung dốc nghiêng về phía Tây Nam. Các khối núi đá vôi cấu tạo chủ yếu bằng đá vôi cácbon Pecmi, có nơi đá vôi bị xói mòn đến tận gốc, để lộ ra đá phiến Đêvôn và ngoài rìa chủ yếu là đá phiến và phun trào Triat.

4.1.1.3. Khí hậu, thời tiết

Đặc điểm khí hậu của Bắc Sơn là nằm trong vùng có mùa đông lạnh và khô nhất nước ta, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất của gió mùa Đông Bắc. Khí hậu phân mùa rõ rệt, ở các mùa khác nhau nhiệt độ phân bố không đồng đều do sự phức tạp của địa hình miền núi và sự biến tính nhanh chóng của không khí lạnh trong quá trình di chuyển ở vùng nội chí tuyến đã gây nên những chênh lệch đáng kể trong chế độ nhiệt giữa các tiểu vùng.

Huyện Bắc Sơn không bị ảnh hưởng của gió bão nên thích hợp cho phát triển cây trồng dài ngày, đặc biệt là cây ăn quả. Với nền nhiệt độ và số giờ nắng trung bình trong năm như trên cũng rất thuận lợi cho việc bố trí mùa vụ, bố trí cơ cấu các loại cây trồng, là điều kiện để chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá góp phần xây dựng nông thôn mới.

4.1.1.4. Thủy văn

Mật độ thủy văn của huyện Bắc Sơn thuộc loại trung bình, trên địa bàn huyện không có các con sông lớn, hệ thống thuỷ văn chủ yếu là các con suối lớn và khe lạch tự nhiên.

4.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội

Theo báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2017, nền kinh tế huyện Bắc Sơn đạt được những thành tựu nhất định như sau:

- Tốc độ tăng GDP 2017 đạt 8,2%. Trong đó cơ cấu các ngành kinh tế như sau: Ngành Nông - Lâm nghiệp tăng 3,57% chiếm tỷ trọng 42,45% trong cơ cấu kinh tế, ngành Công nghiệp - Xây dựng tăng 9,92% chiếm 13% trong cơ cấu kinh tế, ngành Thương mại - Dịch vụ tăng 17,07% và chiếm 44,5% trong cơ cấu của nền kinh tế. Thu nhập bình quân đầu người đạt 32 triệu đồng/người/năm.

4.1.2.1. Thực trạng phát triển ngành kinh tế Nông - Lâm nghiệp - Thủy sản.

a, Nông nghiệp

Sản xuất nông nghiệp những năm vừa qua vẫn là định hướng cơ bản phát triển kinh tế chủ yếu của huyện. huyện đã triển khai nhiều chương trình, đề án phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn, tập trung chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, tích cực chỉ đạo đổi mới cơ cấu giống, xây dựng các vùng chuyên canh nhằm nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp bằng việc thâm canh tăng vụ và chuyển dịch từ trông cây năng suất thấp, giá trị kinh tế không cao sang các loại cây có năng suất và giá trịnh kinh tế, giá trị xuất khẩu cao. Mô hình kinh tế trang trại được chú trọng đầu tư phát triển.

b, Lâm nghiệp

Tổng diện tích đất lâm nghiệp toàn huyện là 27.610,3 ha, chiếm 39,48% tổng diện tích tự nhiên. Cây Hồi là sản phẩm từ rừng, hiện nay diện tích hồi là 1162,16 ha, trong đó diện tích cho sản phẩm là 331,24 ha sản lượng 491 tấn quả, chất lượng hồi của Bắc Sơn có chất lượng khá, tuy nhiên những năm gần đây giá Hồi liên tục giảm, giá trị hàng hoá không cao, một số hộ đã chặt bỏ cây Hồi để trồng cây khác, một số diện tích Hồi đã già không được chăm sóc dẫn đến thoái hoá và chết. Giá trị sản xuất thu được từ cây Hồi là 2.653 tỷ đồng.

C, Thuỷ sản:

Hoạt động nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn chủ yếu để phục vụ sinh hoạt cho dân nhân địa phương, quy mô nuôi trồng chủ yếu phát triển ở quy mô hộ gia đình. Trên địa bàn huyện chưa có cơ sở sản xuất giống thuỷ sản tập trung, trong những năm gần đây nguồn giống thuỷ sản chủ yếu được trung tâm thuỷ sản tỉnh cấp, phần còn lại nhân dân tự mua cá giống trôi nổi ngoài thị trường.

4.1.2.2. Thực trạng phát triển ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn

Trong những năm qua sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng trưởng khá, giá trị sản xuất ước đạt 104,400 tỷ đồng, tăng 13%, trong đó: công nghiệp khai thác ước đạt 11,333 tỷ đồng, công nghiệp chế biến ước đạt 93,067 tỷ đồng.

4.1.2.3. Thực trạng phát triển ngành thương mại - dịch vụ

Thực hiện tốt công tác bình ổn giá cả, thị trường, cung ứng đầy đủ, kịp thời các hàng hóa, dịch vụ thiết yếu cho sản xuất và tiêu dùng, tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ ước đạt trên 845 tỷ đồng, tăng 10,2% cùng kỳ. Dịch vụ bưu

chính, viễn thông tiếp tục được đầu tư, nâng cao chất lượng, mở rộng phạm vi phục vụ. Hoạt động vận tải hành khách, hàng hoá ổn định, thông suốt và an toàn. Triển khai Nghị quyết của cấp trên về phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, trong đó tập trung đa dạng hóa các nguồn lực đầu tư phát triển du lịch, phát triển các sản phẩm du lịch địa phương, tăng cường quảng bá du lịch,... Tham gia các hoạt động văn hóa - du lịch gắn với quảng bá các đặc sản, hình ảnh đẹp của huyện. Trong năm đã thu hút được đạt trên 91 nghìn lượt khách, tăng 230% so cùng kỳ. Xây dựng hoàn thành Đề án phát triển du lịch trên địa bàn huyện.

4.1.2.4. Xã hội

Bắc Sơn là huyện miền núi nên mật độ phân bố dân cư trên địa bàn không đồng đều, dân số trung bình là 67.037 người, mật độ dân số là 95,84 người/km2. Việc phân bố dân cư cụ thể ở từng đơn vị hành chính cấp xã

được thể hiện cụ thể qua bảng dưới đây. Bảng 4.1. Phân bố dân cư huyện Bắc Sơn năm 2017

STT Đơn vị hành chính Dân số trung bình (người) Mật độ dân số (người/km2)

1 Thị trấn Bắc Sơn 4.308 1.354,00 2 Xã Long Đống 3.995 121,00 3 Xã Vạn Thủy 1.542 38,10 4 Xã Quỳnh Sơn 1.850 126,80 5 Xã Đồng Ý 3.992 146,00 6 Xã Tân Tri 4.363 62,50 7 Xã Bắc Sơn 2.129 118,90 8 Xã Hữu Vĩnh 1.942 165,60 9 Xã Hưng Vũ 4.322 97,00 10 Xã Tân Lập 2.383 101,00 11 Xã Vũ Sơn 2.748 152,10 12 Xã Chiêu Vũ 2.231 134,00 13 Xã Tân Hương 2.252 74,00 14 Xã Chiến Thắng 3.218 92,00 15 Xã Vũ Lăng 5.089 122,30 16 Xã Trấn Yên 6.105 68,80 17 Xã Vũ Lễ 5.132 131,40 18 Xã Nhất Hòa 4.017 94,70 19 Xã Tân Thành 1.997 61,90 20 Xã Nhất Tiến 3.692 53,40 Toàn huyện 67.037 95,84

Trong những năm qua, công tác quản lý Nhà nước về văn hóa, thể thao được triển khai và thực hiện có hiệu quả, thực hiện tốt công tác tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các ngày lễ lớn của địa phương; chỉ đạo, hướng dẫn việc tổ chức thành công các Lễ hội truyền thống, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao thu hút đông đảo quần chúng nhân dân tham gia. Các nhà văn hóa thôn bản, sân chơi, bãi tập thể thao tiếp tục được đầu tư tăng cường. Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá tiếp tục được đẩy mạnh. Hoạt động phát thanh, truyền hình tiếp tục được mở rộng. Chất lượng giáo dục toàn diện có chuyển biến tích cực, công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân luôn được quan tâm thực hiện, hoạt động y tế dự phòng được đẩy mạnh, các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế thực hiện đạt hiệu quả.

4.1.2.5. Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn

Thực trạng phát triển đô thị: Hiện tại thị trấn Bắc Sơn là đô thị loại IV là trung tâm hành chính, kinh tế - xã hội của huyện: Diện tích đất đô thị năm 2017 là 318,2 ha, chiếm 0,45% so với diện tích đất tự nhiên của toàn huyện, diện tích đất ở có 31,0 ha; Trong nhiều năm qua thị trấn phát triển chậm cho thấy mức độ đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển các khu dân cư còn hạn chế, một số dự án chưa được triển khai.

Thực trạng phát triển khu dân cư nông thôn: Diện tích đất khu dân cư nông thôn năm 2017 là 3.137,1 ha (trong đó đất ở nông thôn 926,4 ha), cơ sở hạ tầng đang từng bước được xây dựng, cải tạo như: giao thông, điện, trường học, trạm y tế.

4.1.2.6. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội

a. Giao thông

Mạng lưới giao thông trên địa bàn huyện gồm có tuyến quốc lộ 1B chạy theo hướng Tây Nam - Đông Bắc, qua phần phía Tây Bắc huyện, nối thị trấn Đình Cả huyện Võ Nhai - Thái Nguyên với Bắc Sơn - Lạng Sơn, đây là tuyến đường giao thông chính của toàn huyện. Đường tỉnh lộ trên địa bàn huyện có 02 tuyến là đường ĐT.241 (Tam Canh - Ngả Hai) và đường ĐT.243 (Lân Cà - Trấn Yên - Mỏ Nhài). Trong những năm gần đây hệ thống đường xã đã được cải thiện đáng kể nhờ thực hiện chính sách nhà nước và nhân dân cùng làm. Các tuyến đường xã, đường nội thôn, bản trên địa bàn huyện có chiều dài 740,96 km phần

lớn đã được bê tông hóa, tạo thành một hệ thống đường giao thông liên xã, liên thôn khá hoàn chỉnh.

b. Thủy lợi

Trên địa bàn huyện cho đến nay đã xây dựng được 135 công trình không kể các loại công trình phai đập nhỏ do nhân dân tự làm, trong 135 công trình có: 13 công trình Hồ chứa với công suất thiết kế tưới cho 927 ha, tưới thực tế là 609 ha; 97 công trình đập, phai nhỏ; 21 công trình mương; 02 công trình bơm tự động; 02 công trình bơm điện; 147 km kênh, mương trong đó 57,09 km mương xây kiên cố và 90,16 km mương đất.

c. Giáo dục - đào tạo

Lĩnh vực giáo dục và đào tạo được quan tâm chỉ đạo, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu dạy và học. Kỷ cương, nề nếp giáo dục được duy trì. Trên địa bàn huyện có 02 trường THPT công lập, 01 trung tâm giáo dục thường xuyên và 01 trường dạy nghề; 20 trường THCS, 23 trường tiểu học, 26 trường mầm non.

d. Y tế

Trung tâm y tế huyện và trạm y tế xã , thị trấn được quan tâm đầu tư xây dựng, hiện nay toàn huyện có 23 cơ sở y tế trong đó có 1 bệnh viện, 03 phòng khám đa khoa khu vực và 19 trạm y tế. Với bệnh viện huyện đến nay cơ bản đã đáp ứng được công tác chuẩn đoán, điều trị, chăm sóc người bệnh, với hệ thống y tế tuyến xã trang thiết bị còn thiếu và lạc hậu chỉ có một số dụng cụ thông thường cho khám chữa bệnh.

e. Văn hoá

Trong nhiều năm qua, phong trào xây dựng đời sống văn hoá trong đồng bào các dân tộc của huyện đã có nhiều chuyển biến sâu sắc. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” được cấp uỷ, chính quyền và Mặt trận Tổ Quốc từ huyện đến cơ sở chỉ đạo mạnh mẽ, đã khích lệ nhân dân các dân tộc đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.

f. Thể dục - thể thao

Diện tích dành cho mục đích thể dục thể thao năm 2017 là 11,8 ha. Huyện có trung tâm văn hoá - thể dục thể thao, một số sân thể thao trung tâm các xã, tuy

nhiên diện tích còn hạn chế, hoạt động thể dục thể thao quần chúng phát triển mạnh, cơ sở vật chất phục vụ nhu cầu thể dục thể thao, vui chơi giải trí còn yếu kém, thiếu thốn, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa.

4.1.3. Tình hình quản lý đất đai của huyện Bắc Sơn

4.1.3.1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó

Việc nhà nước ban hành các văn bản pháp luật về đất đai ngày một cụ thể và sát với thực tế thì công tác quản lý Nhà nước về đất đai của huyện Bắc Sơn đặc biệt là việc ban hành các văn bản cũng ngày một hoàn thiện. Thực hiện một cách nghiêm túc và đạt hiệu quả tốt các luật và văn bản của Nhà nước ban hành cũng như do UBND tỉnh Lạng Sơn ban hành thời gian qua.

Bên cạnh đó, UBND huyện cũng tổ chức nhiều hội nghị tập huấn cho cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về địa chính - xây dựng. Ngoài ra, huyện còn tổ chức các hội thi, hội thảo, hỏi đáp (kèm theo tài liệu), tuyên truyền qua hệ thống phát thanh, truyền hình của huyện, xã, thị trấn, tổ chức tuyên truyền, lồng ghép, học tập các văn bản pháp luật đất đai thông qua các buổi sinh hoạt của cụm dân cư.

4.1.3.2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính

Bắc Sơn là huyện miền núi địa hình khá khó khăn nên việc xã định địa giới hành chính giữa các xã và giữa các huyện trong tỉnh gặp rất nhiều khó khăn, nhưng nhờ có sự cố gắng của tất cả các ban ngành có liên quan đặc biệt là Phòng Tài nguyên và Môi trường giai đoạn trước năm 2013 cũng đã xác định được một cách chính xác địa giới hành chính của từng xã. Đất đai được quản lý theo 20 đơn vị hành chính cấp xã, thị trấn trên cơ sở pháp lý địa giới, mốc giới được tổ chức thực hiện theo Chỉ thị 364/HĐBT ngày 06/11/1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ).

Nhìn chung các xã làm khá tốt nội dung này, mặc dù có những vấn đề nảy sinh trong quá trình xác định ranh giới nhưng đã được xử lý kịp thời thấu tình đạt lý đúng với pháp luật. Trong giai đoạn 2013-2017 cùng với công tác kiểm kê thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014 huyện đã chỉ đạo tất cả các xã rà soát lại địa giới hành chính theo hồ sơ địa giới 364 nên địa giới hành chính giữa các xã đã được thống nhất.

Huyện đã lập bản đồ hành chính cấp huyện và bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỷ lệ 1/25000 để phục vụ các yêu cầu quản lý đất đai trên địa bàn.

4.1.3.3. Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất

Giai đoạn trước năm 2013 công tác lập và quản lý bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất được thực hiện tốt và có hiệu quả thiết thực. Công tác lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất được thực hiện định kỳ 5 năm trên phạm vi toàn huyện theo quy định của pháp luật về đất đai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc thực hiện quyền của người sử dụng đất trên địa bàn huyện bắc sơn, tỉnh lạng sơn (Trang 51)