Khái niệm nhân vật văn học

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nhân vật nữ trong tiểu thuyết của Victor Hugo (Trang 25 - 27)

CHƢƠNG 1. TIỂU THUYẾT LÃNG MẠN CỦA V .HUGO

1.2. Nhân vật nữ trong tiểu thuyết của V.Hugo

1.2.1. Khái niệm nhân vật văn học

Nhân vật theo tiếng Latinh là “Persona” nghĩa là cái mặt lạ, về sau đƣợc dùng để chỉ con ngƣời trong tác phẩm văn học. Có rất nhiều cách diễn đạt khái niệm về nhân vật:

Theo “Đại từ điển Tiếng Việt” do Nguyễn Nhƣ Ý chủ biên, thì “nhân

vật có nghĩa là vai trong tác phẩm văn học” [47, 914].

Theo “Từ điển Tiếng Việt” của Viện ngôn ngữ học, nhân vật là “đối tượng (thường là con người) được miêu tả, thể hiện trong tác phẩm văn học, nghệ thuật.” [6, 916].

Henri Bénac trong cuốn “Dẫn giải ý tưởng cho văn chương” cho rằng khái niệm nhân vật đƣợc hiểu là một người được hư cấu tưởng tượng trong một tác phẩm văn học, một tác phẩm điện ảnh hay sân khấu. Nhân vật là tấm gương cho phép người ta hiểu rõ hơn những quy luật của tâm hồn con người. Đôi khi nhân vật giúp cho người đọc hiểu được những quy ước của một thời đại, thậm chí cả những thói hư, tật xấu của thời đại ấy.” [5, 115].

Theo “150 thuật ngữ văn học” thì: “Nhân vật là một đơn vị nghệ thuật

đầy tính ước lệ, không thể đồng nhất nó với con người thật trong cuộc sống. Nó có chức năng cơ bản là khái quát tính cách của con người và chức năng này cũng mang tính lịch sử. Nhân vật văn học còn có khả năng dẫn dắt độc giả vào các thế giới khác của đời sống, thể hiện quan niệm nghệ thuật và lí tưởng thẩm mĩ của nhà văn về con người.” [3, 249]

Theo “Từ điển thuật ngữ văn học”: “Nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật đầy tính ước lệ, không thể đồng nhất nó với con người có thật trong đời sống. Chức năng cơ bản của nhân vật văn học là khái quát tính cách của con người. Do tính cách là một hiện tượng xã hội, lịch sử nên chức năng khái quát tính cách của nhân vật văn học cũng mang tính lịch sử.”[48,

235].

Từ những định nghĩa trên, ta có thể hiểu nhân vật văn học là hình tƣợng nghệ thuật về con ngƣời, mang tính lịch sử và mang dấu ấn chủ quan của nhà văn. Nhân vật có thể có tên, không tên, hay có khi nhân vật là con vật, cây cỏ... song ít nhiều đều mang bóng dáng, tính cách của con ngƣời in trên đó.

Trong tác phẩm văn học, các loại hình nhân vật rất đa dạng và số lƣợng nhân vật là không giới hạn: có thể chỉ vài nhân vật nhƣng cũng có thể vài trăm nhân vật. Sự phân loại nhân vật cũng hết sức phức tạp dựa trên các tiêu chí khác nhau: tính cách, vai trò của nhân vật trong tác phẩm, cấu trúc hình tƣợng…ngƣời ta chia nhân vật thành nhiều loại khác nhau. Xét về vai trò nhân vật trong tác phẩm, có thể nói tới nhân vật chính, nhân vật phụ, nhân vật trung tâm. Xét về phƣơng diện hệ tƣ tƣởng, về quan hệ đối với lý tƣởng xã hội của nhà văn, có thể nói đến nhân vật chính diện và nhân vật phản diện. Trong đó, nhân vật chính diện thƣờng đƣợc tác giả đề cao và khẳng định, đó là nhân vật mang lý tƣởng, quan điểm tƣ tƣởng và đạo đức tốt đẹp của tác giả, của thời đại.

Nhƣ vậy, nhân vật chính là phƣơng tiện, là công cụ để nhà văn phản ánh hiện thực. Nhân vật là phƣơng tiện tạo nên thế giới nghệ thuật của tác phẩm. Nhân vật đƣợc miêu tả bao giờ cũng gắn với một môi trƣờng, hoàn cảnh sống, thời gian, không gian nhất định. Chính từ môi trƣờng ấy từng mảng hiện thực đời sống, số phận nhân vật đƣợc hiện ra.

Nhân vật là một “người giấy” đƣợc sinh ra từ trí tƣởng tƣợng và óc

sáng tạo của nhà văn, vừa mang những đặc điểm của một con ngƣời trong cuộc đời thực, lại cũng là công cụ để nhà văn bộc lộ, gửi gắm tƣ tƣởng thẩm mĩ của mình. Tƣ tƣởng của một tác phẩm không đơn giản nằm trong lời phát biểu của tác giả mà chuyển hóa vào hình tƣợng. Bởi thế, mỗi nhân vật vừa là con ngƣời có trong cuộc đời thực, đồng thời cũng là đứa con tinh thần của nhà văn.

Nhân vật còn là phƣơng tiện có tính thứ nhất trong hình thức của tác phẩm, quyết định phần lớn đến cốt truyện, sự lựa chọn các chi tiết nghệ thuật, ngôn ngữ, kết cấu.

Nghiên cứu nhân vật chính là chìa khóa giúp chúng ta hiểu đƣợc giá trị của tác phẩm văn học, tƣ tƣởng của nhà văn cũng nhƣ đặc điểm của thời đại mà nhà văn đã sống.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nhân vật nữ trong tiểu thuyết của Victor Hugo (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)