CHƢƠNG 1. TIỂU THUYẾT LÃNG MẠN CỦA V .HUGO
3.4. Ngôn từ và giọng điệu đặc trƣng của nghệ thuật lãng mạn
3.4.1. Ngôn ngữ giàu tính biểu cảm
M.Gorky nhận định: “Yếu tố đầu tiên của văn học là ngôn ngữ”. Ngôn ngữ là phƣơng tiện quan trọng để biểu đạt hình tƣợng nghệ thuật. Ngôn ngữ trong văn học lãng mạn cũng nhƣ trong tiểu thuyết của V.Hugo luôn thiết tha,
dạt dào cảm xúc. Đó là thứ ngôn ngữ đƣợc trau chuốt, mƣợt mà dùng để miêu tả những suy nghĩ, những rung động nội tâm của nhân vật một cách sâu sắc. Các nhân vật phụ nữ của V.Hugo cũng vậy, họ đƣợc miêu tả bằng ngôn ngữ giàu hình ảnh và xúc cảm.
Nhƣ ở các phần trƣớc chúng ta đã nói, V.Hugo dùng những ngôn ngữ đẹp đẽ nhất, mềm mại, mƣợt mà nhất để miêu tả vẻ đẹp của cô gái Phăngtin. Những từ ngữ ấy cho ngƣời đọc nàng có vẻ đẹp nhƣ thiên thần. Đến khi nàng có con, tác giả lại dùng những ngôn từ đầy cảm xúc để nói lên tình mẫu tử thiêng liêng nàng dành cho con. Nàng bán tóc, bán răng, soi gƣơng thấy mình xấu xí đến phát sợ nhƣng rồi Phăngtin lại thấy vui vì có tiền gửi cho con. Ngay cả đến khi sắp từ giã cõi đời, Phăngtin vẫn luôn miệng gọi tên con trong niềm xúc cảm thiết tha, nghẹn ngào.
Trong Những người khốn khổ, Êpônin cũng là nhân vật đƣợc nhà văn
ƣu ái dành nhiều trang viết để miêu tả hành động, dáng vẻ bên ngoài bộc lộc chiều sâu bên trong. Hugo đã dành cho nhân vật những từ ngữ giàu giá trị biểu cảm để miêu tả dáng hình nhân vật biến chất theo hoàn cảnh từ điểm nhìn của Mariuytx “xanh xao, gầy gò, hốc hác... hai vai gầy, giơ cả xương ra
ngoài áo. Nước da nhợt nhạt, xương vai xám xịt, bàn tay thì đỏ bầm, miệng mất mấy cái răng, con mắt đục, táo tợn nhìn ngược. Cô có dáng một thiếu nữ cằn cỗi và cái nhìn của một mụ già dày dạc, năm mươi tuổi pha với mười lăm”, nhƣng một lần khác “cô nghèo đi mà lại đẹp thêm... Mấy cọng rơm lẫn trên mái tóc của cô bé. Không phải như Ôphêlia điên dại vì lây cái điên dại của Hămlet mà chỉ vì cô đã chui vào ngủ trong một đống rơm chuồng ngựa nào đó. Với tất cả hình dung như thế, cô bé vẫn đẹp. Ôi! tuổi xuân sao mà thần tiên thế!”. Có thể nói nhà văn đã ƣu ái đặt cho Êpônin một vị trí trung
tâm trong tác phẩm. Đây cũng là nhân vật mang nhiều nét hiện thực nhất và cũng là nhân vật đa dạng nhất nhƣ trên đã phân tích.
Nhà văn cũng dành cho Exmêranđa ở Nhà thờ Đức Bà những từ ngữ
đẹp nhất giúp nhân vật xuất hiện nhƣ một thiên thần trong thế giới rách nát, cô là tƣợng trƣng của tâm hồn thanh khiết, lƣơng tâm trong sáng, của hy vọng và tƣơng lai, là “tia nắng, giọt sương và tiếng chim ca”. Cô là một ngƣời con gái xinh đẹp, còn son trẻ, ăn nói lại có sức quyến rũ. Cô đƣợc mọi ngƣời yêu quý, thầm yêu trộm nhớ. Bất cứ ai đã từng “tƣơng ngộ” cô đều có những ấn tƣợng khó phai về vẻ đẹp của cô “Đôi cánh tay tròn lẳn và thanh cao giơ cao
quá đầu, với dáng người mảnh dẻ, lả lướt và nhanh nhẹn như ong vò vẽ trong chiếc áo nịt kim tuyến phẳng phiu, áo dài sặc sỡ như phồng bay, với đôi vai trần, cặp chân thon thỉnh thoảng lại lộ ra” Cô mang trong mình vẻ đẹp trong
trẻo, nguyên sơ, một vẻ đẹp đầy chất thiên nhiên, hoang dã nhƣng đầy quyến rũ. Cô là bông hoa tỏa hƣơng giữa một xã hội đầy mùi hắc ám.
Tóm lại, có thể thấy ngôn từ mà V.Hugo sử dụng để nói về các nhân vật của mình rất giàu tính biểu cảm và đây cũng là đặc trƣng vốn có của nghệ thuật lãng mạn. Ngôn ngữ mƣợt mà, gợi cảm để miêu tả những vẻ đẹp tâm hồn cao cả, luôn khao khát vƣơn tới những giá trị vĩnh hằng, trƣờng tồn.