Cường độ cảm xúc mãnh liệt

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nhân vật nữ trong tiểu thuyết của Victor Hugo (Trang 83 - 85)

CHƢƠNG 1. TIỂU THUYẾT LÃNG MẠN CỦA V .HUGO

3.3. Nghệ thuật phân tích tâm lý nhân vật

3.3.2. Cường độ cảm xúc mãnh liệt

Các nhân vật phụ nữ đƣợc V.Hugo khắc họa trong tình yêu thƣơng con ngƣời bằng tất cả trái tim nhân hậu của mình, do đó họ có những cảm xúc mãnh liệt, những rung động mạnh mẽ xuất phát từ tâm hồn cao cả. Những nhân vật của ông đều đƣợc đặt trong những tình huống căng thẳng nhất để từ đó bộc lộ cảm xúc mãnh liệt của mình.

Các nhân vật nữ luôn đƣợc V.Hugo khắc họa ở tình yêu thƣơng con ngƣời bằng tất cả trái tim nhân hậu của mình, do đó họ có những cảm xúc mãnh liệt, những rung động mạnh mẽ xuất phát từ tâm hồn cao cả. Cảm xúc chính là những rung động trong tâm hồn mỗi con ngƣời khi đối diện với những sự việc hay con ngƣời trong cuộc sống. Nhân vật trong văn học lãng mạn nói chung, nhân vật nữ trong tác phẩm Hugo nói riêng, luôn có những rung động mạnh mẽ với cƣờng độ tối đa khi đứng trƣớc những sự việc đúng

đắn hay bất công ngang trái, trƣớc những ngƣời xấu hoặc tốt. Nghĩa là cảm xúc của họ thể hiện vô cùng mạnh mẽ, yêu thƣơng cái tốt đến hết lòng, căm ghét cái xấu đến tột đỉnh, vui đến tận cùng mà đau khổ cũng đến đỉnh điểm.

Phăngtin trong Những người khốn khổ phải đối diện trƣớc tên mật thám Giave có cặp mắt ác thú nhƣ hổ vồ mồi khi đang nằm trên giƣờng bệnh cận kề cái chết. “Ban đầu chị sợ hãi kêu cứu; sau Phăngtin chống hai bàn tay và

hai cánh tay cứng đơ vùng nhổm dậy, chị nhìn Giăng Vangiăng, chị nhìn Giave, chị nhìn bà xơ, chị há miệng như muốn nói, từ trong họng thốt ra tiếng rên, răng đánh vào nhau cầm cập, chị hoảng hốt giơ tay lên, hai bàn tay cố sức mở ra tìm chỗ bám như người rơi xuống nước đang chới với, rồi chị bỗng ngã vật xuống gối. Đầu chị đập vào thành giường rồi ngoẹo xuống ngực, miệng há hốc, hai mắt mở to và lờ đờ. Phăngtin đã tắt thở.” Cảm xúc của

Phăngtin đã đƣợc nhà văn miêu tả một cách sâu sắc và mãnh liệt nhất khi bị đẩy vào sự bi thảm tuyệt vọng

Êpônin đã vƣợt qua bom đạn hàng rào chiến lũy, qua nỗi sợ hãi của bản thân ở giây phút sinh tử trên chiến trƣờng sợ hiểm nguy bƣớc lên chiến lũy để rồi hy sinh lấy tay và thân mình che họng súng, chắn đạn cho ngƣời mình yêu là Mariuytx.

Hay đó là cảm xúc mãnh liệt của Pakettơ trong Nhà thờ Đức Bà Paris khi gặp lại con gái Exmêranđa sau mƣời lăm năm xa cách với bao nhớ nhung, thiết tha, cháy bỏng. Ngƣời đàn bà trong dòng tu kín ấy đã dùng hết sức bình sinh lay mạnh chấn song gian buồng. Khi thấy còn chƣa đủ mạnh, bà “lại góc

phòng bê tảng đá lớn vẫn dùng là gối, rồi lao vào chấn song rất mạnh khiến một thanh sắt tóe lửa gãy đôi” [20, 607]. Hành động ấy thể hiện một tấm lòng

yêu thƣơng con tha thiết, nỗi khát khao đƣợc gặp con, đƣợc ôm con vào lòng của ngƣời mẹ. Khi đƣợc gặp con rồi, Pakettơ vừa bế, vừa say sƣa ngắm nhìn con, vừa ca hát, vừa hét lên sung sƣớng tột đỉnh. Hugo nhƣ trao ngòi bút cho

nhân vật, để nhân vật tự thể hiện lòng mình một cách mãnh liệt và khách quan nhất.

Nhƣ vậy, các nhân vật lý tƣởng của V.Hugo đều đƣợc miêu tả với một cƣờng độ cảm xúc mãnh liệt, yêu ghét rõ ràng. Hạnh phúc đến đỉnh điểm nhƣng đau đớn quặn thắt cũng đến tận cùng. Đó cũng chính là đặc trƣng của thế giới tâm hồn của các nhân vật phụ nữ trong văn học lãng mạn.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nhân vật nữ trong tiểu thuyết của Victor Hugo (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)