CHƢƠNG 1. TIỂU THUYẾT LÃNG MẠN CỦA V .HUGO
1.2. Nhân vật nữ trong tiểu thuyết của V.Hugo
1.2.2. Nhân vật phụ nữ trong văn chương lãng mạn
Con ngƣời là trung tâm của tác phẩm văn học. Trong lịch sử văn học nhân loại, phụ nữ là một trong những đối tƣợng đƣợc giới nghệ sĩ dành sự quan tâm đặc biệt. Trƣớc V.Hugo, ngoài những sáng tác dân gian, trong văn học viết hình tƣợng ngƣời phụ nữ đã đƣợc thể hiện qua nhiều sáng tác. Trong đó có những nhân vật nổi tiếng từ xa xƣa nhƣ Mêđê, Ăngtigôn trong bi kịch cổ đại, Ximen, Ăngđrômác trong bi kịch cổ điển…, có những tác phẩm nổi tiếng nhƣ“Truyện Kiều” của Nguyễn Du hay những bài thơ trữ tình của Hồ Xuân Hƣơng, những bi kịch bất hủ: “Rômêô và Juyliet”, “Ôtenlô” của Sêcxpia… Ở những sáng tác này, các tác giả đều thể hiện thái độ bênh vực, bảo vệ và đấu tranh cho quyền lợi của ngƣời phụ nữ.
Trong văn học lãng mạn, nhân vật nữ xuất hiện đa dạng, phong phú. Họ là một thế giới đầy bí ẩn và cần đƣợc khám phá với rất nhiều những khát
khao về tình yêu, hạnh phúc. Biết bao cảnh đời khác nhau, có hạnh phúc ngọt ngào, có đắng cay trong đời riêng - chung, có tốt, có xấu và có cả cao cả lẫn thấp hèn trong phẩm chất nhân cách con ngƣời. Đó là Catherine Earnshaw trong Đồi gió hú - ngƣời phụ nữ trong lòng bị chênh vênh giữa hai bên yêu và chọn lựa mang đầy bi kịch đời tƣ. Cô không dám dứt khoát trong tình yêu, vẫn vì danh dự cá nhân, để rồi dẫn đến bi kịch trong cuộc đời đến lúc sang thế giới bên kia vẫn không thể nhắm mắt yên nghỉ.
Có thể nói, văn học lãng mạn đã vẽ nên những gƣơng mặt nữ ngày càng trắc ẩn và khoan dung, ngày càng tinh tế, đa chiều và còn ẩn sâu đằng sau những câu chữ trau chuốt là những tâm sự day dứt khôn nguôi về số phận con ngƣời, về cuộc đời và nhân tình thế thái. Cảm giác mất mát hạnh phúc và nỗi khát khao hạnh phúc, vƣơn lên nghịch cảnh, những nỗi niềm đau đớn tủi hờn trong đời tƣ... là các tâm trạng và cảm xúc thƣờng gặp ở các nhân vật nữ trong văn học lãng mạn. Số phận của ngƣời phụ nữ có thể nào vƣợt ra khỏi ranh giới của hoàn cảnh xã hội và những cố gắng tuyệt vọng của họ đã phải trả giá bằng biết bao đắng cay, tủi hờn.
Trong văn học lãng mạn Việt Nam ngƣời phụ nữ cũng mang một số phận, “gƣơng mặt” nhƣ vậy. Ngƣời phụ nữ trong tiểu thuyết của Tự lực văn đoàn hiện lên điển hình là những ngƣời phụ nữ thành thị nhƣ hình mẫu của “phụ nữ tân thời”, “phụ nữ tân tiến”. Họ chính là lớp ngƣời tiêu biểu cho đấu tranh xung đột mới, cũ của thời đại, cho khát vọng chống lễ giáo phong kiến. Đó là Mai trong Nửa chừng xuân và một số nhân vật khác trong tác phẩm cùng đề tài. Tƣơng tự là nhân vật Nhung trong Lạnh lùng của Nhất Linh. Tuyết trong Đời mưa gió lại là một ngoại lệ khi cô nổi bật nhƣ một nhân vật phụ nữ nổi loạn cực đoan. Nói chung, phần lớn nhân vật thuộc tuyến này đƣợc miêu tả là những con ngƣời đáng thƣơng cảm và đáng trân trọng, có nhiều đức tính phụ nữ tốt đẹp, có thế giới tinh thần phong phú, nhất là có ý
thức đấu tranh mạnh mẽ để cải tạo số phận. Các nhân vật của Tự lực văn đoàn đã luôn xung đột với những gì cản trở quyền vƣơn tới cuộc đời mới. Ở đó, họ tranh đấu để sống một cuộc sống theo ý muốn cá nhân mình, đồng thời khẳng định giá trị của quyền cá nhân, quyền con ngƣời. Hơn nữa, ý thức về quyền bảo vệ nhân phẩm và danh dự của mình là một ý thức thƣờng trực trong nhân vật nữ các tác phẩm của Tự lực văn đoàn. Họ luôn đƣợc đặt trong sự thử thách của hoàn cảnh nhƣng họ đã không cam chịu để hoàn cảnh bóp chết. Họ là những con ngƣời khỏe khoắn, đã luôn đấu tranh để giành thế chủ động dù thắng lợi có khi chỉ nửa chừng. Tƣ thế lạc quan đậm màu ảo tƣởng ấy đem lại cho con ngƣời Tự lực văn đoàn một tính chất lãng mạn. Từ đó, có thể khẳng định rằng: “Tiểu thuyết Tự lực văn đoàn là bản tuyên ngôn nhân quyền bằng nghệ thuật”.
Tựu trung, có thể nói rằng, trong văn chƣơng lãng mạn, hình tƣợng nhân vật nữ đƣợc nhà văn xây dựng bằng trái tim yêu thƣơng thổn thức, bằng cái nhìn lý tƣởng qua lăng kính chủ quan của nhà văn, nên nhân vật vừa mang lý tƣởng, quan điểm tƣ tƣởng và đạo đức tốt đẹp của tác giả, vừa mang dấu ấn của thời đại. Điều ấy đã giúp cho nhân vật nữ trong bất cứ tác phẩm văn học lãng mạn nào cũng vừa mang những nét riêng, độc đáo vừa gần gũi nhau khi thể hiện khát vọng chung của con ngƣời thời đại.