Hình tượng người phụ nữ trong quan niệm nghệ thuật của V.Hugo

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nhân vật nữ trong tiểu thuyết của Victor Hugo (Trang 29 - 34)

CHƢƠNG 1. TIỂU THUYẾT LÃNG MẠN CỦA V .HUGO

1.2. Nhân vật nữ trong tiểu thuyết của V.Hugo

1.2.3. Hình tượng người phụ nữ trong quan niệm nghệ thuật của V.Hugo

và trong hệ thống nhân vật của tiểu thuyết V.Hugo

Hình tƣợng ngƣời phụ nữ luôn là đối tƣợng khám phá muôn đời của nghệ thuật. Trong sáng tác của V.Hugo, nhân vật nữ đã đƣợc nhà văn khám phá và thể hiện đa dạng, nhiều chiều. Tuy nhiên, họ đều đƣợc nhà văn nhìn bằng lăng kính của tình yêu thƣơng và trái tim nhân đạo cao cả. Có thể nói, tình yêu thƣơng con ngƣời khốn khổ bị đoạ đày nhƣ đƣợc gieo mầm khắp các

tác phẩm để kết thành những rung động âm vang qua các hình tƣợng lớn trong tiểu thuyết của Hugo.Là một ngƣời nghệ sĩ cả đời đi kiếm tìm cái đẹp ở con ngƣời, tin vào bản chất tốt đẹp của ngƣời lao động nên trong hầu hết các sáng tác của ông, vẻ đẹp của con ngƣời lao động, con ngƣời chân chính luôn đƣợc khẳng định và đề cao, kết tinh ở hình tƣợng ngƣời phụ nữ. Ông đã dành cho họ những trang viết cảm động với một tình cảm chân thành, sâu nặng. Số phận của họ đa số là đói nghèo, khốn khổ và cằn cỗi nhƣng mỗi ngƣời đều có một vẻ đẹp riêng toát nên từ phẩm chất tốt đẹp. Có những ngƣời đã từng sai lầm nhƣng tội lỗi không phải ở họ, “con người có tối tăm mới gây nên tội lỗi.

Cho nên kẻ có tội không phải là người đã lầm lỗi mà chính là kẻ đã gây nên tối tăm”, là xã hội tƣ sản đã cƣớp đi quyền sống, quyền tự do và quyền đƣợc

giáo dục của ngƣời lao động.

V.Hugo cũng ƣu ái và dành cho ngƣời phụ nữ một vị trí trung tâm trong những tác phẩm. Ông đặc biệt quan tâm đến những ngƣời phụ nữ nghèo, những ngƣời bị áp bức đày đọa. Thêm vào đó Hugo là nhà văn của tình yêu lớn, trái tim ông không chỉ đóng khung trong những tình yêu nhỏ hẹp mà nó lan tràn với tình yêu rộng lớn với nhân dân và nhân loại. Vì thế cũng dễ hiểu một điều tƣởng nhƣ mâu thuẫn khi Hugo hết sức bênh vực ngƣời phụ nữ ngay cả khi họ phạm tội hay sa đọa. Ông vừa đồng cảm với thân phận của họ, vừa lên án tố cáo chế độ xã hội và luật lệ xã hội hà khắc đã bức con ngƣời vào đƣờng cùng. Mỗi ngƣời phụ nữ đều mang vẻ đẹp của riêng mình, nhƣng số phận lại không dành cho họ hạnh phúc. Họ bị chà đạp, đày đọa và thậm chí có nhân vật đi đến kết thúc là cái chết. Nguyên nhân dẫn đến sự bất hạnh đó đã đƣợc tác giả đã chỉ rõ trong lời đề từ tác phẩm Những người khốn khổ:

“Khi pháp luật và phong hoá còn đầy đọa con người, còn dựng lên những địa

ngục ở giữa xã hội văn minh và đem một thứ định mệnh nhân tạo chồng thêm lên thiên mệnh; khi ba vấn đề lớn của thời đại là sự sa đọa của đàn ông vì

bán sức lao động, sự trụy lạc của đàn bà vì đói khát, sự cằn cỗi của trẻ thơ vì tối tăm, chưa được giải quyết, khi ở một số nơi đời sống còn ngạt thở. Nói khác đi và trên quan điểm rộng hơn, khi trên mặt đất, dốt nát và đói khổ còn tồn tại thì những quyển sách như loại này còn có thể có ích”. Nhƣ thế, số

phận của các nhân vật bất hạnh không phải là do thiên định nhƣ ngƣời ta vẫn nghĩ mà vì nó phải gắn chặt với xã hội tƣ sản với thứ pháp luật phản động đã đem “định mệnh nhân tạo chồng thêm lên thiên mệnh”: Đàn ông sa đọa vì phải bán sức lao động, làm việc đến kiệt sức để phục vụ nền văn minh tƣ bản; đàn bà trở nên trụy lạc vì đói khát, phải bán mình để kiếm từng đồng; trẻ em thì cằn cỗi, tối tăm vì không đƣợc giáo dục đến nơi đến chốn. Không những vậy, xã hội còn đè nặng lên ngƣời lao động vô số những định kiến và phong hóa khắc nghiệt làm cho cuộc sống của họ càng thêm khốn khổ và bị trói buộc.

Là hiện thân của chủ nghĩa lãng mạn tích cực, khác với những tiền bối của mình là Satôbriăng hay Vinhy, các sáng tác của Victor Hugo không chỉ mang đậm chất lãng mạn mà còn phản ánh hiện thực một cách sâu sắc. Ông không đem lý tƣởng của mình đối lập với thực tại tƣ sản. Không trốn tránh nó bằng việc đi tìm nguồn an ủi ở tình yêu, ở thiên nhiên nhƣ Muytxê hay bảo thủ quay về tiếc nuối quá khứ vàng son nhƣ Satôbriăng và Lamactin. Ông cũng không dùng những lời văn hào hoa tẻ nhạt an ủi con ngƣời trong giấc ngủ triền miên của cuộc sống tầm thƣờng, ích kỷ. Ngƣợc lại, là một nhà văn lãng mạn tiến bộ, V.Hugo luôn tỉnh táo, sáng suốt đứng vững trên thực tại và thấu hiểu những cảnh đời éo le bất hạnh. Từ “ một kẻ quyền thế danh vọng và vinh quang ”, V.Hugo thực sự trở thành “đấu thủ nhiệt thành của những kẻ nghèo và những ngƣời bị áp bức”. Việc xây dựng hình tƣợng ngƣời phụ nữ và đƣa họ vào tác phẩm không chỉ thể hiện chất lãng mạn vốn có trong ngòi bút của Hugo, mà còn là cảm quan hiện thực tài ba của nhà văn. Đặt nhân vật vào

hiện thực cuộc sống nhà văn không chỉ yêu thƣơng, ngợi ca con ngƣời mà còn phản ánh xã hội một cách chân thực. Là phụ nữ, họ không đƣợc Hugo xây dựng nhƣ những ngƣời anh hùng, song gƣơng mặt của họ ám ảnh độc giả và nhân loại sâu xa hơn. Những cuộc chính biến dƣờng nhƣ vẫn đi qua bên lề của đời họ.

Trong những trang tiểu thuyết của Hugo hình tƣợng ngƣời phụ nữ thƣờng đƣợc xây dựng theo một số mô típ chính: Môtip ngƣời gái điếm - tình mẫu tử (Phăngtin – Côdét trong Những người khốn khổ, Pakettơ trong Nhà thờ đức bà Paris), môtip ngƣời phụ nữ trong tình yêu đơn phƣơng (Êpônin

tình yêu đơn phƣơng cao cả với Mariuytx, yêu mà không cần đền đáp, sống trọn nghĩa tình với ngƣời mình yêu) và môtip ngƣời phụ nữ bị tha hóa. Nhà văn cũng hƣớng về chủ đề Tình yêu – chủ để ấy nổi bật trong tiểu thuyết lãng mạn của Hugo và đƣợc tô đậm. Có tình yêu tuyệt vọng của Phăngtin, Êpônin, tình phụ tử và mẫu tử với Côdét; tình yêu trong sáng và thánh thiện của đôi Mariuytx - Côdét….

Cái chết đã làm tăng thêm vẻ đẹp của hình tƣợng các nhân vật nữ nhƣng cũng cho thấy sự bi đát trong số phận của họ. Cả cuộc đời hi sinh cho mục đích mình hƣờng tới, phấn đấu hết mình để kiếm tìm hạnh phúc nhƣng có nhân vật lại không thể vƣợt qua đƣợc hoàn cảnh và số phận, cái chết của họ mang tính tố cáo xã hội sâu sắc hoặc thể hiện bi kịch trong cuộc đời họ.

Nhân vật phụ nữ trong sáng tác của Hugo sống động, phong phú và đa dạng. Mỗi một nhân vật xuất hiện là sự đan cài của nhiều môtip chứ không chỉ dừng lại ở một môtip cụ thể. Cả một thế giới nhân vật nữ sống động, đông đúc mà bao quanh họ là một bầu khí quyển của sự khốn khổ cựa quậy trên trang sách của Hugo. Để rồi các nhân vật nữ của ông cứ nhƣ những ngƣời phụ nữ từ ngoài đời thực bƣớc vào tác phẩm mà không bị ngăn cản bởi hàng rào

chữ nghĩa. Có lẽ chính vì điều đó làm cho mỗi nhân vật của Hugo đều có một sức sống mãnh liệt trong lòng ngƣời đọc.

Tiểu kết:

Nhƣ vậy, hoàn cảnh xã hội đã ảnh hƣởng rất lớn đến sáng tác của V.Hugo nói chung, hình tƣợng ngƣời phụ nữ nói riêng. Hugo cùng mang tâm trạng bất bình với xã hội tƣ sản và muốn thay đổi trật tự xã hội ấy. Nhƣng khác với các nhà văn lãng mạn tiêu cực, ông không phủ nhận hiện thực bằng cách quay lƣng lại. Ngƣợc lại, V.Hugo sáng suốt nhìn thấy nỗi khổ của con ngƣời trong xã hội và tìm ra nguyên nhân của nó. Đó là xã hội tƣ sản bất công, vô nhân đạo không tạo điều kiện để con ngƣời có đủ miếng cơm, manh áo. Vì vậy,ông mong ƣớc chấm dứt sự khốn cùng trong xã hội và khát vọng vƣơn tới một xã hội bình đẳng, bác ái. Nhƣng chấm dứt bằng cách nào? Xuất phát từ ảnh hƣởng của tƣ tƣởng xã hội chủ nghĩa không tƣởng, V.Hugo cho rằng tình thƣơng có thể “ dành giật con ngƣời ra khỏi điều ác ”. Nó là công lý cao cả có thể tiêu diệt đƣợc tội lỗi con ngƣời và xây dựng một xã hội tốt đẹp. Bởi vậy, V.Hugo đƣa ra “ dự án ” cải tạo xã hội và con ngƣời bằng “giải pháp tình thƣơng và công lý tha thứ ”.

CHƢƠNG 2. THÂN PHẬN VÀ PHẨM CHẤT CỦA CÁC NHÂN VẬT NỮ TRONG TIỂU THUYẾT V.HUGO

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nhân vật nữ trong tiểu thuyết của Victor Hugo (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)