Lòng yêu thương vô tận, khả năng hy sinh, dâng hiến cho con

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nhân vật nữ trong tiểu thuyết của Victor Hugo (Trang 54 - 58)

CHƢƠNG 1. TIỂU THUYẾT LÃNG MẠN CỦA V .HUGO

2.1. Sự tƣơng phản giữa thân phận và nhân phẩm

2.1.2.3. Lòng yêu thương vô tận, khả năng hy sinh, dâng hiến cho con

người và cuộc đời

Cả cuộc đời cầm bút V.Hugo luôn đứng về phía những cá nhân thuộc về tầng lớp vô danh, đông đảo trong xã hội, những phận mỏng cánh chuồn, những con ngƣời khốn khổ. Ông đã phát hiện ra nhiều vẻ đẹp trong chiều sâu tâm hồn họ. Phẩm chất quan trọng nhất và đẹp đẽ, cao cả nhất của ngƣời phụ

nữ theo quan niệm của Hugô là khả năng yêu thương vô tận, khả năng hy sinh, dâng hiến cho con người và cuộc đời.

Mồ côi cha mẹ, thiếu sự quan tâm chăm sóc và nuôi dạy là đặc điểm chung trong các nhân vật của Victor Hugo. Tuy vậy, Phăngtin trong Những người khốn khổ có vẻ đẹp cả ngoại hình lẫn tâm hồn, đẹp nhƣ “một bông hoa mọc lên từ trong quần chúng”. Không đƣợc ai nuôi dạy, nhƣng Phăngtin lại

biết sống rất đúng mực, không lả lơi ong bƣớm. Trong bốn cô gái chơi với nhau, chỉ mình Phăngtin là “gái ngoan” còn ba cô kia là “gái khôn”. Một vẻ đẹp đáng quý nữa sâu thẳm trong tâm hồn của Phăngtin là chị biết yêu hết mình và yêu chung thủy, nhƣng đó cũng là bất hạnh lớn nhất trong cuộc đời chị. Sau khi có Côdét, Phăngtin hy sinh tất cả vì con. Tuy số phận cay đắng và bị đày đọa, nhƣng Phăngtin lại có một tinh thần chịu đựng, hi sinh và ban phát vô cùng cao cả giống nhƣ Đức Mẹ. Bao nhiêu tình yêu trong cuộc đời, Phăngtin dồn cả vào Côdét. Số phận đày đọa Phăngtin nhƣng không thể dập tắt đƣợc cái đẹp trong tâm hồn của ngƣời mẹ đầy đức hi sinh lớn lao đó mà chỉ làm cho nó sáng rực rỡ thêm. Giữa cảnh bùn nhơ mà Phăngtin bị đẩy vào, nàng sáng ngời lên nhƣ một biểu tượng của tình mẫu tử thiêng liêng, biểu tượng về tấm lòng của người mẹ.

Êpônin yêu Mariuytx nhƣng lại bảo vệ cho Côdét, chấp nhận nhƣờng ngƣời mình yêu cho cô gái khác để ngƣời ấy đƣợc hạnh phúc. Để Mariuytx vui, cô cố gắng tìm ra địa chỉ của Côdét cho chàng; ghét Côdét nhƣng vẫn liều chết bảo vệ căn nhà nàng khi nhóm Patron - Minette định tấn công; muốn tách Mariuytx và Côdét, muốn cùng Mariuytx chết trên chiến luỹ nhƣng lại lấy thân mình đỡ đạn cho chàng và trƣớc khi chết còn kịp đƣa cho Mariuytx bức thƣ của Côdét - điều mà chính cô cũng chẳng hề mong muốn bức thƣ đó đến tay ngƣời nhận. Sự giằng xé làm cho nỗi đau khổ của Êpônin càng lớn hơn, nhƣng cô đã biết chấp nhận nỗi đau, vƣợt qua lòng ích kỉ để hi sinh tất

cả cho ngƣời khác. Vì đức hi sinh của Êpônin ở khía cạnh này, có thể liên tƣởng giữa Êpônin và Cadimôđô (Nhà thờ Đức Bà Pari), những nhân vật không đƣợc tình yêu đáp lại nhƣng họ vẫn sẵn sàng hy sinh cho ngƣời mình yêu và chính vì thế mà trở nên cao đẹp hơn bao giờ hết. Xét điểm này, có thể nói Êpônin là biểu tượng của sự hy sinh cho tình yêu, dù ở đây chỉ là tình yêu đơn phƣơng. Khi Êpônin tắt thở, cô đã đƣợc giải thoát, đƣợc “gột rửa” trong cuộc cách mạng vĩ đại giống nhƣ Gavroche, em trai cô. Đó là cái nhìn hết sức nhân đạo của Hugo đối với những tuổi thơ bất hạnh. Quãng đời ngắn ngủi và bất hạnh của Êpônin khép lại nhƣng ngƣời con gái này sẽ để lại dấu ấn mạnh mẽ trong ngƣời đọc.

Trong nền văn học hiện đại Việt Nam, đặc biệt trong văn học lãng mạn, đề tài và hình tƣợng ngƣời phụ nữ cũng chiếm một vị trí quan trọng. Qua tuyến hình tƣợng này ngƣời đọc các thế hệ sau thấy đƣợc giá trị của con ngƣời Việt Nam qua các thời đại, thấy cả “số phận” của những kiếp “đàn bà”, của những con ngƣời thuộc về nhân loại.

Trong sáng tác của Tự lực văn đoàn, hình tƣợng ngƣời phụ nữ mới đã

đƣợc các nhà văn tập trung bút lực thể hiện. Những ngƣời phụ nữ mới đã dám sống vì hạnh phúc của mình, đã kiên cƣờng, nhẫn nại chống lại quan niệm cổ hủ của xã hội phong kiến để đƣợc là chính mình. Ý thức mình là một cá nhân có giá trị tự thân thôi thúc ngƣời phụ nữ đòi đƣợc sống cho mình, đòi quyền tự do hành động, tự quyết định cuộc sống số phận của mình. Họ nhận ra sự ngột ngạt trong nếp sống đại gia đình phong kiến, nhận ra sự bất công sự chà đạp nhân phẩm và tƣớc đoạt cuộc sống con ngƣời. Các nàng dâu so sánh mình với mẹ chồng, những ngƣời đàn bà so sánh mình với nam giới và nhận ra sự bất bình đẳng trong quan hệ ngƣời – ngƣời. Họ nhìn ra cuộc sống xã hội bên ngoài và thấy sự chật trội tù túng. Họ hƣớng đến tình yêu tự do bởi thấy rõ sự gò bó, sự ép buộc vô nhân đạo của giáo lý phong kiến. Ý thức về quyền

cá nhân khiến cho ngƣời phụ nữ không dừng lại trong nhận thức, trong những tuyên ngôn. Họ đã hành động và hành động một cách quyết liệt để có thể sống với những khát vọng của mình. Đó là những ngƣời phụ nữ dám sống cho khát vọng bình đẳng. Ngƣời phụ nữ trong các tiểu thuyết của Nhất Linh,

Khái Hƣng là những con ngƣời dám đấu tranh để có đƣợc các quyền sống. Có thể thấy điều đó ở Hiền (Trống Mái), Nhung (Gánh hàng hoa), Tuyết (Đời

mưa gió), Loan (Đoạn tuyệt). Đó cũng là những ngƣời phụ nữ dám sống cho khát vọng hạnh phúc. Nhân vật nữ trong tiểu thuyết lãng mạn của Nhất Linh,

Khái Hƣng vẫn tiếp tục mang trong mình những khát vọng hạnh phúc của ngƣời phụ nữ trong xã hội phong kiến nhƣng với một ý thức mới, một thái độ mới. Tƣ tƣởng và ý thức về những quyền chính đáng của cá nhân thực sự là một động lực mới tiếp sức cho họ trong cuộc sống. Họ dám sống cho khát vọng tình yêu đôi lứa: Lan - Ngọc (Hồn bướm mơ tiên), Mai - Lộc (Nửa

chừng xuân), Lan - Dũng (Đoạn tuyệt, Đôi bạn). Họ còn là những ngƣời phụ

nữ dám sống cho khát vọng hạnh phúc gia đình. Cái dám sống của con ngƣời ấy ban đầu là sự chịu đựng để có đƣợc hạnh phúc nhƣng sau là cuộc đấu tranh quyết liệt. Tuy nhiên, để có đƣợc những giây phút đƣợc sống ấy hoặc gần nhƣ thế, họ đã phải trả những cái giá không nhỏ và bản thân nỗ lực không ngừng.

Có thể nói, với cái nhìn mẫn cảm, các nhà văn lãng mạn thƣờng quan tâm đến nỗi bất hạnh, sự cô đơn và khát vọng tình yêu hạnh phúc của nhân vật nữ. Và một đặc điểm chung thống nhất trong dòng chảy văn học lãng mạn nói chung: hình ảnh ngƣời phụ nữ luôn là hình ảnh chính diện, đƣợc nhà văn gửi gắm nhiều tình cảm yêu thƣơng trân trọng. Nhẫn nại, đa cảm, thua thiệt,

chủ động, vươn lên dƣờng nhƣ là nét tiêu biểu của ngƣời phụ nữ trong văn

học lãng mạn.

Nhƣ vậy, quy luật chung của nghệ thuật lãng mạn là hƣớng về cái đẹp, cái cao cả bằng lăng kính chủ quan của ngƣời cầm bút nên nên những ngƣời

nghệ sĩ lãng mạn luôn nhìn ngƣời phụ nữ với cái nhìn ấm áp tin yêu với trái tim nhân văn nhân đạo sâu sắc.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nhân vật nữ trong tiểu thuyết của Victor Hugo (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)