CHƢƠNG 1. TIỂU THUYẾT LÃNG MẠN CỦA V .HUGO
3.1. Kiểu quan hệ giữa tính cách nhân vật và hoàn cảnh
3.1.1. Tính cách phát triển độc lập với hoàn cảnh
Chủ nghĩa lãng mạn luôn dùng cái phi thƣờng, độc đáo, riêng biệt làm nguyên tắc xây dựng tính cách nhân vật để đối lập với cái tầm thƣờng của thực tại. Tính cách không phải là sản phẩm của hoàn cảnh, theo logic khách quan, không xuất phát từ nguyên mẫu đời sống mà từ những nguyên lý muôn thuở về đạo đức, là sản phẩm của trí tƣởng tƣợng của tác giả. Giữa xã hội quay cuồng với đồng tiền, tình ngƣời thật bé nhỏ thì dƣờng nhƣ các nhân vật nữ của Hugo dƣờng nhƣ không mảy may bị tác động. Vƣợt lên trên thực tại đen tối, họ vẫn sống bằng tâm hồn thánh thiện, bằng tình yêu thƣơng con ngƣời. Sự vận động của tính cách nhân vật ở đây đôi khi không nhất thiết tuân thủ logic khách quan mà phụ thuộc trƣớc hết vào ý niệm chủ quan, vào tâm hồn và trái tim của nhà văn.
Trung thành với chủ nghĩa lãng mạn, nhân vật nữ trong tác phẩm của Hugo ít nhiều đều mang các nét đặc biệt và tiêu biểu cho một phẩm chất lý tƣởng. Thế giới nội tâm của các nhân vật thƣờng không bị quy định bởi thăng trầm của hoàn cảnh cụ thể, đối lập với thế giới bên ngoài thành một lĩnh vực riêng, duy nhất.
Giữa xã hội quay cuồng với đồng tiền, tình ngƣời thật bé nhỏ thì dƣờng nhƣ các nhân vật phụ nữ ấy không mảy may bị tác động. Vƣợt lên trên thực tại đen tối, họ vẫn sống bằng tâm hồn thánh thiện, bằng tình yêu thƣơng con ngƣời, bằng bản chất vốn có của mình.
Phăngtin trong Những người khốn khổ là một nhân vật có số phận bất
chỉ là một cái tên hứng lấy ngoài đƣờng. Nhƣng vƣợt lên hoàn cảnh ấy, nàng vẫn lớn lên với nhan sắc xinh đẹp và có một tâm hồn trong trắng, thơ ngây. Tâm hồn thánh thiện, cùng với tình yêu vô tƣ, lớn lao nàng dành cho con nhƣ không mảy may bị hoàn cảnh xã hội tác động đến. Bị phụ bạc, tứ cố vô thân không nơi nƣơng tựa, nhƣng nàng vẫn mạnh mẽ một mình nuôi con, không thèm đếm xỉa đến những lời dị nghị mà làm mọi cách để con mình có cuộc sống tốt.
Êpônin tuy lớn lên trong gia đình, bố mẹ cô tàn nhẫn, độc ác, nhƣng sau này khi lớn lên không bị ảnh hƣởng bởi hoàn cảnh, cô vẫn sống đúng với bản chất của mình và hy sinh hết lòng cho ngƣời mình yêu.
Exmêranđa trong Nhà thờ Đức Bà Paris lại có hoàn cảnh bất hạnh bị
lạc mẹ khi còn nhỏ, không đƣợc sự nuôi nấng chăm lo của cha mẹ, cô sống ở ngoài đƣờng là chủ yếu, nhƣng cô vẫn lớn lên bằng sự trong sáng thánh thiện của tâm hồn mình, vẫn đem tiếng hát tự do của mình phục vụ cho mọi ngƣời, vẫn đối xử với những ngƣời cô gặp bằng trái tim của một con ngƣời tràn đầy lòng yêu thƣơng. Là cô gái có lòng nhân từ, Exmêranđa bỏ qua vụ bắt cóc và đã đem nƣớc cho Cadimôđô uống trong lúc hắn bị giam giữ. Chính vẻ đẹp và tấm lòng của Exmêranđa đã đánh thức trái tim hoen rỉ, tâm hồn hoang dại của hắn. Và Cadimôđô bắt đầu yêu, một tình yêu bất diệt không cần đền đáp. Thi sĩ Gringoire lang thang lạc vào vƣơng quốc ăn mày, suýt bị treo cổ, nhƣng nhờ Exmêranđa nhận làm chồng theo luật lệ cái bang nên thoát chết.
Những con ngƣời bị vùi dập hiện ra trong tác phẩm của Hugo với tất cả vẻ đẹp của họ. Đó là những tính cách phát triển độc lập với hoàn cảnh, không chịu tác động biến đổi tâm tính con ngƣời của hoàn cảnh. Dù bị hoàn cảnh vùi xuống “bùn lầy”, họ vẫn vƣơn lên và tỏa sáng. Có đƣợc điều ấy, bởi lẽ V.Hugo tin rằng, lòng yêu thƣơng có khả năng tiêu diệt điều ác, mang lại hạnh phúc cho số phận những con ngƣời khốn khổ. Những rung động đầy
chất thơ đƣợc nâng lên sự suy tƣởng có tính chất triết lý đó chính là giải pháp mà nhà văn lãng mạn kỳ vọng có thể giải quyết vấn đề xoá bỏ nỗi đau khổ của nhân loại hôm nay và mai sau.
3.1.2. Dấu ấn nổi bật của nhà văn trên tính cách nhân vật
Nhân vật chính là đứa con tinh thần của nhà văn, bởi thế bất kì nhân vật nào cũng mang dấu ấn chủ quan của ngƣời sáng tác. Phƣơng pháp lãng mạn trong sáng tác văn học vốn ƣa dựng cốt truyện ly kỳ, tính cách xuất chúng, hoàn cảnh đặc biệt, trong đó mỗi nhân vật thƣờng đại diện cho một phẩm chất cố định, tƣợng trƣng cho một đặc tính vĩnh cửu, nhƣ thiện và ác, đẹp và xấu, còn thế giới nội tâm tách khỏi cuộc đời bên ngoài, hành động không đếm xỉa tới môi trƣờng, tất cả dựa trên đầu óc tƣởng tƣợng phóng khoáng, một thích thú ngẫu hứng, một khát vọng huyền ảo của nhà văn. V.Hugo cũng vậy, ông đắp xƣơng thịt, thổi tinh anh cho các ảo ảnh vĩ đại trong tâm linh, trí tuệ ông, biến các biểu hiện tƣợng trƣng, khô cứng thành nhân vật và tình tiết sinh động. Trong các tiểu thuyết Nhà thờ Đức bà Pari, Những người khốn khổ, các nhân vật nữ đều mang dấu ấn chủ quan của nhà
văn rõ nét. Với V.Hugo, hơn đâu hết chúng ta có thể thấy rõ cảm hứng sáng tạo ở ông là bắt nguồn từ tính cách và quan niệm nhân sinh của nhà văn, một quan niệm không chỉ thể hiện trong văn chƣơng mà còn đƣợc vận dụng trong hành động và đời sống.
Cả cuộc đời V.Hugo là hành trình đi tìm và khẳng định lẽ sống tình thƣơng, sự bình đẳng, tự do cho con ngƣời. Năm 1849, ở Đại hội quốc tế lần thứ nhất, những ngƣời bạn của Hòa Bình họp tại Paris, Hugo đã nói: Tư tưởng
hòa bình là ở khắp thế giới, là tài sản của tất cả các dân tộc, mọi người đòi hỏi hòa bình, vì hoàn bình là hạnh phúc tối cao của họ. Cuộc đời của V.Hugo
chủ. Tác phẩm của ông thấm nhuần tƣ tƣởng nhân văn chân chính. Do đó, các nhân vật chính diện của ông đều bộc lộ tình yêu thƣơng con ngƣời, lòng vị tha, nhân ái, hƣớng tới cuộc sống công bằng, tự do. Đó là ngƣời mẹ khốn khổ Phăngtin yêu thƣơng con bằng một tình yêu cao thƣợng, hy sinh cả cuộc đời mình để con có cuộc sống sung sƣớng. Đó còn là nhân vật Êpônin hy sinh tất cả vì ngƣời mình yêu, dù tình yêu đó là đơn phƣơng. Tất cả các nhân vật ấy đều thể hiện tuyệt vời các ý tƣởng của V.Hugo, đều truyền đạt thông điệp mà nhà văn gửi gắm cho công chúng về một xã hội lý tƣởng theo mộng ƣớc của ông.
Nhà văn luôn muốn cải tạo xã hội, muốn con ngƣời sống với nhau bằng tình thƣơng yêu nên ông chủ trƣơng cải biến xã hội bằng con đƣờng dốc thoai thoải, ông sợ bạo lực đổ máu, ông cho rằng con ngƣời chỉ trở nên vĩ đại bằng sự độ lƣợng và khoan dung. Exmêranđa đã làm thay đổi tâm hồn Cadimôđô, khi Exmêranđa bỏ qua vụ bắt cóc và đã đem nƣớc cho Cadimôđô uống trong lúc hắn bị xử phạt trên đài bêu vì tội bắt cóc và gây rối loạn ban đêm. Tâm hồn hoang dã của Cadimôđô từ lâu không quen giao tiếp với thế giới con ngƣời, chỉ biết có cha nuôi là phó giám mục Phrôlô, ngƣời đã đem hắn về nuôi khi hắn còn là một quái thai dị dạng bị bỏ trƣớc cửa nhà thờ. Vẻ đẹp và tấm lòng của Exmêranđa đã làm thức tỉnh trái tim hoen rỉ của hắn. Cadimôđô bắt đầu yêu, một tình yêu bất diệt không cần đền đáp. Để bắt đầu từ đây Cadimôđô đã đi trên con đƣờng mới cho đến kết thúc cuốn tiểu thuyết và đƣợc sống - chết đúng nghĩa một con ngƣời đập những nhịp đập của trái tim yêu thƣơng.
Suốt cuộc đời mình, V.Hugo mải miết theo đuổi tình thƣơng, lấy tình
thƣơng làm lẽ sống, là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của mình. Và các nhân vật nữ mà nhà văn xây dựng cũng giàu lòng yêu thƣơng cao cả. Nhƣng đa số đều có kết thúc bất hạnh bởi hạnh phúc của con ngƣời và xã hội không dễ có
đƣợc chỉ đơn giản và thuần túy bằng tình yêu thƣơng. Song chủ nghĩa lãng mạn là vậy, nhân vật luôn mâu thuẫn gay gắt với thực tại, một mâu thuẫn không thể điều hòa, họ luôn đứng cao hơn hoàn cảnh để thực hiện những giấc mơ lãng mạn rất đẹp đẽ, cao thƣợng dù đó chỉ là giấc mơ không tƣởng. Tuy nhiên, nhân vật Côdét trong Những người khốn khổ lại là một ngoại lệ. Tuy
Côdét có tuổi thơ tủi cực, cay đắng nhƣng kết thúc lại có một cuộc sống hạnh phúc viên mãn giống nhƣ cô bé lọ lem trong truyện cổ tích. Số phận lấy đi của Côdét cả cha lẫn mẹ nhƣng đã đền bù cho cô một ngƣời cha nuôi - một ông tiên - là Giăng Vangiăng. Sau khi đƣợc Giăng Vangiăng cứu khỏi nhà Tênacđiê, Côdét có một cuộc sống yên bình, hạnh phúc, có ngƣời che chở, không còn phải lo lắng bất cứ việc gì. Nhờ sự chăm sóc, nuôi dạy cuả Giăng Vangiăng và các nữ tu sĩ ở tu viện Pơtipíchquých, Côdét lớn lên, đã lấy lại đƣợc vẻ đẹp ngoại hình của mình vào tuổi mƣời lăm “màu tóc nàng hung nâu
đẹp vô cùng với những đường vân vàng óng ả, trán nàng như cẩm thạch, má mơn mởn như cánh hồng, thắm nhạt và trắng mượt mà. Miệng xinh nở nụ cười trong sáng, giọng nói êm như tiếng đàn”. Côdét đẹp một cách dịu dàng,
đằm thắm với tâm hồn trong trắng của thiếu nữ mới lớn. Số phận của cô gái là minh chứng cho sự chiến thắng của cái đẹp trƣớc số phận. Côdét đƣợc đặt trong thế tƣơng phản với Êpônin về mọi mặt. Nếu nhƣ hồi bé Êpônin xinh đẹp, đƣợc chiều chuộng còn Côdét xấu xí, bị hành hạ, đánh đập thì khi lớn lên Êpônin mất tất cả còn Côdét lại đƣợc mọi thứ, trong đó có cả tình yêu của Mariuytx. Đó là sự đền đáp xứng đáng dành cho cô gái lƣơng thiện này. Trong khi số phận của các nhân vật khác đều đi tới cái chết thì duy nhất có Côdét và Mariuytx còn sống lành lặn và đƣợc hƣởng hạnh phúc mãi mãi về sau. Vì cô là nhân vật tập trung mọi mối quan hệ của tác phẩm, cô nhận đƣợc tình yêu thƣơng của cả ba ngƣời là Giăng Vangiăng, Phăngtin và Mariuytx. Trong đó, cô chính là kết tinh cái đẹp mà Phăng tin là ngƣời sinh thành,
Giăng Vangiăng là ngƣời nuôi dƣỡng, bảo vệ còn Mariuytx là ngƣời tiếp nối để chăm sóc cho nó tiếp tục phát triển. Về phía mình, Côdét cũng là “đòn
bẩy” , là thuốc thử để vẻ đẹp trong ba nhân vật kia có cơ hội tỏa sáng. Khi
Côdét đƣợc hƣởng hạnh phúc cũng là lúc tất cả mọi ngƣời trên thiên đƣờng, những ngƣời đã hi sinh vì cô đƣợc hạnh phúc. Côdét là mầm sống của cái đẹp sẽ lớn dần để tiếp tục đấu tranh, chiến thắng số phận, hạnh phúc của cô là minh chứng sống cho sự trƣờng tồn bất diệt của nó. Tuy nhiên, đã có không ít ngƣời cho rằng từ khi đƣợc sống cuộc đời viên mãn thì tính cách của Côdét vốn thụ động lại càng thụ động hơn nữa và nhân vật trở nên nhợt nhạt đi quá nhiều, thậm chí vô cảm và có phần ích kỷ. Về các phƣơng diện này, quả thật Côdét không thể nào sánh với Êpônin – bông hoa tỏa hƣơng sắc ngay trên đầm lầy cuộc đời.
Nhìn chung, với nhà văn lãng mạn V. Hugo, một trong những nhiệm vụ cao quý và thiêng liêng của nghệ thuật chính là tìm đƣợc cách thức gạn đục, khơi trong, gieo lại niềm tin vào cái thiện, đánh thức khả năng hoàn lƣơng, thậm chí khẳng định cốt lõi tốt đẹp chƣa bị hủy hoại trong những tâm hồn bị vùi dƣới bùn đen của những con ngƣời nhỏ bé, bất hạnh, bất toàn. Với những hình tƣợng Phăngtin, Êpônin, Exmêranđa... V.Hugo và rộng ra là cả nền nghệ thuật lãng mạn luôn tìm thấy cái đẹp, cái cao cả, cái lý tƣởng, niềm tin vào khả năng hƣớng thiện của con ngƣời ngay chính trong những thân phận “dƣới đáy”.