CHƢƠNG 1. TIỂU THUYẾT LÃNG MẠN CỦA V .HUGO
2.1. Sự tƣơng phản giữa thân phận và nhân phẩm
2.1.2.2. Vô tư, vị tha, trong sáng, thánh thiện
Nhân cách là tổng hợp những phẩm chất, những thuộc tính bản sắc của cá nhân và giá trị xã hội của con ngƣời. Một nhân cách cao đẹp bao giờ cũng ẩn chứa một tâm hồn thánh thiện. Tâm hồn, lƣơng tâm, đời sống nội tâm của con ngƣời vốn là những điều không phải nhìn vào là dễ dàng thấy ngay mà phải trải qua thời gian, trải qua nhiều biến cố, nhiều thử thách mới đƣợc bộc lộ. Nhân vật nữ trong tác phẩm của V.Hugo bao giờ cũng có một tâm hồn cao quý, tràn đầy tình cảm. Động lực và sức mạnh của họ nằm trong tình yêu vô tận giữa ngƣời với ngƣời. Nhân vật trong tiểu thuyết của V.Hugo là những nhân vật có tâm hồn trong sáng, thánh thiện.
Trong Nhà thờ Đức Bà Paris, ở cung điện thần kì đầy tối tăm,
Exmêranđa là hiện thân duy nhất của sự trong trẻo, thánh thiện, là tia sáng hiếm hoi len lỏi vào trong đám đông đầy bóng tối ấy. Sự xuất hiện của Exmêranđa nhƣ một luồng ánh sáng mới mẻ bừng lên giữa một thế giới u tối, hỗn loạn. Exmêranđa là một cô gái Ai Cập trẻ trung tràn đầy sức sống. Trong ngày “các Vua và hội của thằng Điên”, nàng Exmêranđa đã xuất hiện với vẻ
đẹp thật ấn tƣợng. Với thân hình mảnh mai, cao dong dỏng, vƣơn thẳng và làn da bánh mật, Exmêranđa thu hút mọi ánh nhìn về phía cô. “Cô phóng vào
họ tia chớp của cặp mắt to đen láy”. Để rồi xung quanh cô, mọi cặp mắt đều
chăm chú, mọi cái miệng hé mở. V.Hugô đã dành sự ƣu ái cho nàng Exmêranđa khi xây dựng nên hình ảnh một thiếu nữ không chỉ xinh đẹp mà còn đầy tài năng. Cô lƣu la ̣c khắp nơi cùng nhƣ̃ng ngƣời hát múa rong , cùng chú dê Djali thân thuộc và cũng là bạn của mình , mang tiếng hát và sƣ̣ tƣ̣ do cho mo ̣i ngƣời, đồng thời cũng là để đi tìm la ̣i cha me ̣ của mình . Exmêranđa nhƣ tỏa sáng trong điệu múa của mình. Cô nhảy, cô lƣợn vòng, cô xoáy tít trên tấm thảm Ba Tƣ cũ… thoải mái trong đôi giày xinh xinh. Thế giới nhƣ chỉ còn lại mỗi mình Exmêranđa trong đoạn văn miêu tả của nhà văn: “đôi
cánh tay tròn lẳn và thanh tao giơ cao quá đầu, với dáng người mảnh dẻ lả lướt và nhanh nhẹn như ong vò vẽ, trong chiếc áo nịt kim tuyến phẳng phiu, áo dài sặc sỡ phồng bay, với đôi vai trần, cặp chân thon, mái tóc huyền, cặp mắt rực lửa… [20, 93]. Đây là một vẻ đẹp đầy biến động nhƣng cũng đầy dịu
dàng tƣơi mát và khoáng đạt.
Nói về Exmêranđa, ta chỉ có th ể hình dung ở nàng là sự trinh trắng và đƣ́c ha ̣nh, trong lành và thơ ngây , tƣ̣ do nhƣ bầu trời xan h thẳm, và hoang dã nhƣ mô ̣t con chim non tràn đầy sinh lƣ̣c.
Vẻ đẹp và tài năng của nàng Exmêranđa trong lễ hội đã thu hút phó giám mục Claude Phrôlô, khiến y bất chấp luật lệ giáo điều đem lòng yêu nữ vũ công xinh đẹp. Khi lễ hội tan, theo lệnh của Phrôlô, Cadimôđô - ngƣời kéo chuông nhà thờ Đức Bà - một kẻ dị hình dị dạng, vừa mù vừa chột vừa thọt đã mƣu toan bắt cóc Exmêranđa. Song vốn nhân từ, vị tha Exmêranđa bỏ qua tất cả và đã đem nƣớc cho Cadimôđô uống trong lúc hắn bị xử phạt trên đài khi hắn van xin mọi ngƣời cho hắn nƣớc, nhƣng không ai động lòng thƣơng hại với hắn, ngay cả phó chủ giáo là ngƣời đã sống cùng hắn bao nhiêu năm
trong nhà thờ Đức Bà. Và từ đó, tâm hồn trong sáng đến độ thánh thiện Exmêranđa đã mở cửa một trái tim vốn từ lâu đóng khép, chai sạn, giúp Cadimôđô lần đầu tiên biết sống theo đúng nghĩa một con ngƣời “… một giọt
lệ lớn, từ từ lăn theo khuôn mặt méo mó và bấy lâu răn rúm vì thất vọng” [20,
306]. Còn thi sĩ Gringoire lang thang lạc vào vƣơng quốc ăn mày, suýt bị treo cổ, nhƣng nhờ Exmêranđa nhận làm chồng theo luật lệ cái bang nên thoát chết. Nàng Exmêranđa bằng vẻ đẹp cả về hình thể và tâm hồn đã tạo ra những xung đột cho ba con ngƣời, ba tính cách, ba số phận khác nhau (giám mục Claude Phrôlô, Cadimôđô - ngƣời kéo chuông nhà thờ Đức Bà, Phêbuýt – viên sĩ quan trẻ) nhƣng đều đem lòng yêu cô vũ nữ xinh đẹp.
Có thể thấy V.Hugo luôn hƣớng nhân vật của mình đạt đến tầm vóc của con ngƣời lý tƣởng, bởi thế nhân vật nữ trong tác phẩm của ông là ngƣời có tâm hồn thánh thiện, có trái tim nhân hậu, giàu lòng vị tha và đức hi sinh cao cả. Qua tiểu thuyết Nhà thờ Đức bà Pari, Những người khốn khổ, chúng ta thấy rằng mỗi nhân vật nữ có những số phận, tính cách, hoàn cảnh khác nhau nhƣng ở họ đều toát lên vẻ đẹp trong sáng thánh thiện của tâm hồn. Những tâm hồn bất hòa sâu sắc với xã hội song lại tràn đầy tình yêu thƣơng, sẵn sàng hy sinh một cách vô tƣ vì ngƣời khác dù có phải chịu mất mát. Đây cũng chính là đặc trƣng vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật trong văn học lãng mạn nói chung.