Giọng điệu đa dạng, phong phú

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nhân vật nữ trong tiểu thuyết của Victor Hugo (Trang 91 - 101)

CHƢƠNG 1. TIỂU THUYẾT LÃNG MẠN CỦA V .HUGO

3.4. Ngôn từ và giọng điệu đặc trƣng của nghệ thuật lãng mạn

3.4.2. Giọng điệu đa dạng, phong phú

Giọng điệu trong văn học lãng mạn cũng nhƣ trong tiểu thuyết của V.Hugo là giọng điệu đa thanh: trang trọng, đẹp đẽ, kết hợp với hùng biện hào sảng, tha thiết buồn, đôi khi châm biếm mỉa mai... Giọng điệu có trong cuộc sống hàng ngày và cả trong văn học nghệ thuật. Nếu trong cuộc sống giọng điệu thƣờng mang tính nhất thời, thì trong tác phẩm văn học giọng điệu bao giờ cũng đƣợc tổ chức công phu, là kết quả của một quá trình sáng tạo thực thụ. Giọng điệu biểu thị thái độ, cảm xúc, tƣ thế của chủ thể phát ngôn qua lời văn nghệ thuật. Các nhân vật nữ trong tác phẩm của Hugo mang những khát vọng mãnh liệt và nhiều phẩm chất tốt đẹp, thể hiện mong muốn

của tác giả về cuộc sống và con ngƣời, bởi thế giọng văn mà tác giả dành miêu tả họ hết sức trang trọng, thống thiết, hùng biện, đôi khi lại thiết tha buồn.

Trong Những người khốn khổ, giọng điệu trang trọng, thống thiết, hùng biện đƣợc nhà văn sử dụng nhiều để nói về nhân vật nữ của mình. V.Hugo cũng dành giọng điệu trang trọng kết hợp với hùng biện để miêu tả vẻ đẹp cũng nhƣ tâm hồn cô gái Phăngtin tuổi xuân thì: Tóc nàng vàng óng; răng nàng rất đều. Nàng cũng có vàng ngọc làm của riêng nhƣ ai, nhƣng vàng của nàng xếp trên mái tóc, ngọc của nàng giắt ở sau môi. Nàng lao động để sống. Và cũng để sống, vì trái tim nàng cần yêu, nên nàng yêu. Một cách lập luận rất lôgic và thuyết phục, một ngƣời con gái đẹp có của cải của riêng họ, và ở độ tuổi đẹp nhất họ không chỉ khát sống mà còn khát yêu.

Đến khi bị phụ tình, Phăngtin trở nên tiều tụy, đáng thƣơng, đƣợc nhà văn miêu tả bằng giọng văn vẫn trang trọng nhƣng đầy thống thiết, xót thƣơng: Bộ cánh ngày nào, bộ cánh nhẹ nhàng làm bằng là lụa, nơ, băng, may bằng vui tƣơi, điên dại, bằng cung đàn, tiếng hát, bằng nhạc vàng và hoa xuân thơm ngát. Bộ cánh ấy đã bay biến. Những giọt sƣơng hoa lộng lẫy nhƣ kim cƣơng dƣới ánh mặt trời cũng tan biến nhƣ thế, để trơ lại cành cây đen sì. Phăngtin rũ bỏ cuộc sống vui chơi sung sƣớng để làm một ngƣời mẹ tốt, hết lòng vì con nhƣng cuộc đời vốn phũ phàng, không để chị đƣợc yên, chị phải bán đi tất cả mọi thứ, bán cả nhân phẩm của mình. Với một giọng văn thống thiết, hùng biện chặt chẽ, đanh thép, V.Hugo đã lên án xã hội bất công ấy: Chuyện của Phăngtin là chuyện gì vậy? Chuyện xã hội mua một ngƣời nô lệ. Mua của ai? Mua của cùng khổ. Của đói khát, của rét mƣớt, của cô đơn, của hắt hủi, của trơ trụi. Cảnh mua bán quá thƣơng tâm: một mẩu bánh đánh đổi một linh hồn. Cùng khổ đem bán, xã hội nhận mua. Luật Chúa thiêng liêng điều khiển văn minh thế giới, nhƣng luật Chúa chƣa đi sâu vào văn minh.

Ngƣời ta bảo việc mãi nô không còn ở châu Âu. Nói thế là lầm. Nó vẫn tồn tại, nhƣng nó chỉ làm khổ ngƣời phụ nữ. Đó là chế độ mãi dâm. Giọng văn hùng biện đầy thống thiết này cho thấy sự phẫn nộ của tác giả đối với xã hội ngang trái chà đạp ngƣời phụ nữ, nhà văn nhƣ muốn phá tan cái chế độ ấy để mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho số phận của phụ nữ.

Khi Phăngtin đi vào cõi chết, hấp hối, nhà văn lại sử dụng giọng điệu tha thiết buồn thƣơng, đau xót: “Ông nói gì? Con người khổ sở ấy có thể nói

gì với người đã chết? Những lời ấy là lời gì vậy? Người ở dương gian này không một ai được biết. Kẻ đã chết có nghe thấy không? Có những ảo tưởng rất cảm động, đồng thời lại có thể là những sự thực cao cả. Điều không ai nghi ngờ là bà xơ Xempơlít người độc nhất chứng kiến cảnh ấy, thường kể lại rằng lúc Giăng Vangiăng ghé vào taai Phăngtin thì thầm như thế, thì bà trông thấy rõ ràng một nụ cười không sao tả được hiện trên đôi môi nhợt nhạt và trong đôi mắt đờ đẫn, ngạc nhiên của chị” [21, 421]. Giăng Vangiăng nói

gì với chị đó là nội dung câu hỏi duy nhất đƣợc đặt ra. Đoạn văn kết hợp với giọng điệu vừa mang tính triết lý, vừa mang tính khoa trƣơng hùng biện, vừa để trả lời lại vừa để suy tƣ thông qua phần miêu tả.

Khi miêu tả ngoại hình của mụ Tênacđiê nhà văn lại sử dụng giọng điệu nhƣ châm biếm mỉa mai xen lẫn lời bình luận trực tiếp “một mụ đàn bà

tóc hung, to béo, vóc người thô lỗ… lúc nào mụ cũng ra dáng ẻo lả… trông mụ tưởng là người đàn ông làm duyên õng ẽo” [21, 229]; “giả sử mụ đứng thẳng dậy thì có lẽ vóc người cao lớn, cái thân hình hộ pháp đáng làm diễn viên cho rạp xiếc lưu động ấy đã làm cho khách phải giật mình ngần ngại mà không dám bày tỏ ý định” [21, 235]. Chỉ bằng vài nét phác họa đơn giản nhà

văn đã cho thấy phần nào sự độc ác thô lỗ của nhân vật này.

Có thể nói, bằng giọng điệu rất đặc trƣng của mình, V.Hugo đã làm nổi bật lên bản chất yêu thƣơng con ngƣời ở nhân vật lý tƣởng, cũng nhƣ sự hy

sinh vô tƣ mà họ dành cho con ngƣời. Họ luôn cô đơn nhƣng họ cũng là những con ngƣời tài trí hơn ngƣời, thông minh, dũng cảm, dám đƣơng đầu với mọi khó khăn thử thách để mang lại những điều tốt đẹp nhất cho nhân loại.

Tiểu kết:

Để làm nổi bật hình tƣợng nhân vật nữ với những phẩm chất tốt đẹp, V. Hugo đã sử dụng rất nhiều biện pháp nghệ thuật đặc sắc, độc đáo và đầy hấp dẫn, lôi cuốn ngƣời đọc nhƣ: độc thoại nội tâm, mô tả đời sống tinh thần của nhân vật với cƣờng độ cảm xúc mãnh liệt, kiến tạo những tƣơng phản thẩm mỹ… Nghệ thuật lãng mạn đặc biệt ƣa thích sử dụng những thủ pháp nghệ thuật đặc trƣng nhƣ cƣờng điệu, phóng đại, và xây dựng những tƣơng phản thẩm mỹ để nhân vật nữ xuất hiện một cách chói lọi, đồng thời lột tả đƣợc cái ngoại lệ, cái phi thƣờng cũng nhƣ thể hiện cảm xúc yêu ghét rõ ràng của nhà văn với nhân vật đƣợc miêu tả. Nghệ thuật lãng mạn là nơi ngƣời nghệ sĩ có quyền đƣợc bộc lộ tối đa cảm xúc chủ quan, ý muốn cá nhân của mình, nơi để họ bộc lộ quan niệm của mình về thế giới nhƣ là đấu trƣờng của cái tốt - cái xấu, cái thiện - cái ác.

Có thể nói không ở đâu nhƣ văn học lãng mạn, dấu ấn chủ quan của nhà văn lại in đậm một cách rõ nét, sâu sắc đến thế. Thông qua các nhân vật nữ chính trong hai tiểu thuyết của V.Hugo là Nhà thờ Đức Bà Pari, Những người khốn khổ chúng ta hiểu rõ hơn về con ngƣời nhà văn cũng nhƣ hiểu đƣợc những mong ƣớc của ông về việc xây dựng một xã hội nhân văn, giàu tình thƣơng. Nghệ thuật lãng mạn là nghệ thuật của tự do, nghệ thuật của trái tim. Ở đó, tính cách nhân vật phát triển độc lập với hoàn cảnh, hoàn cảnh càng đen tối thì nhân vật hiện lên càng sáng chói nhƣ để phản kháng lại xã hội hiện tại. Với nghệ thuật phân tích tâm lý nhân vật bậc thầy, nghệ sĩ lãng

mạn nhƣ thấu hiểu hết mọi cảm xúc, tâm tƣ của nhân vật. Nhân vật nữ không chỉ có một nội tâm phong phú mà nét đặc trƣng ở nhân vật này là họ thƣờng đƣợc nhà văn mô tả qua độc thoại nội tâm. Văn học lãng mạn đã khai thác thành công nghệ thuật này để khắc họa nhân vật lý tƣởng, mà tiêu biểu là V.Hugo. Bên cạnh đó, ngôn từ và giọng điệu của nghệ thuật lãng mạn hết sức biểu cảm, nhƣng cũng đầy trang trọng. Những lời văn miêu tả nhân vật lý tƣởng rất mƣợt mà, giàu cảm xúc, lột tả đƣợc tâm hồn thánh thiện, cao cả của các nhân vật.

Tóm lại, chủ nghĩa lãng mạn với những cách tân mạnh mẽ về nghệ thuật đã tạo nên một trào lƣu văn học với nhiều thành tựu rực rỡ, đặc biệt là việc xây dựng thành công hình tƣợng đẹp đẽ - nhân vật nữ. Nghệ thuật lãng mạn xứng đáng là nghệ thuật chân chính, bất diệt trƣờng tồn với thời gian

KẾT LUẬN

Đã hơn một thế kỉ trôi qua từ ngày trái tim vĩ đại của Victor Hugo ngừng đập, vậy mà tác phẩm của nhà văn Pháp – ngƣời đƣợc coi là “ hiện thân của chủ nghĩa lãng mạn” ấy dƣờng nhƣ vẫn tƣơi nguyên sức sống. Giƣơng cao ngọn cờ bình đẳng – tự do - bác ái, Hugo đã cống hiến trọn vẹn cuộc đời mình cho sự nghiệp văn học vì con ngƣời. Gần hai trăm năm trôi qua, những tác phẩm của ông vẫn gây ra ít nhiều tranh cãi và rất nhiều hâm mộ, vẫn nhƣ lâu đài cổ kính khuyến khích con ngƣời khám phá và cảm nhận. Anét Rôda quả thật rất có lí khi nói rằng: “Victor Hugo đã chết rồi mà vẫn

không ngừng làm chân trời bề bộn”. Lần giở những tác phẩm của ông theo

diễn tiến thời gian, ta đƣợc chứng kiến một thế kỉ XIX, đúng nhƣ lịch sử Pháp còn ghi lại.

Là một nhà văn tài năng, Hugo có những đóng góp xuất sắc trên nhiều phƣơng diện. Ông không chỉ là ngƣời làm dấy lên trận cuồng phong lãng mạn, tràn đầy “những ƣớc mơ bất kham” ( Pautốpxki ), mà còn làm trái tim ngƣời đọc thổn thức khi nghĩ về thân phận những ngƣời phụ nữ trong tác phẩm của ông. Với tƣ cách là chủ soái của chủ nghĩa lãng mạn, cây sồi già xanh ngắt V. Hugo đã có những sáng tạo tuyệt vời vƣợt qua sự truy bức của giới hạn thời gian, vƣợt qua những hạn chế của tƣ tƣởng thời đại và cả những đặc điểm về mặt hình thức của phƣơng pháp sáng tác lãng mạn chủ nghĩa mang tính lịch sử cụ thể đƣơng thời. Tác phẩm của Hugo có sức vang động mãi mãi tới tâm can ngƣời đọc, đánh thức lƣơng tri nhân loại bằng những hồi chuông cảnh tỉnh mạnh mẽ, thấm vào tận những ngõ ngách sâu kín nhất của lòng ngƣời khi xây dựng lên hình tƣợng những ngƣời phụ nữ.

nhà văn sáng tạo nên bằng lòng yêu thƣơng, cảm thông, thấu hiểu sâu sắc con ngƣời. “Không có nghệ thuật nào cao quý hơn lòng yêu quý con ngƣời”, bởi vậy các tiểu thuyết ấy đã để lại âm vang trong lòng ngƣời đọc không chỉ ở tài năng viết tiểu thuyết độc đáo của V.Hugo mà còn ở tấm lòng yêu thƣơng nhân loại cần lao.

Bằng việc sử dụng kết hợp nhiều bút pháp để xây dựng nhân vật phụ nữ trong tác phẩm, Victor Hugo đã thể hiện đƣợc sự tài tình cũng nhƣ sức năng động của ngòi bút. Đúng nhƣ lời Hugo đã từng nói: “một ngày kia toàn

bộ tác phẩm của tôi sẽ làm thành một tổng thể không thể chia cắt được’’. Phải

chăng đó cũng là điều chủ yếu mà nhiều thế hệ ngƣời đọc cảm nhận đƣợc từ sáng tác của ông.

Sau đêm trƣờng trung cổ, nghệ thuật lãng mạn đã làm thức dậy, thổi bùng lên một sức sống mãnh liệt cho nền văn học, để ngƣời nghệ sĩ đƣợc thỏa sức với đam mê, sáng tạo. Nhân vật ngƣời phụ nữ trong tiểu thuyết Hugo nói riêng trong văn học lãng mạn nói chung là một trong những hình tƣợng mãi sáng chói trong muôn vàn hình tƣợng nhân vật khác và có sức sống mãnh liệt. Nó nhƣ là ngọn lửa làm bừng sáng và có sức mạnh vƣợt thời gian, để rồi sẽ lắng đọng mãi trong tâm hồn mỗi thế hệ độc giả…

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Aristotle (2007), Nghệ thuật thơ ca, Nxb Lao động, Hà Nội. 2. Arnauđốp (1978), Tâm lý học sáng tạo, Nxb Văn học, Hà Nội. 3. Lại Nguyên Ân (1999), 150 thuật ngữ văn học, Nxb ĐHQG Hà Nội.

4. M. Bakhtine (1992), (2003), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết (Phạm Vĩnh Cƣ dịch), Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.

5. Bénac, Henri (2005), Dẫn giải ý tưởng văn chương (Nguyễn Thế Công dịch), Nxb Giáo dục, Hà Nội.

6. Hoàng Phê (2000), Từ điển Tiếng việt, Nxb Viện ngôn ngữ học, Hà Nội. 7. Lê Bá Hán (2007), Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (Đồng chủ biên), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

8. Phạm Vĩnh Cƣ (2004), Sáng tạo và giao lưu, Tập tiểu luận phê bình

văn học, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.

9. Đặng Anh Đào (2001), Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện đại, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

10. Đặng Anh Đào (1986), Tài năng và người thưởng thức,, Nxb Giáo dục,

Hà Nội.

11. Eterstien, Claude (1998), Dictionnaire de A à Z, Ed. Hatier.

12. Đặng Thị Hạnh (2002), Tiểu thuyết Hugo, (Chuyên luận), Nxb ĐHQG Hà Nội, Hà Nội.

13. Đặng Thị Hạnh, Lê Hồng Sâm (1985), Văn học lãng mạn và hiện thực

phương Tây thế kỉ XIX, Nxb ĐH và THCN, Hà Nội.

14. Đặng Thị Hạnh (2005 - Chủ biên), Lịch sử văn học Pháp thế kỉ XX, Nxb ĐHQG, Tập 3, Hà Nội.

16. Đào Duy Hiệp (2008), Phê bình văn học từ lý thuyết đến hiện đại, Nxb

Giáo dục, Hà Nội.

17. Đào Duy Hiệp (2009), Phối cảnh và điểm nhìn trong truyện kể, Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 11.

18. Đỗ Đức Hiểu (1999), Đổi mới phê bình văn học, Phê bình - Tiểu luận,

Nxb Khoa học Xã hội và Nxb Mũi Cà Mau.

19. Đỗ Đức Hiểu (2000), Thi pháp hiện đại, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.

20. V.Hugo (2004), Nhà thờ Đức Bà Paris, Nxb Văn học, Hà Nội.

21. V.Hugo (2011), Những người khốn khổ (tập I), Nxb Văn học, Hà Nội. 22. V.Hugo (2011), Những người khốn khổ (tập II), Nxb Văn học, Hà Nội. 23. V.Hugo (2011), Những người khốn khổ (tập III), Nxb Văn học, Hà Nội. 24. Phan Quý, Đỗ Đức Hiểu (2005 - Chủ biên), Lịch sử văn học Pháp Trung

cổ - thế kỉ XVI và thế kỉ XVII, tập 1, Nxb ĐHQG, Hà Nội.

25. Đinh Gia Khánh (1977), Điển cố văn học, Nxb KHXH, Hà Nội.

26. Khráptrencô (1978), Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển văn học, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội.

27. Khráptrencô (1974), Sáng tạo nghệ thuật, hiện thực, con người. Nxb KHXH, Hà Nội.

28. Khráptrencô (1982), Thi pháp học lịch sử - các khuynh hướng nghiên cứu

cơ bản, Bản dịch Thƣ viện Quốc gia.

29. Milan Kundera (2009), Đối thoại về nghệ thuật tiểu thuyết (Trịnh Y Thƣ dịch đăng trên trang Web, tháng 10).

30. Losada, José Manuel (2006), Victor Hugo et le grotesque, Universidad de Madrid, Departamento de Filología Francesa.

31. Lƣu Liên (1985 - Chủ biên), Victor Hugo ở Việt Nam, Nxb Văn học, Hà Nội.

32. Lê Văn Luyện (1998), Freud đã thực sự nói gì, dịch, Nxb Thế giới, Hà

Nội.

33. Thái Thu Lan (2000), Các tác gia lớn của nền văn học Pháp thế kỉ XIX,

Nxb Giáo dục, Hà Nội.

34. Đinh Trọng Lạc (1994), Phong cách học văn bản, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 35. T.Môtulêva (1995), Độc thoại nội tâm và dòng ý thức, Tài liệu dịch, Thƣ viện KHXH.

36. E.M.Meletinsky (2004), Thi pháp của huyền thoại, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

37. Nhiều tác giả (1997), Từ điển biểu tượng văn hoá thế giới Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng.

38. Nhiều tác giả (2004), Từ điển Văn học, Chủ biên: Đỗ Đức Hiểu, Nguyễn Huệ Chi, Phùng Văn Tửu, Trần Hữu Tá, Nxb Thế giới, Hà Nội.

39. Nhiều tác giả (1997), Văn học Phương Tây, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

40. Nhiều tác giả (1985), Victor Hugo với chúng ta, Nxb Tác phẩm mới, Hà

Nội.

41. Nhiều tác giả (1985), Văn học Pháp, Tài liệu dịch, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 42. Nhiều tác giả (2005), Lịch sử văn học Pháp thế kỉ XVIII - XIX, Nxb

ĐHQG, Tập 2, Hà Nội.

43. Odincov (1982), Các kiểu kết cấu của lời nói, Tài liệu dịch, ĐHSPHN. 44. Trần Đình Sử (1993), Một số vấn đề thi pháp học hiện đại, Nxb Giáo

dục và Đào tạo, Hà Nội.

45. Trần Đình Sử (1996), Lý luận và phê bình văn học, Nxb Hội nhà văn,

Hà Nội.

46. Tạp chí văn học (2002), Số đặc biệt về Hugo, Số 6.

47. Nguyễn Nhƣ Ý (1999) , Đại từ điển Tiếng Việt, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.

48. Từ điển thuật ngữ văn học (1997), Chủ biên: Lê Bá Hán, Trần Đình Sử,

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nhân vật nữ trong tiểu thuyết của Victor Hugo (Trang 91 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)