CHƢƠNG 1. TIỂU THUYẾT LÃNG MẠN CỦA V .HUGO
2.1. Sự tƣơng phản giữa thân phận và nhân phẩm
2.1.2.1. Kiên cường, bất khuất, dám vươn lên, dám ước mơ
Sự tinh tế của tâm hồn dù luôn phải nếm trải những dày vò và băn khoăn trƣớc một thực tế hai mặt đang biến động thiện - ác, trƣớc số phận con ngƣời, cùng với chất suy tƣ sâu thẳm là các đặc điểm thƣờng thấy của những hình tƣợng nhân vật nữ trong tiểu thuyết V. Hugo. Các nhân vật nữ trong tiểu thuyết của V.Hugo đa số đều là những nhân vật kiên cường, bất khuất, dám vươn lên, dám ước mơ nhƣ Phăngtin, Êpônin (Những người khốn khổ), Exmêranđa trong (Nhà thờ Đức Bà Paris)… và đây có thể coi là những đặc điểm nổi bật trong phẩm chất của họ.
Tuy có số phận cay đắng và bị đày đọa, nhƣng Phăngtin trong Những người khốn khổ lại có một tinh thần chịu đựng, khả năng hy sinh và ban phát
vô cùng cao cả giống nhƣ Đức Mẹ. Phăngtin sau khi sinh Côdét bị cả xã hội quay lƣng lại, nhƣng với tình yêu thƣơng con chị vẫn kiên cƣờng chống chọi lại dị nghị của cả xã hội, không để ý đến xung quanh, làm tất cả vì đứa con bé bỏng. Tình mẫu tử lớn lao thiêng liêng chính là sức mạnh lớn lao giúp chị vƣợt lên tất cả khó khăn và thử thách. Bao nhiêu tình yêu có trong cuộc đời, chị dồn cả vào Côdét, chị sẵn sàng hi sinh tất cả cho con. Cuộc sống nghèo
khổ, khốn khó không lấy đi ƣớc mơ gắn với tình mẫu tử cao đẹp của chị. Chị luôn hy vọng có ngày mình giàu có để đón Côdét trở về.
Êpônin khác với Phăngtin. Điều đắng cay là cô sinh ra vốn không phải xấu xí. Cuộc sống nghèo khổ, trụy lạc của gia đình sau khi cô trƣởng thành đã cƣớp đi nhan sắc của cô. Nhƣng bên trong ngƣời con gái này vẫn chứa đựng nhiều vẻ đẹp tiềm ẩn. Nhƣ bao cô gái khác, cô cũng thích soi gƣơng, ca hát nhảy múa và thích thú với những quyển sách của Mariuytx. Cuộc sống cằn cỗi không làm cô mất đi khả năng nhận thức cái đẹp. Mặc cho vẻ ngoài xấu xí, xanh xao, cô vẫn giữ đƣợc sự trẻ trung, tƣơi thắm và nồng nhiệt của tuổi trẻ. Êpônin giống nhƣ một viên ngọc thô chƣa đƣợc mài dũa, nếu cô cũng gặp “vị thánh” nhƣ Giăng Vangiăng thì có lẽ số phận đã đổi khác, “hẳn dáng
điệu vui tươi và tự nhiên của cô sẽ có một vẻ dịu dàng, dễ thương biết bao nhiêu”. Không phải ngẫu nhiên mà ngƣời đọc cảm thấy thích thú với Êpônin
hơn Côdét và các nhà nghiên cứu cũng dành nhiều bút mực hơn để tìm hiểu vẻ đẹp của cô. Và chính sự khổ cực, chai sạn trong cuộc sống tăm tối đã khiến Êpônin trở nên cứng rắn, dũng cảm. Một mình cô dám kiên cƣờng “đối
diện với sáu tên cướp võ trang đến chân răng kẽ tóc” trong đó có cả bố mình
để bảo vệ Côdét và Mariuytx. Trong tất cả những nhân vật nữ của Những
người khốn khổ, chỉ duy nhất Êpônin có đƣợc sự dũng cảm, kiên cƣờng đến
vậy và cũng chỉ có cô là dám hi sinh cả tính mạng cho ngƣời mình yêu. Êpônin chẳng ngần ngại đƣa cả tấm thân ra chắn đạn bảo vệ Mariuytx. Sự hi sinh của cô thật vô tƣ và thầm lặng, ngoài Mariuytx thì chẳng ai biết đến. Cho tới phút cuối cùng, cô chỉ xin Mariuytx một nụ hôn. Trong lúc hấp hối đó, chắn chắn Êpônin có nghĩ tới Côdét nên chỉ xin nụ hôn ở trán, cô không muốn đòi hỏi xa hơn vì sợ làm tổn thƣơng Côdét. Cô gái có số phận đau khổ, cằn cỗi ấy đã tôn nên vẻ đẹp cho chính mình bằng một tình yêu cao thƣợng. Cô là một “đóa hồng trong cảnh cùng khổ” - dù xung quanh là bùn đen thì
phẩm chất của cô vẫn sáng ngời. Êpônin và Phăngtin, hai số phận bất hạnh phải chịu đau khổ đến tận lúc chết, hai đức hi sinh cao cả vì tình yêu và tình mẫu tử, họ đã cùng nhau xây dựng nên bức tƣợng đài bất hủ về vẻ đẹp của ngƣời phụ nữ cần lao.
Exmêranđa trong Nhà thờ Đức Bà Paris bằng tình yêu thƣơng và đồng cảm với những ngƣời đồng cảnh ngộ đã dũng cảm qua hàng rào ngƣời trong đêm lễ hội đem nƣớc cho Cadimôđô uống trong lúc hắn bị xử phạt trên đài bêu vì tội bắt cóc và gây rối loạn ban đêm.
Có thể thấy mỗi nhân vật nữ của Hugo đều có một vẻ sinh động và một sức hấp dẫn riêng.