CHƢƠNG 1. TIỂU THUYẾT LÃNG MẠN CỦA V .HUGO
3.3. Nghệ thuật phân tích tâm lý nhân vật
3.3.1. Miêu tả nội tâm
Nhân vật lý tƣởng của V.Hugo luôn có một nội tâm đầy đặn, đa dạng để thể hiện những trằn trọc, suy tƣ, những trăn trở của mình về cuộc sống, con ngƣời. Nội tâm là toàn bộ thế giới bên trong của nhân vật, là những tâm tƣ, tình cảm riêng của mỗi con ngƣời. Đó là những tâm trạng, suy nghĩ, cảm xúc, cảm giác, những phản ứng tâm lý của bản thân nhân vật trƣớc cảnh ngộ, tình huống mà nhân vật chứng kiến hoặc thể nghiệm trên bƣớc đƣờng đời của mình. Nhân vật trong văn học lãng mạn luôn có một thế giới nội tâm phong phú, đa dạng.
Trong Những người khốn khổ, Phăngtin là nhân vật đƣợc khai thác nội tâm nhiều hơn cả trong các nhân vật nữ. Tâm trạng của Phăngtin đƣợc Hugo khai thác chủ yếu ở quãng thời gian sau khi bị phụ tình. Tác giả đã miêu tả tâm trạng Phăngtin với những cung bậc cảm xúc khác nhau. Nàng có cái cảm giác hạnh phúc, vui vẻ khi yêu và đƣợc yêu lúc thời con gái, lại có cảm giác đau đớn, xót xa khi bị ngƣời yêu ruồng bỏ và có cả cái cảm giác sung sƣớng, hạnh phúc khi làm mẹ. Khi bị ruồng bỏ “lòng nàng thầm giận con người tệ
bạc ấy”. Trong lòng Phăngtin lúc này không chỉ chứa đầy sự hận thù với
Tôlômét mà còn chứa đầy những lo lắng hoang mang “nhưng bây giờ biết
tính sao đây?... Nàng cảm thấy khốn quẫn đến nơi và không biết rồi còn tuột dốc tới đâu nữa” [21, 227]. Hugo bằng sự cảm thông và tấm lòng nhân đạo
của mình đã thể hiện chính xác, chân thực nỗi lòng của Phăngtin. Ngòi bút của nhà văn đã theo sát từng ý nghĩ, tâm trạng của nhân vật. Suốt cả một chặng đƣờng dài với vô vàn nỗi khốn khổ, nội tâm Phăngtin luôn chất chứa biết bao giằng xé. Nhà văn nhƣ trao ngòi bút cho nhân vật để nhân vật tự thể hiện tâm trạng của mình.
Nội tâm Phăngtin đƣợc thể hiện rõ nét nhất ở tình cảm dành cho con gái mình. Khi bị bỏ rơi với đứa con nhỏ, lại không nghề nghiệp, chị cảm thấy khốn quẫn đến nơi, nhƣng vì con, chị phải dũng cảm. Chị có ý định quay về quê hƣơng, đồng nghĩa với việc phải gửi con lại cho ngƣời khác để che giấu đoạn đời sa ngã của mình. Nghĩ đến đây chị đau khổ và “nàng lờ mờ thấy
trước một cuộc chia ly mới, còn đau đớn hơn cuộc chia ly trước đây. Lòng nàng se lại nhưng đành phải quyết tâm” [21, 228]. Tâm trạng chị lúc ấy có
cái đau đớn, xót xa vô bờ vì phải xa con, nhƣng lại có động lực đầy kiêu hãnh để hành động, bởi chị muốn con có cuộc sống đầy đủ. Những ngày làm việc trong nhà máy của ông Mađơlen, chị vui vẻ hẳn lên, lòng ham thích lao động trở lại, rồi “chị quên nhiều nỗi cay cực trước đây, chị chỉ còn nghĩ đến con
Côdét của chị và tương lai hứa hẹn”. [21, 266]. Niềm vui chẳng đƣợc bao lâu
thì chị lại phải hứng chịu nỗi đau đớn không tả xiết, nỗi đau vò xé tâm can chị. Chị bị đuổi việc và không biết sẽ nuôi con bằng cách nào đây? Những bức thƣ vợ chồng Tênácđiê đòi tiền nuôi Côdét làm chị khổ tâm, lo lắng, xót xa. Rồi chị lần lƣợt bán hết những thứ mà mình có thể để cho con, cứ mỗi lần bán tóc, bán răng rồi bán đi cả nhân phẩm của mình là mỗi lần nội tâm chị quặn thắt, dày vò ngày một dữ dội hơn. Có thể nói, bằng việc đi sâu vào phát hiện những gì sâu kín nhất trong tâm hồn Phăngtin, Hugo đã giúp ngƣời đọc hiểu rõ hơn về nhật vật này.
Với Côdét, Hugo vô cùng tinh tế khi diễn tả tâm trạng tràn ngập những cảm xúc rất mơ hồ, tinh tế của nàng khi tình yêu mới chớm nở “Côdét cảm
thấy một nỗi buồn mơ hồ nhưng sâu xa” [22, 582], “nàng thấy lòng đau như thắt và mỗi ngày mỗi xót xa thêm” [22, 591], “ngày nào nàng cũng nóng ruột chờ cho đến giờ để đi chơi” [22, 584], để đƣợc gặp Mariuytx. Côdét hạnh
phúc ngập tràn khi tình yêu trọn vẹn, đau đớn khi phải chia xa và hạnh phúc khi đoàn tụ. Tất cả những cung bậc cảm xúc ấy đều đƣợc Hugo diễn tả rất tinh tế.
Êpônin là nhân vật đa diện nhất trong tác phẩm, nhƣng đời sống nội tâm của cô ít đƣợc thể hiện hơn các nhân vật khác. Đối diện với Mariuytx, “cái dáng táo bạo của cô vẫn ngại ngùng, bâng khuâng, e thẹn, trâng tráo
bao giờ chẳng là một điều hổ thẹn” [22, 367]. Êpônin luôn táo tợn và liều
lĩnh, thế nhƣng bên trong cô là “đóa hồng trong cảnh cùng khổ”. Êpônin ít khi bộc lộ tâm trạng cảm xúc của mình, nhà văn cũng giấu kín đời sống nội tâm của nhân vật. Vẻ đẹp nhân vật này không hề đơn giản, nhƣng vẻ đẹp ấy lại đƣợc soi rọi chủ yếu từ hành động – những hành động có sức biểu đạt tâm lý sâu sắc.
Trong Nhà thờ Đức Bà Paris tác giả cũng miêu tả rất thành công cung bậc cảm xúc đau khổ xen lẫn hạnh phúc của Exmêranđa khi gặp lại ngƣời mẹ sau mƣời lăm năm xa cách. Khi gặp lại mẹ, cảm xúc đong đầy khiến cô chỉ thốt lên đƣợc hai tiếng “Mẹ ơi!”. Dƣờng nhƣ mọi ngôn từ lúc nào đều ẩn giấu đi, nhƣờng chỗ cho tình mẫu tử thiêng liêng cao quý. Ở đây cũng nhƣ trong rất nhiều trƣờng hợp khác, sự ngắn gọn, hàm súc, cô đúc trong ngôn từ của nhân vật lại có một khả năng biểu đạt mãnh liệt rất gần với khái niệm “sự im lặng hùng biện”.
Có thể nói rằng, V.Hugo đã tạo nên một thế giới nội tâm phong phú, dày dặn với nhiều cung bậc tình cảm, sắc thái khác nhau để nhân vật nữ của mình bộc lộ tâm hồn cao cả, vĩ đại cũng nhƣ trạng thái cô đơn luôn thƣờng trực trong tâm hồn, đồng thời tạo ra sự sinh động cho nhân vật và phần nào giúp ngƣời đọc hiểu hơn rõ hơn về nhân vật.