Quá trình hoàn thiện nhân cách

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nhân vật nữ trong tiểu thuyết của Victor Hugo (Trang 58 - 63)

CHƢƠNG 1. TIỂU THUYẾT LÃNG MẠN CỦA V .HUGO

2.2. Quá trình hoàn thiện nhân cách

Trong tiểu thuyết V.Hugo, nhân vật nữ của ông thƣờng có một hành trình chuyển biến, vật lộn với những đấu tranh nội tâm để hƣớng tới nhân cách hoàn thiện. Xây dựng những nhân cách đẹp hoàn thiện của các nhân vật lý tƣởng trong văn học lãng mạn nói chung, nhân vật nữ nói riêng chính là mục đích mà ngƣời nghệ sĩ lãng mạn theo đuổi. Các nhân vật nữ trong sáng tác của Hugo đa số đều gắn với phạm trù cái cao cả (còn gọi là cái trác tuyệt), là hiện thân của lý tƣởng, của giấc mơ về con ngƣời trong nghệ thuật lãng mạn. Khái niệm cái cao cả là một phạm trù mỹ học chỉ những gì có quy mô phi thƣờng, có bản chất khơi dậy trong con ngƣời khát vọng vƣơn tới, cả về vật chất lẫn tinh thần để đạt tới nó. Trong xã hội cái cao cả là sự vận động của lịch sử ở một quy mô rộng lớn, có sức cuốn hút con ngƣời vƣơn lên mạnh mẽ vì sự tiến bộ. Trong mỗi con ngƣời cái cao cả ngoài sự phản ánh sức mạnh bản chất của con ngƣời trong tự nhiên, còn phản ánh sức mạnh bản chất của con ngƣời thông qua các hiện tƣợng xã hội: đó là cái mạnh mẽ, sôi nổi, rực rỡ và gây nên những cảm xúc hào hứng, khâm phục, say sƣa.

Cái cao cả nằm trong mối quan hệ với cái đẹp. Đó là cái đẹp trong lao động, trong chiến đấu, trong hành vi đạo đức và sự ứng xử trong quan hệ xã hội nói chung của con ngƣời. Cái đẹp đó đƣợc mở rộng ra, phát triển cao hơn trong những hoàn cảnh khó khăn của cuộc sống; nó từ cái đẹp bình thƣờng đã trở thành cái đẹp cao cả. Cái cao cả trong cuộc sống thể hiện sự cố gắng không ngừng vƣơn lên thực hiện những nhiệm vụ có ý nghĩa xã hội rộng lớn, đƣợc nhiều ngƣời khâm phục, tôn vinh. Trong những trƣờng hợp này, cái đẹp phù hợp với ƣớc mơ, mong muốn của con ngƣời về lí tƣởng và phù hợp với

quan niệm của con ngƣời về cái chân, cái thiện. Nghệ thuật lãng mạn là nghệ thuật cao cả vì nó là nghệ thuật tâm hồn, nghệ thuật của tình yêu thƣơng gắn với sự hi sinh quên mình, sự khắc khổ và sự xám hối, sự cứu rỗi. Nhân vật nữ của V.Hugo đều là những con ngƣời cao cả. Các phẩm chất cao cả toát ra từ tâm hồn đến hành động của nhân vật, thể hiện giấc mơ lý tƣởng của con ngƣời trong nghệ thuật lãng mạn.

Các nhân vật nữ trong tiểu thuyết V.Hugo xuất thân từ bùn lầy và bằng

chính những phẩm chất, những hành động của mình đi lên đỉnh cao của phẩm giá.

Nhân vật Phăngtin trong Những người khốn khổ đã có quãng đời nhẹ

dạ cả tin, ham chơi khi còn tuổi trẻ. Và sau này, Phăng tin có những lúc đã rất xấu xa, lƣu manh, bất cần, trơ tráo…do hoàn cảnh xô đẩy. Chị nhục nhã bán mình kiếm sống. Mỗi lần ra phố, chị cảm thấy mình phải đối mặt với cả xã hội tàn nhẫn. “Mỗi khi ra phố chị cảm thấy ai cũng trông theo chị mà chỉ trỏ.

Ai cũng giương mắt nhìn chị mà không thèm chào hỏi. Sự khinh bỉ, chua chát,

lạnh lùng của kẻ qua đƣờng, xoáy vào da thịt, tâm hồn chị nhƣ ngọn gió bấc ” [21, 296]. Từ một ngƣời hiền lành, dịu dàng, Phăngtin trở nên “ trâng tráo ” trƣớc những cái nhìn khinh bạc của ngƣời đời. Thực tế cuộc sống buộc chị phải chấp nhận “ rồi chị cũng quen với cảnh túng đói. Lần đầu chị cũng dứt

khoát, hai ba tháng sau chị rũ bỏ hổ thẹn, đi lại ngoài phố như không có chuyện gì xảy ra. Chị thầm bảo và tự nhủ rằng “cóc cần” và đi lại ngẩng cao đầu, cười ngao ngán, chị cảm thấy mình đương hoá ra trâng tráo” [21,

296]. Thậm chí sa đoạ cùng quẫn còn khiến chị bắt nhân tình với một kẻ không yêu, không thƣơng mình. Đó là một tên khốn nạn, một tên gẩy đàn hành khất, một đứa vô nghề nghiệp. Chị bị hắn đánh đập bỏ rơi một cách dễ dàng... Chính những tội lỗi dằn vặt ấy mà sau này trƣớc khi nhắm mắt chị cho rằng, chỉ khi nào đƣợc gặp Côdét thì Chúa mới tha thứ cho chị. Trong lúc sốt

nặng, chị đã từng nói với các bà xơ: “Tôi là một người tội lỗi, song lúc mà

con tôi được đến với tôi thì tức là Chúa đã tha thứ cho tôi. Khi trước, tôi còn là con người hư hỏng. Tôi không dám đem con Côdét về nhà, tôi không nỡ để con tôi phải chịu nhìn tôi ngơ ngác và buồn rầu. Thế nhưng lại chính vì chút máu rơi ấy mà thân tôi nên nông nỗi này. Chính vì thế mà Chúa tha thứ cho tôi. Bao giờ Côdet ở đây, lúc ấy là lúc tôi chịu phúc Chúa ban cho” [21, 327].

Tuy nhiên, tình yêu thƣơng con sâu sắc và khả năng hy sinh tất cả bản thân mình vì con đã khiến nhân cách của chị đã ngời sáng hơn bao giờ hết. Nói cách khác, nhắc đến Phăngtin là độc giả nhớ ngay đến tình yêu thƣơng con cao cả của một NGƢỜI MẸ.

Êpônin lại có số phận tiêu biểu cho một tầng lớp ngƣời “sống không

tên không tuổi, chẳng ra đàn ông chẳng ra đàn bà, chẳng biết gì là thiện ác, vừa lớn lên đã mất tất cả mọi thứ trên cuộc đời, tự do không, đạo đức không, trách nhiệm cũng không… giống như những bông hoa rơi ngoài đường, bùn nhơ dây lên be bét, cho đến khi một bánh xe lăn qua nghiến nát”. Do hoàn

cảnh xô đẩy, cô gái trở lên táo tợn, liều lĩnh và bất cần đời. Tuy nhiên, cô gái ấy lại có tình yêu đơn phƣơng cao thƣợng bởi cô đã yêu chỉ để mà yêu, yêu một cách âm thầm lặng lẽ, không đòi hỏi nhận về mình bất cứ thứ gì với Mariuytx. Cô cũng có đức hi sinh giống Gavrốt, thậm chí còn lớn lao hơn. Nếu Gavrốt cho ngƣời khác mọi thứ bằng sự vô tƣ, hồn nhiên của một đứa bé thì trong Êpônin lại có sự giằng xé của tình yêu. Êpônin yêu Mariuytx nhƣng lại bảo vệ cho Côdét. Êpônin chấp nhận nhƣờng ngƣời mình yêu cho cô gái khác để ngƣời ấy đƣợc hạnh phúc. Cô thậm chí đã hy sinh tính mạng của mình để bảo vệ cho ngƣời mình yêu. Êpônine là nhân vật nữ duy nhất xuất hiện trên chiến lũy cũng là gƣơng mặt đa dạng nhất của Những người khốn

Có thể nói tình yêu, tình thƣơng có sức mạnh to lớn cảm hóa sâu sắc con ngƣời. Quá trình “yêu” và “thƣơng” này cũng đồng thời là quá trình nhân vật hoàn thiện dần nhân cách của mình trong cuộc đấu tranh với vô vàn trở lực bên trong tính cách và bên ngoài xã hội.

Các nhà văn lãng mạn không lý giải quá trình hoàn thiện nhân cách của nhân vật theo logic thông thƣờng của cuộc sống, mà để quá trình hoàn thiện này ẩn dấu, tiềm tàng bên trong nhân vật cho ngƣời đọc tự làm “thám tử” tìm tòi và phát hiện ra.

Trong tiểu thuyết lãng mạn Việt Nam ngƣời phụ nữ cũng thực sự là một thế giới đa sắc. Có thể nói, ở Đoạn tuyệt, Nắng thu, Lạnh lùng, Đôi bạn, Bướm trắng. Hồn bướm mơ tiên, Nửa chừng xuân, Con đường sáng... tâm lý

nhân vật nữ đƣợc thể hiện vô cùng phong phú, ngày càng phức tạp và đƣợc thể hiện ra nhƣ một quá trình, luôn luôn vận động và biến đổi. Đó không đơn giản chỉ là những mảnh đoạn, những trạng thái tâm lý mà còn là sự vận động đầy mâu thuẫn trong cả quá trình phức tạp của tình cảm và tƣ tƣởng, vô thức và ý thức, tƣ duy và tƣởng tƣợng... Họ là những ngƣời phụ nữ mới ý thức rất rõ quyền sống của một cá nhân. Ngƣời phụ nữ nhƣ Loan, Nhung, Mai… nếu ban đầu còn run sợ, còn phân vân do dự, chịu ảnh hƣởng nặng nề của tƣ tƣởng phong kiến không dám tự quyết trong tình yêu, hôn nhân của mình, lặng lẽ nhẫn nhịn, cam chịu; dần trải qua thời gian, qua sóng gió cuộc đời đã biết mạnh dạn, chủ động vƣơn lên đến với hạnh phúc và tình yêu đích thực. Họ phá tan đi rào cản của cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy mà Xăm xăm băng lối

vườn khuya một mình nhƣ nàng Kiều. Cuối cùng, nhờ sự chủ động của mình,

nhờ ý chí mạnh mẽ dám quyết định số phận của mình, họ đã phần nào chạm tay đƣợc vào hạnh phúc nhƣ họ từng mơ ƣớc.

Tiểu kết:

Nhƣ vậy, qua việc thể hiện tính cách và số phận các nhân vật nữ, có thể thấy, theo Hugo, tình thƣơng là phẩm chất tốt đẹp chính yếu của nhân cách con ngƣời và lý tƣởng hóa là nguyên tắc thẩm mỹ cơ bản của ông trong việc xây dựng nhân vật. Hơn thế nữa tình thƣơng trong quan niệm của Hugo còn là giải pháp xã hội, là tƣ tƣởng, là phƣơng tiện nhằm mang lại bình đẳng và hạnh phúc cho mọi ngƣời. Các nhân vật nữ trên trang sách của ông dù có bị quay cuồng trƣớc một xã hội dã man với những trò đùa độc ác của con ngƣời và tạo hóa, nhƣng qua đó, bản chất của họ lại đƣợc thể hiện chói lọi hơn. Rũ bỏ lớp áo choàng danh vọng, địa vị, thứ cao quý còn lại mà Hugo cho độc giả thấy là tình yêu thƣơng vƣợt mọi trở ngại của cuộc đời. Mỗi nhân vật nữ ông, với tính cách và thân phận của mình, là biểu tƣợng về những giới hạn mà bản thân Hugo đã thể nghiệm và từng gặp trên bƣớc đƣờng đời. Trải qua thời gian, những nhân vật của Hugo không phải hoàn toàn chết cứng, trừu tƣợng mà đã có đƣợc sự sống sôi động và phong phú mà soi mình vào đó ngƣời phụ nữ thời nào cũng thấy một chút bóng dáng…

CHƢƠNG 3. NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT NỮ TRONG TIỂU THUYẾT CỦA V.HUGO

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nhân vật nữ trong tiểu thuyết của Victor Hugo (Trang 58 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)