CHƢƠNG 1. TIỂU THUYẾT LÃNG MẠN CỦA V .HUGO
3.3. Nghệ thuật phân tích tâm lý nhân vật
3.3.3. Độc thoại nội tâm
Độc thoại nội tâm là lời của nhân vật tự nói với mình, thể hiện những cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật. Đó là tiếng nói bên trong tâm hồn nhân vật, là ý nghĩ, là lời tự nhủ thầm kín. Khắc họa tâm lý nhân vật nữ, V.Hugo thƣờng xuyên sử dụng các đoạn văn độc thoại nội tâm. Đó là lúc nhân vật bộc bạch tất cả nỗi niềm tâm sự, những vui buồn, những nỗi đau đớn day dứt trào lên từ đáy sâu tâm hồn con ngƣời. Đó là lúc nhân vật thật nhất. Độc thoại nội tâm là một biện pháp nghệ thuật đƣợc các nhà văn lãng mạn sử dụng phổ biến trong các sáng tác văn xuôi. Trong các trang tiểu thuyết của mình, nhà văn sử dụng biện pháp bộc lộ nội tâm nhân vật bằng chính dòng suy nghĩ và câu hỏi mà các nhân vật đặt ra cho mình, tự vấn mình. Những câu hỏi đó phần lớn không đƣợc trả lời. Chúng thƣờng đƣợc đặt ra sau mỗi sự kiện, mỗi biến cố, trƣớc mỗi hoàn cảnh cụ thể. Độc thoại nội tâm của nhân vật nữ trong hai tiểu thuyết Nhà thờ Đức Bà Paris và Những người khốn khổ đã toát lên suy nghĩ, tính cách và những phẩm chất tốt đẹp của các nhân vật, đồng thời thể hiện độc căng của cảm xúc.
Trong tiểu thuyết Những người khốn khổ ngƣời mẹ nghèo khổ Phăngtin luôn nghĩ đến đứa con gái bé bỏng của mình. Lúc gửi Côdét ở lại nhà Tênacđiê để quay về quê tìm việc, trong lòng chị đã xảy ra một cuộc vật lộn nội tâm đau đớn. Nếu mang con về mọi ngƣời sẽ dè bỉu, không ai thuê mƣợn
chị, để con ở lại thì thƣơng con. Cuối cùng chị đành phải gửi con lại để đi tìm một công việc nuôi nó. Khi tìm đƣợc việc để kiếm tiền, chị tự nhủ rằng sẽ dành dụm tiền, khi nào có đủ tiền chị sẽ đón con sơn ca bé nhỏ về ở với mình, hai mẹ con sống hạnh phúc bên nhau. Cuộc dời càng đen tối thì hình ảnh đứa con thân yêu lại càng chói sáng trong tâm hồn chị. Và đấy chính là động lực để Phăngtin làm việc, dù vất vả nhƣng chị vẫn cảm thấy vui trong lòng: “Chị
nghĩ đến việc đưa đứa con về. Nhưng về thế nào được! Về để cùng nhịn đói, nhịn khát ư? Vả lại, còn thiếu tiền của Tênacđie thì sao? Lấy gì mà trả? Còn tiền ăn đường đào ở đâu ra?” [21, 271]
Các câu hỏi trong dòng suy nghĩ của Phăngtin thật xót xa khi chúng chủ yếu xoay quanh vấn đề mà chị đang phải đối mặt là đồng tiền. Chỉ vì thiếu tiền mà chị từ một cô thiếu nữ vô cùng xinh đẹp phút chốc biến thành một ngƣời thiếu phụ tàn tạ, chỉ vì thiếu tiền mà chị không thể đoàn tụ cùng con gái - đứa con thơ ngây tội nghiệp mà chị yêu quý nhất trên đời. Những câu hỏi ấy liên tiếp vang lên khiến cho sự cùng quẫn của Phăngtin càng đƣợc nhấn mạnh, xoáy sâu. Trong lòng ngƣời mẹ ấy luôn yêu thƣơng con tiềm tàng day dứt “Bao giờ ta giàu thì ta sẽ đón Côdét của ta về với ta” [21, 274]. Lời tự nhủ của chị khiến cho mọi ngƣời thấy xót xa với cảnh bần cùng của ngƣời mẹ. Có lẽ giấc mơ ấy quá xa xôi đối với chị - một ngƣời lao động thủ công, một công nhân bị thải hồi không đƣợc xã hội chấp nhận phải kiếm từng đồng xu nhỏ để sinh tồn thì biết đến khi nào mới có thể giàu? Thế nhƣng qua những dòng nội tâm của Phăngtin chúng ta có thể thấy chị là một ngƣời mẹ yêu con tha thiết, hy sinh tất cả cho con mình. Đến khi nằm trên giƣờng bệnh chị vẫn luôn trăn trở muốn gặp lại Côdét. Chị cứ lẩm bẩm một mình: “Giờ thì
mẹ con ta sắp được sung sướng rồi! Ta sẽ có một cái vườn nhỏ trước hết! Ông Mađơlen đã hứa như thế mà. Con ta chơi đùa ở ngoài vườn. Nó chắc đã thuộc mặt chữ rồi, ta sẽ bắt nó đánh vần. Nó tha hồ mà đuổi bắt bướm trong
cỏ. Ta ngồi nhìn nó chạy chơi. Rồi nó sẽ chịu nó lần đầu. Ừ nhỉ! Bao giờ thì nó chịu lễ lần đầu” [21, 412]. Từ những ngày đầu bế con lang thang cho đến
lúc chết đây là lần đầu tiên và duy nhất Phăngtin thổ lộ những mong muốn về cuộc sống của hai mẹ con chị. Những mong muốn trong tƣởng tƣợng của Phăngtin thật giản dị và đáng trân trọng. Đoạn độc thoại nội tâm ấy giúp ngƣời đọc hiểu hơn về Phăngtin, đồng thời khẳng định đƣợc tình thƣơng con và vẻ đẹp tâm hồn của chị.
Êpônin rất ít độc thoại, nhân vật này chủ yếu là hành động và đối thoại. Êpônin cũng là nhân vật cất tiếng hát nhiều nhất trong tác phẩm. Êpônin hát không nhằm cho ngƣời khác nghe mà cô hát với chính mình, hát về mình:
“Đói quá cha ôi, Làm gì có cháo Rét quá mẹ ôi, Làm gì có áo”.
[22, 362]
Lời hát ấy cũng chính là lời bộc bạch, lời than thở của chính Êpônin. Qua đó ta thấy đƣợc tình cảnh nghèo đói, đáng thƣơng mà cô phải chịu đựng. Một lần khác cô hát với Mariuytx hay hát với chính mình:
- “Duyên tình ngắn ngủi một tuần thôi,
Giây phút hạnh phúc khéo vội trôi Say đắm ích gì trong chốc lát?
Đã yêu, nên yêu, yêu mãi, yêu hoài!...”
- “Chàng dứt tình em theo sự nghiệp Lòng đau quyện mãi bước chân ai”.
[22, 420 - 421]
Tiếng hát ấy nhƣ là lời giãi bày tình yêu thầm kín của cô đối với Mariuytx. Cả nỗi khổ, cả tình yêu Êpônin đều không nói thành lời, cô chỉ có
thể dùng tiếng hát để bộc bạch mình. Có thể nói độc thoại nội tâm là lúc nhân vật thật nhất với mình. Qua đó ngƣời đọc có những giây phút lắng đọng để có thể nhìn sâu vào nhân vật, biết nhân vật nghĩ gì và nhà văn muốn nói gì. Ở trƣờng hợp Êpônin thì quả đúng nhƣ vậy.
Còn đối với Côdét – cô bé luôn sống trong sợ hãi của tuổi thơ cay đắng tủi hờn, là nhân vật có độc thoại nội tâm nhiều hơn cả. Từ nhỏ khi sống với vợ chồng Tênacđiê, bị đánh đập quá nhiều Côdét đã là đứa bé lầm lỳ ít nói. Khi nhìn thấy con búp bê trong cửa hàng, Côdét nghĩ bụng “con búp bê này
chắc nó sung sướng lắm nhỉ?” [21, 549]. Đó là suy nghĩ rất ngây thơ của Côdét nhƣng lại thể hiện ƣớc muốn đƣợc sống sung sƣớng hạnh phúc không phải làm việc nặng nhọc, không bị đánh đập. Những đoạn độc thoại ấy vừa cho thấy nét ngây thơ trong tâm hồn Côdét, vừa cho thấy tình cảnh đáng thƣơng của cô bé. Sau này, ở tuổi thiếu niên cô lại lớn lên trong tu viện, sống cùng một ngƣời cha hết mực yêu thƣơng cô nhƣng lại không có kinh nghiệm của một ngƣời mẹ nên sự suy nghĩ của cô cũng giản đơn theo. Mỗi khi nghĩ về mẹ, Côdét lại không thể hình dung ra đƣợc mẹ mình là một ngƣời phụ nữ nhƣ thế nào và thậm chí cô còn không hiểu đƣợc khái niệm mẹ. Chính vì vậy mà “có khi Giăng Vangiăng đang ngồi, nàng đến áp má vào đầu tóc bạc phơ
và lặng lẽ để rơi vào đấy mấy giọt nước mắt: Ông này có lẽ là mẹ ta đây”
[22, 572]. Côdét đã từng có tuổi thơ hãi hùng tại nhà Tênacdiê, nên đối với Côdét, từ trong tiềm thức, Giăng Vangiăng là ngƣời duy nhất tốt với nàng, thế nên nàng nghĩ chắc ông là mẹ nàng. Khi đã trở thành thiếu nữ, lần đầu Côdét tự nhủ về mình: “Hay là ta đẹp thật? Ta mà đẹp thì lạ lùng quá nhỉ?” [22, 574]. Đây cũng là những suy nghĩ thƣờng thấy của cô gái ở độ tuổi mới lớn. Những suy nghĩ ấy, cho thấy Côdét không phải là một đứa trẻ nữa mà đã trở thành một thiếu nữ thực sự. Nhận đƣợc thƣ của Mariuytx, Côdét băn khoăn tự hỏi: “Những trang này từ đâu đến? Ai là người đã viết ra?” [22, 634], “À
phải, ta nhận ra tất cả những lời này rồi! Ta đã đọc hết trong mắt chàng trước kia rồi” [22, 635]. Đó là những dấu hiệu đầu tiên khi tình yêu gõ cửa.
Suy nghĩ của nàng về Mariuytx sau một thời gian không gặp chàng cũng thật trong sáng “Ừ nhỉ? Nàng buột miệng. Ta không nghĩ đến anh chàng đó nữa” [22, 618]. Thế rồi từ đây tất cả những suy nghĩ của Côdét hoàn toàn hƣớng về Mariuytx. Qua những đoạn độc thoại ngắn của Côdét chúng ta có thể cảm nhận đƣợc tính cách của cô tiểu thƣ này, đó là tính cách của một thiếu nữ có tâm hồn không phong phú, suy nghĩ giản đơn, hời hợt. Điều này cũng lý giải cho sự vô tâm của Côdét với Giăng Vangiăng ở cuối tiểu thuyết khi nàng kết hôn cùng Mariuytx. Say sƣa với hạnh phúc và muốn chiều lòng Mariuytx, Côdét đã quên dần sự tồn tại của ngƣời cha hết mực yêu thƣơng nàng, cho nàng tất cả sự sung sƣớng mà không hề nhận ra sự vô tâm của mình, thế nên dù thế nào nàng cũng không cảm thấy ân hận. Khi Giăng Vangiăng sắp chết, thấy Mariuytx đau khổ vì ân hận, nàng đã lao vào ôm hôn Giăng Vangiăng chỉ với suy nghĩ làm vừa lòng Mariuytx và giảm đi lỗi lầm cho chồng mình, nàng cũng không hiểu đƣợc sao Mariuytx lại đau khổ đến thế.
Độc thoại nội tâm là một trong những nghệ thuật đặc trƣng của văn học lãng mạn, nó góp phần thể hiện thành công hình tƣợng nhân vật nói chung, nhân vật nữ nói riêng. Và V.Hugo đã sử dụng có hiệu quả nghệ thuật này để xây dựng nhân vật trong các tiểu thuyết; đặc biệt làm nổi bật lên những tính cách đa chiều của những nhân vật nữ trong sáng tác của ông.