CHƢƠNG 1. TIỂU THUYẾT LÃNG MẠN CỦA V .HUGO
3.2. Các thủ pháp nghệ thuật đặc trƣng
3.2.1. Cường điệu, phóng đại
Để làm nổi bật lý tƣởng và biểu hiện tình cảm chủ quan của nhà văn đối với nhân vật, chủ nghĩa lãng mạn có những nét đặc sắc trên hình thức nghệ thuật. Nghệ thuật lãng mạn đặc biệt ƣa thích vận dụng các thủ pháp biểu
hiện nghệ thuật có tác dụng nhấn mạnh yếu tố chủ quan nhƣ phóng đại, cƣờng điệu và xây dựng một ngôn ngữ mĩ lệ... để tổ chức nên một thế giới nghệ thuật lý tƣởng phi thƣờng. Cƣờng điệu nghĩa là trình bày, thể hiện trên mức của sự thật một mặt nào đó của sự vật, hiện tƣợng để làm ngƣời ta chú ý, làm nổi bật cái cần miêu tả. Phóng đại là mô tả một đối tƣợng nào đó nhƣng với kích thƣớc, tầm vóc lớn cao hơn bình thƣờng. Hình tƣợng nghệ thuật trong văn học lãng mạn thƣờng đƣợc khổng lồ hóa, thƣờng mang tầm vóc phi thƣờng, vĩ đại.
Chủ nghĩa lãng mạn quan niệm: cái bình thường là cái chết của nghệ
thuật. Vì thế, nhà văn lãng mạn ƣa sử dụng các thủ pháp cƣờng điệu, phóng
đại để làm nổi bật hình ảnh, tầm vóc của nhân vật. Nếu chủ nghĩa cổ điển chú trọng đến cái chung, cái ý nghĩa khái quát khi xây dựng tính cách mà coi nhẹ cái riêng, cá tính thì ngƣợc lại, chủ nghĩa lãng mạn thích đi tìm cái phi thƣờng, cái ngoại lệ gắn liền với khổng lồ hóa, lí tƣởng hóa. Bởi vậy, trong cấu trúc hình tƣợng nhân vật của chủ nghĩa lãng mạn, cái phi thƣờng, ngoại lệ bao giờ cũng lấn át cái bình thƣờng, phổ biến, cá thể hóa lấn át khái quát hóa. Điều này thể hiện đặc biệt rõ nét ở hệ thống nhân vật của V.Hugo.
Là một nhà văn lãng mạn, V.Hugo thƣờng dùng phƣơng pháp xây dựng những hình tƣợng to lớn để mô tả những tâm hồn siêu việt, những đột biến cao cả trong lòng ngƣời, gây ấn tƣợng hùng vĩ cho ngƣời đọc. Nhân vật nữ của ông đều sáng ngời đức hy sinh quên mình.
Ở tiểu thuyết Những người khốn khổ, Phăngtin đƣợc miêu tả với một
vẻ đẹp rực rỡ. Nàng có hàm răng trắng nhƣ ngọc, mái tóc vàng óng ả: Hàm răng tuyệt mĩ của nàng, chắc hẳn trời giao cho cái chức năng là cười. Mớ tóc dày vàng óng rất dễ sổ, nàng phải luôn luôn cặp lại, cái mái tóc thường xuyên như muốn bồng bồng, tung bay ấy, hình như đặt trên đầu nàng tiên Galatê để cho nàng chạy dưới cánh liễu thì mới phải [21, 195]. Đó không chỉ
là vẻ đẹp của một ngƣời con gái bình thƣờng, mà ở nàng là vẻ đẹp của một nàng tiên, một vị thần, một vẻ đẹp toát ra sự trong trắng và trinh bạch: Kẻ nào
quan sát nàng một cách chu đáo sẽ thấy ở người nàng, từ tất cả những cái say mê của tuổi xuân, của nắng hạ, của tình yêu, đều toát lên một vẻ dè dặt, khiêm tốn, không gì thắng nổi. Chính cái ngạc nhiên, trong trắng ấy là chỗ phân biệt Pxisê và Vệ nữ [21, 197]. Có thể thấy V.Hugo đã cƣờng điệu, phóng đại miêu tả vẻ đẹp của Phăngtin đẹp đến tột đỉnh, một vẻ đẹp sánh ngang các nữ thần. Nhà văn sử dụng thành công phƣơng thức nghệ thuật của chủ nghĩa lãng mạn mà ở đó cái đẹp đƣợc miêu tả đến tận cùng, đến đỉnh điểm của nó. Và Phăngtin không chỉ đẹp hoàn hảo ở ngoại hình mà nàng còn đƣợc nhà văn tuyệt đối hóa ở phƣơng diện vẻ đẹp tâm hồn. Phăngtin dành hết tình yêu thƣơng của mình cho con. Phăngtin có một tâm hồn đẹp đẽ và cao thƣợng sánh ngang với Đức Mẹ. Nàng là một biểu tƣợng đẹp đẽ, cao cả của tình mẫu tử.
Sự hy sinh cao cả của Êpônin trên chiến lũy cho ngƣời mình yêu mà không mong đền đáp cũng là một sự mô tả cƣờng điệu của Hugo. Sự hi sinh của cô thật thầm lặng, ngoài Mariuytx thì chẳng ai biết đến. Trong lúc hấp hối đó, chắn chắn Êpônin có nghĩ tới Côdét nên chỉ xin nụ hôn ở trán, cô không muốn đòi hỏi xa hơn sẽ làm tổn thƣơng Côdét. Cô gái có số phận đau khổ, cằn cỗi ấy đã tạo nên vẻ đẹp cho chính mình bằng một tình yêu cao thƣợng. Cái chết của cô là biểu tƣợng cao cả nhất của cái đẹp trong tình yêu. Viên đạn “lạc” trên chiến lũy ấy, không nhằm vào cô mà dƣờng nhƣ nhằm vào trái tim tràn ngập tình yêu của cô: một biểu tƣợng tuyệt vời của Hugo về tình yêu và
thân phận bị ruồng bỏ.
Exmêranđa trong Nhà thờ Đức Bà Paris đã đƣợc nhà văn miêu tả với
vẻ đẹp ngoại hình thiên phú. Cô dƣờng nhƣ thuộc “sở hữu” của thiên nhiên, đất trời. Exmêranđa xuất hiện ngời sáng trên quảng trƣờng – một Exmêranđa
duyên dáng, tinh khiết, trong trẻo – một tuyệt phẩm của tạo hóa. “Cô không
cao lớn, mặc dù có vẻ như vậy, vì dáng người thanh mảnh vươn lên hết sức ngạo nghễ. Nước da nâu nhưng ban ngày nó ánh lên màu hồng tươi đẹp của dân Ăngđuludi và dân La Mã. Bàn chân nhỏ nhắn cũng là chân người Ăngđuludi, vì xỏ vừa khít vừa thoải mái vào đôi giày xinh xắn. Cô ta nhảy múa, xoay tròn, quay tít trên tấm thảm Ba Tư cũ, trải tạm dưới chân; và mỗi lần quay tròn, khuôn mặt rạng rỡ của cô lại lướt qua đôi mắt to đen ngời sáng như ánh chớp” [20, 93]. Exmêranđa là nhân vật thu hút sự chú ý đặc biệt
của ngƣời dân Paris. Một dáng vẻ xinh đẹp đầy biến động nhƣng cũng đầy dịu dàng tƣơi mát và khoáng đạt. Qua suốt chiều dài cuốn tiểu thuyết, Exmêranđa đã xuất hiện ngày càng đẹp cả về phẩm chất cũng nhƣ hình hài của nàng. (Điều đáng trách của nàng nếu có, cũng nhƣ của nhân vật nữ xinh đẹp khác của Hugo, nàng Côdét, đó là sự nông cạn. Phải chăng đó cũng là nhận định của chính Hugo về những ngƣời đẹp?)
Có thể nói, các nhân vật đƣợc phóng đại, cƣờng điệu cả về vẻ đẹp bề ngoài, sức mạnh và lòng tốt, từ đó V.Hugo khổng lồ hóa nhân vật nữ của mình để họ mang một tầm vóc lớn lao, kì vĩ vƣợt xa con ngƣời tầm thƣờng trong xã hội thực tại. Họ là những biểu tƣợng hoàn hảo cho cái đẹp, hoàn toàn đối lập và không thể chung sống với bóng tối của xã hội tƣ sản, họ buộc phải chết để tới một cõi đẹp hơn, rời bỏ trần gian bay về trời giống nhƣ Helen trong Faust hay Rêmêđiốt – Ngƣời đẹp trong Trăm năm cô đơn sau này.