CHƢƠNG 1. TIỂU THUYẾT LÃNG MẠN CỦA V .HUGO
2.1. Sự tƣơng phản giữa thân phận và nhân phẩm
2.1.1. Thân phận thấp hèn, số phận đau thương của các nhân vật nữ
những kẻ nhỏ bé, cùng khổ và yếu đuối nhất xã hội
Sống trong xã hội tƣ sản vô nhân đạo, V.Hugo nhận thấy số phận bấp bênh, chìm nổi của ngƣời phụ nữ. Ông cảm thông sâu sắc với cuộc đời đau
khổ của họ. Trƣớc Phăngtin, trong tiểu thuyết Nhà thờ đức bà Paris, V.Hugo đã nhắc đến hình ảnh ngƣời đàn bà điên dại, sống cô đơn trong một căn hầm tăm tối của một dòng tu. Đó là Pakettơ. Ngƣời đàn bà ấy, thời trẻ đã từng làm say đắm bao ngƣời. Nhƣng xã hội đã đẩy cô vào con đƣờng đau khổ. Một cuộc sống mòn mỏi, ê chề với “nghèo đói trên môi” và “sa đoạ trong tim” ở các tiểu điếm đã in lên đời cô. Ngƣời phụ nữ ấy bị bỏ rơi, bị xua đuổi. Tuổi xuân của cô tàn tạ bởi sức phá hoại của cuộc sống ghê tởm. Tuy nhiên, cô vẫn giữ trong tim mình tình yêu với đứa con thơ dại. Bao nhiêu năm sống cuộc đời điên dại, niềm mơ ƣớc đƣợc gặp con đã trở thành hiện thực. Nhƣng trớ trêu thay, đứa con gái của cô – vũ nữ Exmêranđa xinh đẹp lại bị ngƣời ta kết án tử hình vì không chịu hiến mình cho linh mục Phrôlô. Pakettơ phải ngậm ngùi bởi không cứu đƣợc con mình. Có thể nói, những bất hạnh Pakettơ chịu đựng chính là phác thảo đầu tiên để V.Hugo nói về Phăngtin đầy đủ hơn, rõ nét hơn.
Exmêranđa – con gái của Pakettơ là một vũ nữ tài hoa, xinh đẹp nhƣng kết thúc cũng mang một bi kịch tột cùng đau khổ. Cô gái trẻ có một tuổi thơ bất hạnh và một số phận đau thƣơng: Exmêranđa bị bắt cóc xa rời Pakettơ khi chƣa đầy một tuổi. Cô phải sống lang thang với đám ngƣời du thủ du thực mà lòng luôn khát khao tìm lại đƣợc mẹ. Sau này khi lớn lên, vẻ đẹp của cô gái độ tuổi trăng rằm đã tạo nên sự bất hạnh cho cô, khi linh mục Phrôlô say mê sắc đẹp cho Exmêranđa và là một trong những nguyên nhân gây lên cái chết thảm thƣơng cho Exmêranđa.
Cả cuộc đời Exmêranđa giống nhƣ một huyền thoại. Sống tự do nhƣ khí trời, sống gần nhƣ man dại cuộc đời Bohémiens giữa cái gọi là nền văn minh quý tộc, tu sĩ, Exmêranđa - một thứ đàn bà của định mệnh, đã khơi gợi tình yêu cho nhiều ngƣời và tự mình cũng yêu si mê cuồng nhiệt. Với cô, tình yêu mạnh hơn cái chết. Yêu Phêbuýt, cô yêu tuổi trẻ, yêu một viễn ảnh tƣơng
lai xán lạn, tƣơi đẹp, nhƣ vẻ ngoài quyến rũ của viên sĩ quan. Với cô, Phêbuýt là trên hết. Cô đã cho con dê trắng của mình xếp chữ PHÊBUÝT. “Phêbuýt – Đó là một từ mà cô gái tin có phép nhiệm màu bí mật nào đó. Cô thƣờng khẽ nhắc tới khi có một mình”. Cô yêu Phêbuýt, yêu với tất cả sự say mê của tình yêu đầu tiên. Để sau đó khi thấy Phêbuýt ngã vật xuống sàn nhà cô đã ngất đi. Khi bị đƣa đến giàn treo cổ, cô không nghĩ đến ai ngoài Phêbuýt. Cô khẩn nài quan tòa: “Ôi quý tòa, trƣớc khi giết tôi, hãy làm phúc cho tôi biết hiện chàng còn sống không?”. Cô đã yêu Phêbuýt với tất cả sự chân thành và trong sáng nhất của mình. Cô yêu, tin Phêbuýt và cố gắng sống trọn vẹn với niềm tin ấy. Cho dù niềm tin ấy, tình yêu ấy là một trong những nguyên nhân đẩy cô tới cái chết. Cô yêu mù quáng trong tình yêu. Cô hƣớng cả tâm hồn lẫn thể xác vào Phêbuýt mà không biết rằng đằng sau vẻ đẹp trai, hào hoa là một tâm hồn trống rỗng. Bị đƣa đến giàn bêu, phải chịu nhục hình và sẽ phải kết thúc cuộc đời ở giá treo cổ nhƣng cô vẫn tìm kiếm Phêbuýt. Trong khi đó, hắn đã hầu nhƣ quên lãng cô vì hắn còn phải “chăm sóc” nhiều cô gái khác. Cadimôđô đã đi tìm hắn cho cô. Cadimôđô đã thấy hắn đang vui vẻ cùng một cô gái khác trong khi cô đã đợi hắn cả đêm, đợi với một niềm hi vọng lẫn tình yêu. Phêbuýt là hình ảnh hiện hữu duy nhất trong trái tim Exmêranđa. Khi bị đƣa vào vòng tra khảo, khi bị tra tấn kẹp chân, khi “cô gái bất hạnh cảm thấy sâu xa cả Chúa lẫn loài ngƣời đều bỏ rơi mình, đành gục đầu xuống ngực nhƣ một vật bất động đã kiệt lực”. Cô thầm kêu: “Ôi! Phêbuýt của em”. Cô gọi tên Phêbuýt nhƣ một sự hối lỗi tƣởng nhƣ vì hò hẹn với nàng mà hắn bị giết. Cô gọi Phêbuýt nhƣ để tiếp thêm niềm hy vọng, tiếp thêm sức lực trong cơn đau đớn. Cô luôn bị dằn vặt, đau khổ bởi vì mình mà ngƣời cô yêu đã chết. Khi nghe chánh án tuyên bố chính cô đã giết đại úy Phêbuýt, lòng dạ cô đau nhƣ thắt, cô không ngờ cuộc đời lại nghiệt ngã với cô đến vậy. Cô đã khóc, khóc rất nhiều. Cô khóc vì thƣơng nhớ Phêbuýt, cô khóc cho tình yêu đầy trắc trở
của mình. Vậy mà trong khi đó, Phêbuýt đã quay về đơn vị, nơi cách Paris vài trạm đƣờng để tránh mọi sự rắc rối có thể đến. Hắn không muốn tên tuổi của hắn bị vạ lây qua vụ án lôi thôi, kì quặc này. Lúc cận kề cái chết, cô vẫn nghĩ đến Phêbuýt với tất cả thƣơng yêu “đôi môi trắng chợt mấp máy nhƣ cầu nguyện, và khi gã phụ việc đao phủ lại gần để đỡ cô xuống xe, hắn nghe thấy cô thầm nhắc cái tên “Phêbuýt”. Cô yêu hắn, đau khổ vì hắn và tự huyễn hoặc rằng hắn cũng yêu cô một cách chân thành. Thân xác cô bị đánh đập, trái tim cô tan nát vì hắn. Và nếu cô biết đƣợc rằng, lúc cô sắp từ giã cõi đời thì hắn đang trong vòng tay của một ngƣời con gái khác và nhìn cô. Thật bất hạnh cho cô! Vậy nhƣng, đau khổ vẫn chƣa buông tha. Khoảnh khắc cô đau đớn luyến tiếc cuộc đời, cô đã thấy hắn “ngƣời bạn tình, vị chúa tể của cô, một biểu hiện khác của cuộc đời cô”. Lúc tuyệt vọng nhất cô đã tìm thấy niềm hy vọng, hy vọng Phêbuýt sẽ cứu cô, nhƣng sự thật là sự thật! Phêbuýt bỏ vào trong cùng ngƣời tình mới. Câu hỏi của cô: “Phêbuýt! Anh có tin là vậy không?” đong đầy nƣớc mắt. Cô hỏi Phêbuýt có tin tình yêu của cô không, có tin cô đã giết chàng không? Câu hỏi không lời đáp. Thế là hết, cô chẳng còn chỗ bấu víu nào nữa khi hắn là một tên đểu giả. Cô vẫn ngộ nhận rằng hắn là một chàng trai đứng đắn nhƣ vẻ ngoài của hắn. Đau khổ của cô, bi kịch của cô là ở chỗ đó, ở chỗ niềm tin, tình yêu bị đặt nhầm chỗ. Exmêranđa dửng dƣng với tình yêu của Cadimôđô, Phrôlô mà chạy theo Phêbuýt. Khƣớc từ tình yêu của những ngƣời khác, cô lại ngập chìm trong đau khổ của chính mình và cô chỉ nhận đƣợc sự lừa dối.
Không những thế, trớ trêu và bất hạnh nữa trong cuộc đời Exmêranđa là mọi ngƣời coi cô nhƣ phù thủy. Cô là ai? Bố mẹ ở đâu? Không ai rõ. Chính cô cũng không biết cha mẹ mình thế nào? Exmêranđa bất hạnh ngay từ nhỏ, chƣa đầy một tuổi cô bị đánh cắp, bọn ngƣời Ai Cập đã tàn nhẫn dứt cô ra khỏi vòng tay yêu thƣơng của ngƣời mẹ. Sống cuộc đời lƣu lạc, không có chỗ
dừng chân, Exmêranđa không có gia đình ruột thịt, sống chung trong cộng đồng của những ngƣời dân du thủ, du thực. Sau này khi lớn lên , cô lƣu la ̣c khắp nơi cùng nhƣ̃ng ngƣời hát múa rong , cùng chú dê Djali thân thuộc và cũng là bạn của mình , mang tiếng hát và sƣ̣ tƣ̣ do cho mo ̣i ngƣời , đồng thời cũng là để đi tìm lại cha mẹ của mình . Có thể thấy bi kịch lối tiếp bị kịch trong cuộc đời Exmêranđa. Những ngƣời mà cô yêu quý và cần đƣợc yêu thì không mang lại cho cô tình cảm chân thành khiến cô thấy quanh mình toàn móng vuốt không biết nƣơng tựa vào đâu. Cho đến những giây phút cuối cùng chính ngƣời đàn bà trong dòng tu kín lúc nào cũng nguyền rủa cho cô chết lại chính là ngƣời mẹ mà cô khát khao đƣợc gặp mặt bấy lâu nay. Ngƣời mẹ mà cô tìm kiếm gần hai mƣơi năm nay, ở ngay cạnh cô mà cô lại luôn “khiếp sợ” và chính mẹ cô lại là ngƣời luôn “căm thù” cô. Ngƣời mẹ ấy đã nhận ra cô qua đôi giày của trẻ con mà Exmêranđa luôn mang bên ngƣời là do bà làm cho cô khi còn nhỏ. Tƣởng rằng hạnh phúc đã đến với hai mẹ con, tƣởng rằng đƣợc gặp mẹ cô sẽ có một mái ấm gia đình. Thế nhƣng, đau đớn và nghiệt ngã thay khi mẹ con nhận ra nhau cũng là lúc cảnh binh đã tìm đƣợc nơi ẩn nấp của Exmêranđa. Mẹ con sau mƣời lăm năm nhận ra nhau, khóc cƣời chƣa kịp, lại bị bắt lại (cũng do thói nông cạn đàn bà của Exmêranđa đã đặt tình yêu lầm chỗ?). Sự hiểu lầm nọ đan chéo vào sự hiểu lầm kia, khiến bi kịch càng lúc càng trở nên căng thẳng. Ngƣời mẹ hết sức bảo vệ con, nhƣng Exmêranđa vẫn bị bắt đi. Exmêranđa sống trong bi kịch và kết thúc cuộc đời trong bi kịch: cô bị treo cổ còn ngƣời mẹ thì gục chết ngay vì không thể vƣợt qua nỗi đau. Đó là bi kịch của những cuộc đời bất hạnh. Có thể thấy, trong
Nhà thờ Đức Bà Paris xa cách thì nhiều mà giây phút gặp lại thì quá ngắn ngủi để rồi sau đó là sự chia ly vĩnh viễn. Sự chia sẻ của nhà văn với nỗi đau mà nhân vật phải chịu, sự căm phẫn khi khắc họa nỗi đau của nhân vật mà xã
hội gây ra, nhiệt tình tố cáo bất công xã hội... chính là những ý tƣởng và cảm xúc đã làm nên giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm…
Trong tác phẩm Những người khốn khổ, Phăngtin là nhân vật có số
phận bất hạnh nhất. Cuộc đời đầy đau khổ của chị tạo nên một ám ảnh xoáy sâu trên từng trang giấy. Những câu văn viết về chị nhƣ có máu chảy ở đầu ngọn bút khiến ngƣời đọc không khỏi ám ảnh xót xa. Từ thuở lọt lòng, chị đã chịu những bất hạnh, khổ đau. Chị chính là “bông hoa mọc lên từ trong quần
chúng. Ở trong lòng bóng tối dày đặc nơi đáy sâu của xã hội nhô lên. Nàng quả là một người không tên, không tuổi, không ai biết… Cha mẹ là ai? Người ta không thấy nàng có cha mẹ và gọi nàng là Phăngtin” [21, 207]. Nhƣ vậy,
nỗi khổ của Phăngtin trƣớc hết là nỗi khổ của một trẻ mồ côi, không cửa, không nhà, không ngƣời thân. Tuổi thơ của nàng là tuổi thơ của một trẻ lang thang nơi vỉa hè đầu phố “Thuở nàng còn là một con bé đi chân không trên hè
phố, khách qua đường ai muốn gọi tên gì thì gọi. Nàng hứng lấy một cái tên như hứng nước từ trên trời rơi xuống” [21,127 ].
Lớn lên, bƣớc vào cuộc sống, Phăngtin càng trở nên khốn cùng. Bản thân nàng phải tự bƣơn trải. “Năm lên 10, Phăngtin rời bỏ thành phố đi ở cho
một gia đình trung nông ngoại thành. Năm 15 tuổi lên Pari để lập nghiệp”
[21, 207 ]. Cũng từ đây cuộc đời Phăngtin liên tiếp những khổ cực. Xuất phát là mối tình đầu chớm nở. Nàng dành tất cả tình cảm chân thành say đắm cho Tôlômiet. Đó là một anh chàng sinh viên, con nhà tƣ sản. Nhƣng thật bất hạnh, Phăngtin lại bị phụ tình. Sau chuyến du lịch về đồng quê, cũng nhƣ ba ngƣời bạn: Đalia, Đêphin, Phavarit, Phăngtin bị bỏ rơi. Bởi bốn chàng trai cho rằng họ phải trở về với bổn phận, với mẹ cha, nề nếp. Phăngtin vô cùng đau đớn, nàng khóc cho mối tình đầu, khóc cho chính bản thân. Bởi “nàng đã
hiến thân hoàn toàn cho Tôlômiet và tội nghiệp nàng đã có con” [21, 242 ].
nghèo nàn buồn bã, chị ăn mặc như thợ sắp quay về làm nông dân. Chị còn trẻ lắm” [21, 246]. Phăngtin mong đƣợc chia sẻ, an ủi nên chị viết thƣ gửi
Tôlômiet. Nhƣng điều chị nhận đƣợc chỉ là sự vô vọng. Trơ trọi giữa cuộc đời, không một ngƣời sẻ chia, cảm thông, đỡ đần, Phăngtin lâm vào túng quẫn. Chị trở thành kẻ “tứ cố vô thân”. “Nàng cảm thấy túng quẫn đến nơi và
không biết còn tuột dốc đến đâu nữa” [21, 248]. Có thể nói, cái mệnh “khốn
khổ” cứ đeo đẳng mãi đời chị. Nó không buông tha mà đẩy chị vào con đƣờng tăm tối. Không còn cách nào khác, “nàng quyết định từ bỏ tất những
thứ mình có, thay áo hàng, mặc áo vải. Những thứ áo lụa, dải là đăng ten, nàng đem chữa tất cả cho con, niềm kiêu hãnh thiêng liêng độc nhất. Có gì nàng đem bán tất để trang trải nợ nần” [21, 248 ]
Không những thế, mang một tình yêu lớn lao nhƣng lúc nào chị cũng cô đơn, có con nhƣng không đƣợc ở cùng với nó mà cứ lủi thủi một mình. Bởi thực tế xã hội tƣ sản không chấp nhận một ngƣời phụ nữ đi làm có con nhƣng không có chồng. Hoàn cảnh bắt buộc Phăngtin phải gửi con cho gia đình Tênacđiê để có việc làm. Vì thế, Phăngtin phải chịu nỗi khổ của một ngƣời mẹ yêu thƣơng con nhƣng phải sống xa lìa. Trở về quê cũ, ngƣời ta không còn nhớ chị. Nhƣng may mắn thay cánh cổng xƣởng máy của ông Mađơlen laị mở rộng đón chị. Phăngtin đƣợc vào làm ở khu nữ. Có đƣợc việc làm, chị cảm thấy vui và hi vọng sẽ sống lƣơng thiện bằng chính đôi bàn tay lao động cần cù. Nhƣng xã hội tƣ sản luôn bóp nghẹt những ƣớc mơ bình dị của những ngƣời lao động nghèo. Chính vì thế, những niềm vui chỉ thoáng qua trong đời Phăngtin. Chỉ vì ngƣời ta biết chị có con nhƣng không có chồng. Thói ích kỷ, hẹp hòi, lòng đố kỵ đen tối của ngƣời đời đã không cho chị sống yên lành. Ngƣời ta bàn tán, dị nghị. Bởi thế, “chị bị chúng ghen ghét
vì có mái tóc dài và hàm răng trắng” [21, 291 ]. Cuối cùng, nỗi khổ của một
Cõi lòng chị tan nát. Trƣớc mắt chị, cuộc sống chỉ là một màu đen. Trong khi đó, Tênacđiê lại thúc giấy đòi tiền. Chị nghe nhƣ sét đánh bên tai và không biết bỏ đi đâu đƣợc nữa. Chị xấu hổ, mặc cảm với chính mình. Mỗi lần ra phố, chị cảm thấy mình phải đối mặt với cả xã hội tàn nhẫn. “Mỗi khi ra phố
chị cảm thấy ai cũng trông theo chị mà chỉ trỏ. Ai cũng giương mắt nhìn chị mà không thèm chào hỏi. Sự khinh bỉ, chua chát, lạnh lùng của kẻ qua đường, xoáy vào da thịt, tâm hồn chị như ngọn gió bấc” [21, 296]. Từ một ngƣời
hiền lành, dịu dàng, Phăngtin trở nên “trâng tráo” trƣớc những cái nhìn khinh bạc của ngƣời đời. Xã hội tƣ sản với thói ích kỷ của nó đã không đồng cảm, không thấu hiểu hoàn cảnh éo le cùng những bất hạnh của đời ngƣời thợ nghèo. Ngƣợc lại, họ còn đẩy chị vào hố thẳm khôn cùng. Thực tế cuộc sống buộc chị phải chấp nhận: “rồi chị cũng quen với cảnh túng đói. Lần đầu chị
cũng dứt khoát, hai ba tháng sau chị rũ bỏ hổ thẹn, đi lại ngoài phố như không có chuyện gì xảy ra. Chị thầm bảo và tự nhủ rằng “cóc cần” và đi lại ngẩng cao đầu, cười ngao ngán, chị cảm thấy mình đương hoá ra trâng tráo”.
Cùng với cảnh thất nghiệp, Phăngtin phải chịu nỗi khổ bởi bệnh tật dày vò. Cuộc sống túng quẫn bao nhiêu nợ nần của chị chồng chất bấy nhiêu. Hoàn cảnh ấy buộc chị phải lao lực. “Phăngtin lao lực quá nên suy yếu đi,
bệnh ho khan ngày càng tăng” [21, 296 ]. Tình cảnh thất nghiệp kéo dài
Phăngtin không còn kế sinh nhai. Đã vậy, vợ chồng Tênacđiê lại luôn lừa dối chị để đòi tiền. Chúng yêu cầu chị phải gửi tiền để mua váy, nếu không Côdét sẽ chịu rét. Thƣơng con quá, chị phải bán mái tóc “giát vàng” với giá 10 Frăng để mua váy gửi cho con. Vì Phăngtin phải chịu những đớn đau, giày vò đen tối nên chị căm ghét tất cả. Chị căm thù xã hội đã làm chị khổ đau. Sa