CHƢƠNG 1. TIỂU THUYẾT LÃNG MẠN CỦA V .HUGO
3.2. Các thủ pháp nghệ thuật đặc trƣng
3.2.2. Đặt các nhân vật nữ trong những tương phản thẩm mỹ
V.Hugo đã xây dựng các tƣơng phản thẩm mỹ để khắc họa rõ nét, sâu sắc hơn hình tƣợng nhân vật nữ. Tƣơng phản là có tính chất trái ngược, đối chọi nhau rõ rệt [47, 1381]. Thủ pháp tƣơng phản là một trong những khái
thơ lãng mạn. Về thủ pháp tƣơng phản, V.Hugo đã từng nói: “Nghệ thuật hiện đại sẽ thấy không chỉ mọi vật trong thế giới đều là cái đẹp, phù hợp với lòng ngƣời mà sẽ cảm thấy cái xấu bên cạnh cái đẹp, cái dị dạng bên cạnh cái xinh xắn, cái thô tục đƣợc che giấu đằng sau cái cao cả, cái ác tồn tại sau cái thiện, đen tối và ánh sáng trộn lẫn vào nhau”. Thông qua tƣơng phản nhà văn đã đối chiếu, soi rọi các hình tƣợng với nhau. Trong văn học, tƣơng phản đƣợc biết đến nhƣ một biện pháp nghệ thuật nhằm so sánh, đối chiếu giữa hai chi tiết, hai hình tƣợng. Thao tác chính của thủ pháp tƣơng phản là đem một bộ phận (một khái niệm, một sự vật, một hiện tƣợng) đặt ngang bằng hoặc bên cạnh (khái niệm, sự vật, hiện tƣợng khác) để gây ấn tƣợng mạnh mẽ, làm nổi bật một trong hai hoặc cả hai bộ phận trên. Thủ pháp tƣơng phản trong văn học đƣợc dùng để xây dựng những hình ảnh, những chi tiết, giọng điệu, hình tƣợng,… có tính chất, đặc điểm hoàn toàn trái ngƣợc, đối lập nhau, nhằm nhấn mạnh một nội dung, một quan điểm, một tƣ tƣởng nào đấy. Tuy nhiên, sự đối ngƣợc về bản chất ấy phải đƣợc xét cho những đối tƣợng trên cùng một bình diện và phải theo một tiêu chí nhất định, điều đó mới khiến nó có ý nghĩa. Chủ nghĩa lãng mạn luôn đặt cá nhân cao hơn thực tại, qua các tƣơng phản thẩm mỹ, nhà văn làm nổi bật sự tƣơng phản gay gắt giữa nhân vật với xã hội hiện thực.
Ngƣời nghệ sỹ lãng mạn quan niệm về thế giới nhƣ là đấu trƣờng của cái thiện và cái ác, nơi giao tranh vĩnh cửu giữa những nguyên lý thiện - ác, tốt – xấu, ánh sáng - bóng tối. Do đó, họ xây dựng hệ thống nhân vật dựa trên các tƣơng phản thẩm mỹ gay gắt, đối chọi với nhau để làm rõ sự đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, qua đó gửi gắm lý tƣởng, niềm tin về cái thiện luôn chiến thắng cái ác. Nhà văn lãng mạn có quyền bộc lộ tối đa cái chủ quan của mình, nghĩa là những yêu ghét riêng của nhà văn, khác với nhà văn hiện thực thƣờng khách quan trong mô tả... Điều này góp phần giải thích tại sao thủ
pháp xây dựng những tƣơng phản thẩm mỹ chói lọi, gay gắt giữa hai tuyến nhân vật chính diện - phản diện lại đặc biệt đƣợc các nhà lãng mạn ƣa thích sử dụng. Vì nó cho phép nhà văn bộc lộ đến tối đa màu sắc của mỗi nhân vật và thể hiện đến tối đa thiện cảm hay ác cảm của chính mình. Và V.Hugo đã sử dụng đặc trƣng nghệ thuật này của chủ nghĩa lãng mạn một cách xuất sắc để xây dựng nên những tƣơng phản thẩm mỹ độc đáo, đối chọi gay gắt.
Trong Nhà thờ Đức bà Paris, V.Hugo xây dựng nhiều tƣơng phản thẩm mỹ, mà trƣớc hết là tƣơng phản giữa Cadimôđô với Exmêranđa, một kẻ xấu đến tận cùng với một ngƣời đẹp nhƣ thiên thần. Cô gái Ai Cập đƣợc nhà văn ƣu ái dành cho những ngôn từ đẹp đẽ nhất: Xung quanh cô, mọi người há hốc
mồm, chăm chú xem; và quả thực là một con người siêu phàm khi cô cứ thế nhảy múa theo tiếng trống rền trên đôi cánh tay tròn lẳn và thanh tao giơ cao quá đầu, với dáng người mảnh dẻ, lả lướt và nhanh nhẹn như ong vò vẽ, trong chiếc áo nịt kim tuyến phẳng phiu, áo dài sặc sỡ phồng bay, với đôi vai trần, cặp chân thon thỉnh thoảng lộ ra dưới váy, mái tóc huyền, cặp mắt rực lửa [20, 93]. Nếu Exmeranđa đẹp mê đắm, thì ngƣợc lại, những gì là xấu xí,
là thô kệch nhất của tự nhiên lại thuộc về Cadimôđô “một khối nhỏ gồ ghề”, “cái đầu hình thù cũng méo mó… chỉ thấy một rừng tóc đỏ hoe, một con mắt,
cái mồm và hàm răng” [20, 79], cơ thể nó là một là một sự thiếu hụt kinh
khủng, đƣợc sắp xếp vụng về dƣới bàn tay của tạo hóa. Cadimôđô chỉ là một nửa, gần nhƣ không đủ, mọi bộ phận của nó đều đƣợc bớt một cách rất trớ trêu: “cái mũi bè bè thành ba mặt của tam giác, cái mồm vành móng ngựa,
con mắt trái ti hí che lấp bởi chùm lông mày đỏ quạnh rậm rỡ trong khi con mắt phải hoàn toàn biến mất dưới cái mũi cóc to tướng, hàm răng khấp khểnh hổng đôi ba chỗ như lỗ châu mai pháo đài… có những chiếc răng mọc đâm ra như ngà voi” [20, 78]. Ngoại hình của Cadimôđô không giống ngƣời,
lẽ khi cho một ngƣời họa sĩ vẽ lại chân dung của Cadimôđô chắc họ cũng phải giật mình khi chứng kiến hình thù kì quái này mà bỏ chạy. Không ai dám nhìn nó lâu, không ai chấp nhận đƣợc con ngƣời dị dạng này. Cadimôđô là một sinh linh không hoàn toàn là ngƣời. Nhân vật lãng mạn là vậy, đẹp đến tận cùng, nhƣng đã xấu thì xấu đến tột đỉnh. Vậy nhƣng con ngƣời xấu xí, bất hạnh ấy lại dâng hiến một tình yêu vĩ đại cho cô gái du mục xinh đẹp. Exmêranđa đẹp đến đâu thì Cadimôđô xấu đến đó, càng xấu xí bao nhiêu gã kéo chuông càng yêu và hi sinh cho cô gái bấy nhiêu. Tuy nhiên, tình yêu Cadimôđô dành cho Exmeranđa là một tình yêu cao cả biểu tƣợng cho tấm lòng cao đẹp hy sinh quên mình trong tình yêu của con ngƣời, yêu mà không cần đƣợc đáp, chỉ đứng từ xa giúp cho ngƣời mình yêu đƣợc hạnh phúc. Còn tình yêu của Exmêranđa dành cho Phêbuýt lại là một tình yêu mù quáng. Sau khi Exmêranđa bị hành hình, Phêbuýt đã kết hôn với Fleur de Lys...
Giữa Exmêranđa và linh mục Phrôlô sĩ quan Phêbuýt cũng có sự đối lập sâu sắc về phẩm chất nhân cách con ngƣời. Đây chính là sự tƣơng phản giữa một tâm hồn thánh thiện, ngây thơ, trong sáng của Exmêranđa và những tâm địa đen tối, ích kỷ, tàn nhẫn. Phrôlô là mô ̣t vi ̣ linh mục đầy trí tuê ̣ , trông bề ngoài đa ̣o ma ̣o và đáng kính , nhƣng bên trong la ̣i quá la ̣nh lùng , nham hiểm. Một trí tuệ “siêu việt” không phải bất cứ khi nào cũng đồng nghĩa với bên trong nó là một tâm hồn thánh thiện! Phrôlô - một phó giáo chủ, một con quỷ đội lốt thầy tu, một ngƣời có quyền lực chính trị và tôn giáo lại đem lòng yêu Exmêranđa, một cô gái múa rong ở tầng lớp dƣới của xã hội. Yêu và không đƣợc yêu, Phrôlô trở nên điên dại, quay cuồng trong cơn khát dục vọng và tội ác. Khi xây dựng nhân vật Phrôlô, Hugo đã phơi bày thực trạng tha hóa của xã hội và của con ngƣời. Xã hội thì sử dụng bộ máy tòa án – nhục hình – công lí để phục vụ mục đích cá nhân. Con ngƣời thì biến dạng thành quái vật tàn ác, xấu xa, vị kỉ. Còn Phêbuýt là một viên đại úy đẹp trai, lịch lãm nhƣng
đằng sau vẻ đẹp trai, hào hoa lại là cả một tâm hồn trống rỗng, một gã sở khanh ăn chơi đàng điếm. Phêbuýt dửng dƣng, giả dối trƣớc tình cảm chân thành và cái chết của Exmêranđa. Điều đó đã phần nào thể hiện rõ quan điểm của Victor Hugo trong việc phê phán xã hội (xã hội trung cổ Pháp hay xã hội tƣ sản Pháp thế kỉ XIX) chuyên quyền, vô nhân đạo, phê phán lòng ngƣời tráo trở, phê phán thái độ ích kỷ coi tình cảm của ngƣời khác chỉ là trò tiêu khiển. Trong tiểu thuyết cũng nhƣ trên sân khấu, Hugo ƣa đặt cái cao cả cạnh cái tầm thƣờng: ở đây ông đƣa ra cốt truyện đầy phiêu lƣu kịch tính, với diễn biến thăng trầm lúc bi thảm khi hài hƣớc. Ơgien Xuy, tác giả Bí mật thành Paris, từng viết cho Hugô khi đọc Nhà thờ Đức Bà Paris: “… Ngoài chất thơ cùng tất cả sự phong phú của tư tưởng và tính kịch, tôi xin nói thêm cuốn truyện của ông còn có gì đó làm tôi vô cùng xúc động. Có thể nói Cadimôđô tiêu biểu cho vẻ đẹp tâm hồn và sự tận tuỵ, Phrôlô tiêu biểu cho sự uyên bác, trí thức khoa học, khả năng trí tuệ, còn Satôpe tiêu biểu cho vẻ đẹp thân thể, nếu như vậy ông đã có ý định tuyệt diệu để ba nhân vật điển hình đó, cùng một thực chất như chúng ta, đối mặt với một cô gái ngây thơ, gần như man dại giữa nền văn minh, trao cho cô ta quyền được lựa chọn và để cô ta lựa chọn một cách hết sức đàn bà”. Có thể thấy những tƣơng phản thẩm mỹ giữa
cái thiện và cái ác, giữa đau khổ và hạnh phúc, giữa những cái xinh đẹp và cái xấu xí, giữa những kẻ vốn đƣợc coi là cao quý mà thực chất lại thấp hèn,đáng lên án với những con ngƣời có thân phận xã hội tƣởng chừng đáng khinh bỉ, loại bỏ nhƣng tâm hồn lại đẹp đẽ lạ thƣờng…đã đƣợc V.Hugo tái hiện sống động và sắc sảo.
Trong Những người khốn khổ V.Hugo cũng khai thác triệt để nghệ
thuật tƣơng phản. Trƣớc hết, chúng ta sẽ tìm hiểu biện pháp tƣơng phản đƣợc sử dụng trong chính bản thân mỗi nhân vật nữ. Biện pháp này đƣợc thể hiện khá rõ ở Phăngtin. Ngoại hình của Phăngtin khi còn hạnh phúc sung sƣớng
với ngoại hình của nàng khi bị phụ bạc đi lang thang kiếm sống, đặc biệt khi làm gái điếm. Nếu trƣớc đó Phăngtin xinh đẹp, rực rỡ bao nhiêu (nhƣ chúng tôi đã nói ở phần trƣớc), thì từ khi bị phụ bạc, nỗi khốn khổ của cuộc đời dần xóa đi vẻ đẹp ấy. Và khi bị trụy lạc, vẻ đẹp ấy mất hẳn, Phăngtin chỉ còn là cô gái điếm xấu xí “người đàn bà ấy trông như con ma dại trát phấn đi đi lại lại
trên tuyết”, [21, 282], “tiếng chửi rủa khàn khàn vì rượu văng ra từ cái mồm đen ngòm vì thiếu răng, trông đến gớm” [21, 283], “đầu trần, không răng,
không tóc, mặt tái nhợt” [20, 283]. Sự khốn khổ của cuộc đời đè nặng trên
ngoại hình của nhân vật, lấy mất đi vẻ đẹp thiên phú của chị. Nếu trƣớc khi Phăngtin mới xuất hiện, Hugo dùng tới 4 trang sách chỉ để miêu tả ngoại hình của chị, đến đây ông chỉ dùng vài dòng. Điều này vừa thể hiện niềm ƣu ái lẫn sự xót thƣơng của nhà văn dành cho ngƣời phụ nữ bị sự khốn khổ của cuộc sống đè nặng trên vai. Nhƣng đối lập với ngoại hình vẻ bề ngoài ấy, lại là vẻ đẹp của tình mẫu tử thiêng liêng bên trong. Tình thƣơng con đã soi sáng tâm hồn Phăngtin. Có thể nói, Phăngtin bị dồn vào cảnh sống bùn nhơ, nhƣng tâm hồn nàng vẫn ngát hƣơng thơm.
Êpônin đƣợc coi là điển hình của nghệ thuật tƣơng phản đƣợc thể hiện trong một nhân vật. Về ngoại hình, khi còn nhỏ Êpônin cùng với Adenma đƣợc sống trong điều kiện vật chất đầy đủ, đƣợc cha mẹ chăm sóc chu đáo nên có ngoại hình đẹp đẽ, đáng yêu “Hai đứa bé đẹp thật… cả hai đều nhanh nhẹn, sạch sẽ, bụ bẫm, tƣơi tắn, khỏe mạnh”. Sau này, khi gia đình sa sút lâm vào hoàn cảnh khốn khó, cả ngoại hình lẫn tính cách của cô đều trở lên khác hẳn. Nếu các nhân vật nữ trong tác phẩm Những người khốn khổ hầu nhƣ đều đƣợc miêu tả ngoại hình một cách trực tiếp từ điểm nhìn của tác giả, và kèm theo những lời đánh giá chủ quan của tác giả thì riêng vẻ ngoài của Êpônin (khi đã thành thiếu nữ) đƣợc miêu tả chủ yếu qua điểm nhìn của Mariuytx. Lần đầu tiên Mariuytx nhìn thấy cô “xanh xao, gầy gò, hốc hác, chỉ phong
phanh một cái áo trong và một cái váy… Thắt lưng bằng dây, búi tóc cũng bằng dây, hai vai gầy giơ cả xương ra ngoài. Nước da nhợt nhạt, xương vai xám xịt, bàn tay thì đỏ bầm, miệng mất mấy cái răng, con mắt đục, táo tợn, nhìn ngược” [22, 363]. Hugo không miêu tả nhiều về ngoại hình của nhân vật
này nhƣng thỉnh thoảng ông lại điểm xuyết thêm vài chi tiết vào bức chân dung đáng thƣơng của ngƣời con gái này: “Cô đi lại lăng xăng, thân thể lõa
lồ cũng mặc. Thỉnh thoảng cái áo lại tụt xuống tận bụng” [22, 366]. Ngoại
hình ấy cho thấy một ngƣời con gái táo tợn và liều lĩnh. Nhƣ vậy, ở Êpônin có sự đối lập về ngoại hình rất rõ: giữa ngoại hình đẹp đẽ, bụ bẫm, hồng hào khi còn nhỏ với ngoại hình gầy gò, nhàu nát, rách nát khi phải sống trong cảnh lang thang.
Sự đối lập, tƣơng phản đáng chú ý nhất ở Êpônin không phải là ngoại hình khi nhỏ và khi lớn lên mà là sự đối lập giữa vẻ bề ngoài và tính cách tâm hồn bên trong. Êpônin xấu xí, rách nát, là một cô gái táo tợn và liều lĩnh, thậm chí có phần trơ trẽn, bất cần, nhƣng cô vẫn ẩn chứa bên trong một tâm hồn, một trái tim trong sáng đến kỳ lạ. Mặc dù sống trong cảnh khốn cùng, nhƣng Êpônin không quên ân nhân của mình là Mariuytx. Yêu Mariuytx cô sẵn sàng hy sinh cả thân mình để Mariuytx trở về với hạnh phúc, còn cô chấp nhận cái chết. Nhƣ vậy, có thể thấy trong Êpônin vẻ ngoài táo tợn và liều lĩnh kia hoàn toàn tƣơng phản với một tâm hồn trong sáng cao đẹp và giàu lòng hƣớng thiện. Bằng nghệ thuật tƣơng phản này Êpônin đã trở thành một nhân vật sống động mang nhiều nét đa diện và phức tạp nhất trong tác phẩm. Cũng chính bởi sự đối lập ấy mà Êpônin trở thành nhân vật gây ấn tƣợng nhất trong lòng ngƣời đọc. Có lẽ dƣ vị mà Êpônin để lại trong lòng ngƣời đọc là sự xót xa xen lẫn cảm phục.
Trong Những người khốn khổ, khi xây dựng hệ thống nhân vật nữ, Hugo luôn đặt các nhân vật của mình vào thế đối lập, tƣơng phản để tạo thành
những cặp sóng đôi. Sự tƣơng phản giữa nhân vật này với nhân vật kia nhằm làm nổi rõ những đặc tính của một nhân vật hoặc làm nổi rõ cả hai nhân vật. Phăngtin đƣợc đặt trong thế tƣơng phản với mụ vợ Tênacđiê. Ngƣời đàn bà thô lỗ, cục cằn đó đối lập với chị cả về ngoại hình và nhân cách. Nếu Phăngtin đẹp một vẻ đẹp trong sáng (nhƣ đã nói ở phần trên); thì mụ Tênacđiê “là một mụ đàn bà tóc hung, to béo, vóc người thô lỗ, nom ra tướng
một mụ vợ lính thất thế…Trông mụ, người ta tưởng là một người đàn ông làm duyên õng ẽo” [21, 229]. Hugo không chủ yếu nhằm tạo ra sự tƣơng phản về
ngoại hình của hai nhân vật ấy, bởi khi mụ Tênacđiê xuất hiện cũng là lúc vẻ đẹp của Phăngtin đang mất dần trở nên xấu xí hơn. Sự tƣơng phản mà Hugo muốn nhấn mạnh ở đây chính là: cùng là tấm lòng của một ngƣời mẹ nhƣng họ hoàn toàn khác nhau. Mụ cũng yêu con, nhƣng là tình yêu bệnh hoạn gắn với thứ tiểu thuyết rẻ tiền mà mụ hay đọc. Mụ chỉ yêu hai đứa con gái đầu và đặt tên cho chúng theo kiểu tiểu thuyết là Êpônin và Azelma. Ba đứa con trai sau bị mụ hắt hủi, đẩy ra khỏi nhà, mặc chúng sống chết thế nào mụ không cần quan tâm. Bản tính độc ác và ích kỷ của mụ không hề thay đổi từ đầu đến cuối bộ tiểu thuyết. Nếu nhƣ Phăngtin tìm mọi cách kiếm tiền nuôi con (bán răng, tóc, thậm chí làm gái điếm) thì mụ dùng con nhƣ một món hàng để kiếm lời. Đứa thì mụ vất ra đƣờng phố, đứa thì mụ cho ngƣời ta nuôi nhƣ một món hàng để kiếm lời mà không một chút áy náy. Mụ Tênacđiê là biểu tƣợng của phù thuỷ hiện đại: là ngƣời mẹ nhƣng cũng là ác nhân. Xây dựng lên hình tƣợng mụ Tênacđiê, Hugo dƣờng nhƣ muốn nhấn mạnh đến một kiểu ngƣời mẹ thiếu hoàn hảo. Không chỉ có thế mà tác giả còn tạo nên sự tƣơng phản của tình thế, của hoàn cảnh. Mụ Tênacđiê càng ỏng ẹo bao nhiêu thì Phăngtin