Công tác lập kế hoạch triển khai thực hiện chính sách chuyển đổi cơ cấu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực thi chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa ở huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 55 - 59)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng thực thi chính sách chuyển đổi cơ cấucây trồng trênđất lúa ở

4.1.2. Công tác lập kế hoạch triển khai thực hiện chính sách chuyển đổi cơ cấu

4.1.2.1. Tình hình đăng kí chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa

Các cấp ủy Đảng, chính quyền, HTX dịch vụ nông nghiệp trong toàn huyện phải tổ chức quán triệt sâu sắc chủ trương, giải pháp chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa đến từng cán bộ, đảng viên và nhân dân, đồng thời thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện.

Ủy ban nhân dân huyện triển khai đề án chuyển đổi đất lúa sang trồng cây giống trực tiếp xuống các xã, thị trấn, HTX nông nghiệp và dịch vụ và các hộ nông dân chủ động thực hiện và đồng thời ký hợp đồng chuyển đổi. Các cán bộ thường xuyên đi sâu, đi sát cơ sở kiểm tra, đôn đốc và uốn nắn kịp thời việc triển khai thực hiện nghị quyết của các cơ sở. Triển khai thực hiện chuyển đổi giống cây trồng tại các hộ nông dân và trên địa bàn huyện.

Tuy nhiên trên thực tế, do nhiều nguyên nhân khác nhau như do người dân không nắm được quy trình chuyển đổi, do không lập được phương án chuyển đổi, hoặc do diện tích chuyển đổi nhỏ nên người dân ngại làm đơn đăng ký nên có một số hộ tự chuyển đổi không qua làm đơn đăng ký. Theo như kết quả nghiên cứu thì có 84,4 % hộ có đăng ký và lập phương án chuyển đổi, chỉ có 3,3 số hộ có phương án mới của một số hộ muốn chuyển đổi thêm chưa được phê duyệt, và

có 12,2 % hộ tự chuyển đổi không qua đăng ký. Những hộ không làm đơn đăng ký thường là những hộ chuyển đổi cơ cấu cây trồng trước năm 2009, thời điểm Quyết định 700/QĐ-UBND ngày 04/12/2008 chưa được ban hành và một số hộ chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang trồng rau vì chỉ chuyển đổi trên diện tích nhỏ tầm 2-3 sào nên người dân ngại làm đơn đăng ký chuyển đổi, tuy nhiên tỷ lệ này chiếm rất nhỏ.

Bảng 4.1. Tình hình đăng ký chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa của các hộ điều tra Chỉ tiêu T.T Trâu Quỳ (n=30) Đa Tốn (n=30) Dương Quang (n=30) Tổng (n=90) SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%) (hộ) (hộ) (hộ) (hộ) - Số hộ chuyển đổi hợp pháp 28 93,3 25 83,3 23 76,7 76 84,4 - Số hộ có phương án

mới chưa được phê duyệt 0 0 1 3,3 2 6,7 3 3,3

- Số hộ tự chuyển đổi

không qua đăng ký 2 6,4 4 13,3 5 16,7 11 12,2

Nguồn: Số liệu điều tra (2015)

4.1.2.2. Đánh giá của người dân về việc triển khai, lập duyệt phương án chuyển đổi cơ cấu cây trồng

Các hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất trồng lúa có nhu cầu chuyển đổi gửi trực tiếp hoặc gián tiếp đơn đăng kýchuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi quản lý đất trồng lúa. Việc tiếp nhận đơn đăng ký chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa thực hiện như sau: Khi nhận được đơn đăng ký chuyển đổi, Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, hướng dẫn người sử dụng đất thực hiện đúng và phù hợp theo kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa của xã. Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ khi nhận được đơn đăng ký chuyển đổi hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp xã ghi “đồng ý cho đăng ký chuyển đổi”, đóng dấu vào đơn đăng ký gửi lại người sử dụng đất, vào sổ theo dõi việc sử dụng đất trồng lúa; trường hợp không đồng ý cho đăng ký chuyển đổi, Ủy ban nhân dân cấp xã phải trả lời cho người sử dụng đất, nêu rõ lý do.

Theo kết quả nghiên cứu thì đa phần các hộ dân đánh giá về việc triển khai thực hiện lập và phê duyệt dư án là khá nhanh gọn và đơn giản. Người dân có nhu cầu chuyển đổi làm đơn đăng ký lên Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, có 40% hộ đánh giá viêc làm đơn đăng ký chuyển đổi là đơn giản, và 48,9% đánh giá là bình thường và 11,1% đánh giá là phức tạp. Như vậy, việc đăng ký chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại huyện Gia Lâm là khá đơn giản, cán bộ địa phương đã tạo mọi điều kiện để người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Sau khi đăng ký xong thì các hộ lập phương án, hồ sơ chuyển đổi, về việc lập hồ sơ thì có 42,2% hộ đánh giá là thủ tục bình thường, và 32,2% đánh giá là phức tạp, 12,2% đánh giá là rất phức tạp. Như vậy, việc lập hồ sơ dự án là còn khá phức tạp, nhiều hộ dân không biết lập phương án chuyển đổi, chưa nắm rõ quy trình cũng như trình tự để lập hồ sơ chuyển đổi. Còn về việc thẩm định và phê duyệt các phương án cùng được đánh giá là bình không phức tạp, người dân sau làm hồ sơ lên chính quyền địa phương thì sau đợi khoảng 30 -35 ngày kể từ lúc UBND xã nhận hồ sơ đến khi UBND huyện ra quyết định phê duyệt, hầu như các phương án của người dân đa số được phê duyệt vì có tính khả thi cao phù hợp với tình hình phát triển nông nghiệp của huyện, nên được tạo điều kiện để các hộ chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Bảng 4.2. Đánh giá của hộ dân về tình hình triển khai thực hiện chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng

Chỉ tiêu

Đơn giản Bình thường Phức tạp Rất phức tạp Tổng SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) -Đăng ký 36 40,0 44 48,9 10 11,1 0 0 90 100,0 - Lập hồ sơ dự án 12 13,3 38 42,2 29 32,2 11 12,2 90 100,0 -Thẩm định vàphê duyệt 18 20,0 40 44,4 23 25,6 9 10,0 90 100,0

4.1.2.3. Đánh giá của cán bộ về công tác lập kế hoạch chuyển đổi cơ cấucây trồng trên đất lúa ở huyện Gia Lâm

Công tác lập kế hoạch triển khai thực hiện chính sách chuyển đổi cơ cấu ở địa phương không tách riêng mà được lồng ghép trong công tác lập kế hoạch phát triển nông nghiệp và được tiến hành thường xuyên và đầy đủ hàng năm. Trong quá trình xây dựng bản kế hoạch, cán bộ phụ trách ở phòng Kinh tế huyện có tham khảo ý kiến của UBND xã, Hợp tác xã dịch vụ Nông nghiệp và 1 số trang trại sản xuất tiêu biểu về nhu cầu, mong muốn của người dân đối với các hoạt động trong thời gian tới. Đồng thời, xem xét kế hoạch chung của các xã nhằm đề xuất lên phòng Kinh tế những nhu cầu về chuyển đổi cây trồng của người nông dân mà vẫn đảm bảo đi đúng phương hướng phát triển của địa phương. Mặc dù công tác lập kế hoạch thực hiện chính sách chuyển đổi cơ cấu của huyện được thực hiện hàng năm nhưng chủ yếu vẫn theo hình thức là chính. Cán bộ chuyên môn đã qua đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng về quản lý nhà nước nhưng việc thực hiện vẫn còn kém, chủ yếu dựa vào bản kế hoạch của phòng từ những năm trước. Nội dung bản kế hoạch mang tính chung chung, sơ sài, chưa rõ ràng.

Bảng 4.3. Đánh giá của cán bộ về công tác lập kế hoạch chuyển đổi cơ cấucây trồng trên đất lúa ở huyện Gia Lâm

Chỉ tiêu Cấp huyện (n=8) Cấp xã (n=12) Tổng (n=20) SL

người) TL (%) (người) SL (%) TL (người) SL (%) TL

- Lập kế hoạch phù hợp với tình hình của địa phương

7 87,5 10 83,3 17 85,0

- Kế hoạch rõ

ràng,chi tiết 5 62,5 7 58,3 12 60,0 - Kiểm soát nguồn

lực đáp ứng được nhu cầu

6 75,0 8 66,7 14 70,0

- Kế hoạch có tính

khả thi 6 75,0 10 83,3 16 80,0

Theo kết quả điều tra khảo sát cho thấy, quá trình lập kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa nói riêng, kế hoạch phát triển nông nghiệp chung của huyện đã huy động được sự tham gia của các bên liên quan, phù hợp với tình hình phát triển nông nghiệp của huyện, 85% cán bộ đánh giá là phù hợp. Thông tin về nguồn lực được công khai cho tất cả các cấp huyện đến xã. Kế hoạch được lập hàng năm tuy nhiên nhiều lúc còn mang tính hình thức, chưa thực sự chi tiết, rõ ràng, khoa học, có 60% cán bộ đánh giá kế hoạch đã rõ ràng. Tuy nhiên, theo đánh giá của cán bộ thực thi chính sách thì phương pháp lập kế hoạch phù hợp, mức độ kiểm soát nguồn lực đã đáp ứng được các nhu cầu, vì vậy tính khả thi để thực hiện chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng khá cao có 80% cán bộ đánh giá có tính khả thi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực thi chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa ở huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)