Khó khăn của hộ điều tra khi chuyển đổi cơ cấucây trồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực thi chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa ở huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 76 - 78)

Chỉ tiêu Trâu Quỳ (n=30) Đa Tốn (n=30) Dương Quang (n=30) Tổng (n=90) SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) - Qũy đất hạn hẹp, manh mún 17 56,7 15 50,0 15 50,0 47 52,2 - Triển khai chậm 11 36,7 14 46,7 13 43,3 38 42,2 - Chính sách chưa rõ ràng 12 40,0 11 36,7 9 30,0 32 35,6 - Cơ sở hạ tầng thấp kém 13 43,3 14 46,7 16 53,3 43 47,8 - Khó khăn về vốn sản xuất 15 50,0 17 56,7 18 60,0 50 55,6 Nguồn Số liệu điều tra (2015)

* Đánh giá của hộ dân về tình hình thực hiện chính sách - Các chính sách về hỗ trợ về đất đai

Trong hệ thống chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn chính sách đất đai chiếm vị trí quan trọng nhất. Vì vậy thực hiện tốt chính sách đất đai sẽ tạo cho điều kiện thuận lợi để các hộ mở rộng sản xuất theo hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

Phòng Tài nguyên - Môi trường và UBND cấp xã thực hiện việc giao đất nông nghiệp cho các hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông - lâm nghiệp theo Nghị định 64/CP ngày 27/9/1993 và Nghị định 02/CP ngày 15/11/1994, Nghị định 01/CP của Chính phủ ngày 4/1/1995: Quy định về khoán đất và sử dụng vào mục đích sản xuất nông lâm và nuôi trồng thuỷ sản trong doanh nghiệp nhà nước nông nghiệp (theo Luật Đất đai năm 1993); Thẩm quyền giao đất, cho thuê đất được áp dụng theo đúng quy định của nghị định số 85/1999/NĐ – CP ngày 28/8/1999 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số quy định về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài và nghị định số 163/1999/NQ – CP ngày 16/11/1999 của Chính phủ về giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, cá nhân, gia đình sử dụng ổn định và lâu dài trong lĩnh vực lâm nghiệp; Từ năm 2013, áp dụng theo Nghị định số 43/2014//NĐ-CP của Chính phủ ngày 15/5/2014, Thông tư số 30/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định về hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất , thu hồi đất.

Từ năm 2012 đến 2014, thực hiện quy hoạch xây dựng Nông thôn mới theo Chương trình 02/Ctr của Thành ủy Hà Nội, Kế hoạch số 68/ KH-UBND của UBND thành phố Hà Nội, Nghị quyết 32-NQ/HU của Ban Thường vụ Huyện ủy huyện Gia Lâm về việc dồn điền đổi thửa đất sản xuất nông nghiệp nhằm giảm số thửa bình quân/ hộ; gắn quy hoạch dồn điền đổi thửa với quy hoạch các vùng chuyển đổi trang trại, cơ cấu cây trồng, vật nuôi; áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp nhằm thúc đẩy sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, vùng cây, con tập trung, chuyên canh.

- Về chính sách hỗ trợ vay vốn

Nhu cầu về vốn để cho các hộ chuyển đổi là rất lớn, để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh đều cần phải tìm đến các nguồn vốn từ ngân hàng, quỹ tín dụng, tuy

nhiên do gặp khó khăn về thủ tục tiếp cận mà có không ít hộ chuyển đổi ngại tiếp cận nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng. Việc vay vốn của các hộ phải có giấy tờ hợp pháp về bất động sản, trên thực tế thì nhiều hộ chưa làm xong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Vì vậy thay vì vay thêm vốn mở rộng sản xuất kinh doanh thì hầu như các trang trại đều sợ rủi ro và chấp nhận nguồn vốn hiện có, thực hiện “lấy ngắn nuôi dài” dẫn đến kinh tế trang trại không thể phát triển mạnh mẽ được.

Nguồn vốn tín dụng đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế trang trại, để tạo nguồn vốn đến hộ nông dân và các doanh nghiệp nhiều hơn nữa cần phải hoàn thiện một bước chính sách tín dụng nông nghiệp, nông thôn.

Qua bảng 4.14, ta thấy được việc các hộ chuyển đổi tiếp cận được chính sách đầu tư tín dụng là vô cùng khó, ý kiến của các trang trại về khó khăn trong vay vốn cụ thể, có 92,2 % hộ đánh giá lượng vốn vay ít, 81,1 % hộ đánh giá là thời gian vay ngắn, 68,9 % hộ cho rằng thủ tục vay vốn phức tạp, và lãi suất cao có 77,8% tỷ lệ hộ đánh giá.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực thi chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa ở huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)