Xuất một số giải pháp hoàn thiện quá trình triển khai thực thi chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực thi chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa ở huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 82 - 87)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3. xuất một số giải pháp hoàn thiện quá trình triển khai thực thi chính

TRÊN ĐẤT LÚA Ở HUYỆN GIA LÂM

4.3.1. Định hướng

Từ thực tế về phát triển kinh tế trang trại và tình hình thực hiện chính chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở huyện Gia Lâm, tuy đã đạt được một số kết quả nhất định, nhưng vẫn còn một số tồn tại, việc thực hiện các chính sách và việc tiếp cận các chính sách của các chủ hộ chuyển đổi chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển nông nghiệp ở địa phương. Chính vì vậy, quan điểm để nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trống ở huyện Gia Lâm hiện nay là tạo môi trường thuận lợi cho các hộ có điều kiện tiếp cận chính sách nhanh và hiệu quả để chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

Đối với chính quyền địa phương nên tạo điều kiện cho các hộ mở rộng quy mô sản xuất hoặc các hộ nông dân có nhu cầu phát triển kinh tế trang trại được đầu tư mở rộng quy mô, cấp giấy chứng nhận trang trại cho các trang trại đã đủ điều kiện, đặc biệt là cần có hướng dẫn cụ thể thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất; đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất gắn với tài sản trên đất để các hộ thuận lợi hơn trong quá trình phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, cần tạo môi trường vốn vay thuận lợi.

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi - phát triển kinh tế trang trại là một trong những giải pháp để phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn đặc biệt đối với các đơn vị đã hoàn thành việc thực hiện dồn điền, đổi thửa. Để xây dựng các vùng sản xuất tập trung, thuận lợi cho việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, thực hiện cơ giới hóa trong nông nghiệp, giảm chi phí sản xuất và tăng hiệu suất lao động; tạo nguồn lực đủ lớn đầu tư vào sản xuất nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông nghiệp; nâng cao thu nhập cho người nông dân, phòng Kinh tế nhận thấy trong

công tác điều hành chỉ đạo trong định hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi tại các xã thực hiện dồn điền, đổi thửa cần thực hiện một số nhiệm vụ sau:

- Thống kê diện tích, báo cáo đề xuất định hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo quy mô từng hộ gia đình hay thực hiện chuyển đổi theo vùng sản xuất; Xác định các khu vực chuyển đổi, diện tích, cây trồng hoặc mô hình chuyển đổi để từ đó thực hiện các bước chuyển đổi phù hợp với quy hoạch xây dựng nông thôn mới và quy hoạch sản xuất trong dồn điền, đổi thửa.

- Chú trọng tập trung định hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo quy mô vùng sản xuất tập trung, lập phương án xây dựng vùng sản xuất tập trung đề nghị UBND huyện phê duyệt và có chính sách hỗ trợ phát triển vùng sản xuất (đầu tư hạ tầng: đường, điện, thủy lợi nội đồng…; hỗ trợ cây, con giống; vốn ưu đãi….).

- Khuyến khích việc hợp tác liên kết sản xuất hình thành các tổ hợp tác, hợp tác xã, câu lạc bộ các chủ trang trại để tăng cường sự liên kết của các trang trại trong vùng sản xuất (trau dồi các tiến bộ kỹ thuật, quản lý dịch bệnh, hợp tác sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm…).

4.3.2. Một số giải pháp hoàn thiện quá trình thực thi chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa ở huyện Gia Lâm cơ cấu cây trồng trên đất lúa ở huyện Gia Lâm

4.3.2.1. Hoàn thiện bộ máy thực thi chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa

- Về tổ chức hệ thống:Việc phân công nhiệm vụ của các phòng ban ở huyện tương đối rõ ràng, tuy nhiên sự phối hợp giữa các phòng ban chưa chặt chẽ. Do vậy cần củng cố tổ chức phân công nội dung phụ trách cho từng thành viên được phòng phân công. Đối với cấp xã cần phân công rõ trách nhiệm với cá nhân cán bộ xã chịu trách nhiệm chính tiếp nhận, triển khai, theo dõi quá trình thực hiện chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng là rất cần thiết nhất là đối với các xã tập trung chuyển đổi nhiều.

- Về kinh phí xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn: Xây dựng và nâng cấp mạng lưới giao thông, làm mới các tuyến đường liên xã, liên thôn, xây dựng các tuyến đường tới khu chuyển đổi để phục vụ cho việc trao đổi mua bán vật tư hàng hóa, tiêu thụ sản phẩm, giao lưu kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật trong nội bộ vùng và với bên ngoài. Nâng cao năng lực hoạt động của hệ thống thủy lợi bằng việc cải tạo, nâng cấp các sơ sở sẵn có như: hồ đập chứa nước, các trạm bơm...xây dựng thêm một số công trình mới, hoàn thiện và bê tông hóa mạng

lưới kênh mương nội đồng đảm bảo đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu tưới tiêu trong vùng. Bên cạnh đó, tiếp tục hoàn thiện hệ thống điện lưới, thông tin liên lạc, đài truyển thanh, nhà văn hóa đến các xã giúp cho hộ nông dân phục vụ sản xuất và sinh hoạt, đồng thời tăng khả năng tiếp cận thông tin thị trường thông qua các phương tiện thông tin đại chúng nhằm xác định hướng đi đúng đắn trong sản xuất kinh doanh.

-Tăng cường sự quản lý của Nhà nước: Chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng phát triển kinh tế trang trại ở huyện Gia Lâm tuy mới phát triển mạnh trong những năm gần đây nhưng đã có những tác động tích cực về kinh tế - xã hội như thu hút vốn đầu tư, thúc đẩy hình thành những vùng nông sản hàng hóa tập trung, tạo thêm việc làm, tăng hiệu quả quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế huyện...Tuy nhiên việc triển khai các chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở huyện Gia Lâm cần có sự quan tâm hơn nữa của các cấp chính quyền địa phương. Để các hộ có nhu cầu chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa nắm bắt và thực hiện đúng các chính sách, các cấp chính quyền cần:

Tiếp tục ban hành các cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất có hiệu quả kinh tế, đổi mới phương thức hỗ trợ tạo điều kiện cho các xã, thị trấn chủ động trong sản xuất. Kịp thời khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu trong phong trào chuyển đổi cây trồng hiệu quả để động viên, khuyến khích nhằm không ngừng mở rộng diện tích sản xuất, phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện.

4.3.2.2. Hoàn thiện công tác lập kế hoạch

Trước hết cần rà soát sắp xếp lại đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước, các tổ chức dịch vụ về nông nghiệp theo hướng nâng cao hiệu suất chuyên môn, cải cách thủ tục hành chính để cải thiện chính sách, tăng cường trách nhiệm, kỷ luật công vụ.

Cần phải tổ chức họp dân trước khi lập kế hoạch để lấy ý kiến nguyện vọng của dân để khi triển khai được đồng thuận ý dân hơn. Có khó khăn trong cách thức thực thi thì đã có nhân dân ủng hộ.

Cần lập kế hoạch chi tiết, nhất là phần hoạch định kinh phí thực hiện cần phải cân nhắc kĩ lưỡng, công khai và công bằng.

Cần phải lên rõ kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho từng xã để phù hợp với điều kiện phát triển và tiềm năng của từng xã, thị trấn, nên chuyển đổi

sang trồng cây gì? Diện tích bao nhiêu? Các phương án thế nào thì phù hợp. Khi lập kế hoạch cần phải xem xét kỹ lượng để việc thực thi chính sách hiệu quả hơn.

4.3.2.3. Nâng cao năng lực của cán bộ thực thi chính sách

Cán bộ thực thi chính sách đóng vai trò quan trọng trong công tác thực thi chính sách. Vì vậy cần phải nâng cao năng lực của cán bộ thực thi chính sách. Hiện nay, trên địa bàn huyện Gia Lâm, cán bộ thực hiện có chuyên môn khá cao, tuy nhiên cần phải đầu tư nâng cao năng lực cán bộ thực thi chính sách.

Cần phải đào tạo, bồi dưỡng với sử dụng cán bộ thực hiện chính sách. Khi sử dụng đúng người, đúng chuyên môn không những nâng cao được hiệu quả công việc, cá nhân phát huy được năng lực của mình mà còn tạo ra tâm lý tích cực cho quá trình phấn đấu của cán bộ thực hiện chính sách.

Để nâng cao năng lực của của cán bộ thực thi chính sách có các giải pháp khác như: Khen thưởng, kỷ luật, nhằm tạo động lực để cán bộ phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ; kiểm tra thanh tra thường xuyên trình độ, kỹ năng của cán bộ thực thi.

Tổ chức các lớp tập huấn ngắn hạn cho cán bộ trực tiếp thực thi chính sách trên địa bàn xã nhằm nâng cao kĩ năng và kinh nghiệm để các cán bộ có thể thực hiện tốt chính sách hỗ trợ sản xuất cho người dân được thực hiện trên địa bàn xã. Các lớp tập huấn do cán bộ huyện có trình độ hướng dẫn đào tạo và phải có nội dung đào tạo mới, phù hợp dễ tiếp thu, áp dụng.

4.3.2.4. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa ở địa bàn huyện

Để đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở huyện trước hết cần phải thực hiện tốt công tác tuyên truyền thông qua các hệ thống thông tin đại chúng của địa phương như hệ thống loa phát thanh của xã. Bên cạnh đó cần có những hình thức mới nhằm phổ biến tuyên truyền chính sách:

Phát thanh trên hệ thống loa phát thanh của các xã và thôn về nội dung của chính sách và nội dung của buổi tập huấn kiến thức để những hộ vì một nguyên nhân nào đó mà không tham gia được có nắm bắt được thông tin tốt hơn.

Thông tin tập huấn đến các hội như: Hội nông dân, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên.. cần phổ biến và tuyên truyền một cách có quy mô toàn huyện, và phải đồng bộ được hết mục tiêu của chương trình đến người hưởng lợi.

Tăng cường công tác tuyên truyền các chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước về chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Nâng cao và thống nhất nhận thức cho cán bộ, đảng viên và mọi người dân về vị thế, vai trò và xu thế của chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

Đổi mới các hình thức tuyên truyền, nâng cao nhận thức các hộ về những ưu việt của chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng phát triển kinh tế trang trại, tập trung vào các chính sách vốn, đất đai, hướng dẫn các thủ tục, trình tự, thời gian, nội dung thực hiện. Mở thêm các lớp tập huấn xuất phát từ nhu cầu của từng nhóm chủ trang trại, tập trung vào các kiến thức kỹ năng quản lý, thông tin thị trường, các tiến bộ kỹ thuật mới.

4.3.2.5. Tăng cường tiếp cận chính sách vốn, tín dụng cho các hộ chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa ở huyện Gia Lâm

Kết quả điều tra cho thấy nhu cầu về vốn để chuyển đổi cơ câu cây trồng của huyện Gia Lâm là rất cần thiết cho hiện tại và trong tương lai. Thực tế hầu hết các trang trại đều thiếu vốn để sản xuất. Vần đề đặt ra là phải đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu về vốn, đảm bảo cho các hộ chuyển đổi phát triển ổn định, vững chắc đạt hiệu quả kinh tế cao. Để thực hiện tốt mục tiêu cần phải:

Chính sách tín dụng cho vay chuyển đổi cơ cấu cây trồng rất ưu việt. Theo quy định vay vốn của Nghị định 41 của Chính phủ, trang trại được vay vốn không phải thế chấp lên tới 50 triệu đồng. Tuy nhiên việc này rất khó thực hiện, các tổ chức tín dụng vẫn yêu cầu các giấy tờ liên quan để thế chấp. Vì vậy, thủ tục vay cần đơn giản, rõ ràng, thời gian vay cần phải phù hợp với chu kỳ kinh doanh của từng loại sản phẩm, lãi suất vay hợp lý nhằm giúp cho chủ hộ có thể tiếp cận được vốn để đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó Ngân hàng cần tăng cường theo dõi, kiểm tra hướng dẫn các trang trại sử dụng vốn đúng mục đích và hiệu quả.

Tăng cường sự liên kết theo chuỗi từ doanh nghiệp cung cấp thức ăn, vật tư đầu vào đến các doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm, việc này giảm áp lực về vốn cho hộ dân , giúp người dân tập trung đầu tư phát triển mở rộng quy mô sản xuất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực thi chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa ở huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 82 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)