Kết quảthực thi chính sách chuyển đổi cơ cấucây trồng trênđất lúa ở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực thi chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa ở huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 67 - 74)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng thực thi chính sách chuyển đổi cơ cấucây trồng trênđất lúa ở

4.1.7. Kết quảthực thi chính sách chuyển đổi cơ cấucây trồng trênđất lúa ở

huyện Gia Lâm

4.1.7.1. Tình hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa

Theo bảng 4.8 ta thấy: Diện tích đất trồng lúa 3 năm (2013-2015) liên tục giảm xuống, năm 2013 là 3756,67 ha đến năm 2015 giảm xuống còn 3260,52 ha, vậy trong vòng 3 năm diện tích trồng lúa giảm 496,15 ha, bình quân giảm 6,6%/năm. Trong đó cả 3 xã nghiên cứu cũng liên tục giảm, trong đó xã Đa Tốn giảm nhiều nhât trong 3 xã, và so sánh giữa các năm thì năm 2 năm sau 2015 và 2014 thì diện tích có giảm nhưng giảm ít hơn. Điều này là do các hộ chuyển đổi mạnh từ giai đoạn 2010 – 2013, theo kết quả điều tra khảo sát thì đa số các hộ thực hiện chuyển đổi vào giai đoạn 2010 – 2013 sau khi có chính sách ban hành, còn đến năm 2014, 2015 thì một số hộ mở rộng diện tích thêm tuy nhiên số này rất ít.

Diện tích trồng rau màu trong 3 năm thì diện tích rau màu có tăng lên, năm 2013 là 2022,4 ha đến năm 2015 tăng lên là 2118,1 ha, tăng 95,7 ha, tăng bình quân 2,4%/năm. Diện tích trồng rau có tăng nhưng tăng không đáng kể, vì hầu như diện tích dùng trồng rau cũng không lớn so với chuyển đổi sang các cây trồng khác. Và trong 3 xã nghiên cứu thì diện tích rau tại xã Dương Quang là lớn nhất và ở thị trấn Trâu Quỳ là thấp nhất, và diện tích rau tăng ở xã Dương Quang lớn hơn so với 2 xã còn lại.

Diện tích trồng cây ăn quả có chiều hướng tăng mạnh trong 3 năm, năm 2013 là 693,1 ha đến năm 2015 tăng lên là 838,5 ha, tăng 145,4 ha, bình quân tăng 10%/năm. Tỷ lệ bình quân tăng diện tích trồng cây ăn quả là khá cao, và diện tích trồng cây ăn quả tạp trung cao nhất tại xã Đa Tốn, ở đây phát triển mạnh cây ổi, bưởi… mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Còn diện tích trồng cây giống tăng nhiều ở thị trấn Trâu Quỳ và so với 2 xã còn lại thì diện tích trồng cây giống ở thị trấn Trâu Quỳ là lớn nhất. Diện tích trồng cây giống của cả huyện liên tục tăng trong 3 năm gần đây, năm 2013 là 262,4 ha đến năm 2015 tăng lên là 338,2 tăng 75,8 ha, bình quân tăng 13,9%/năm.

55

55

Bảng 4.8. Diện tích và cơ cấu diện tích đất một số cây trồng tại huyện Gia Lâm năm 2013 – 2015

Chỉ tiêu

ĐVT Thị trấn Trâu quỳ Xã Đa Tốn Xã Dương Quang Toàn huyện Gia Lâm So sánh cả huyện (%) 2013 2014 2015 2013 2014 2015 2013 2014 2015 2013 2014 2015 14/13 15/14 BQ

Diện tích cây trồng

Diện tích đất trồng lúa Ha 300 230 220 626 550 530 383,7 339 299,2 3756,67 3260,52 3260,52 86,8 100 93,4

Diện tích đất trồng rau Ha 10 10 16 58 61,1 84 131 90,7 127,6 2022,4 2004,7 2118,1 99,1 105,6 102,4

Diện tích đất trồng cây ăn quả Ha 2 4 39,4 112 129 185,1 12,1 13,3 13,7 693,1 766,7 838,5 110,6 109,4 110,0

Diện tích đất trồng cây giống Ha 29,5 42,7 59,0 2,6 5,2 12,5 2,0 4,4 8,6 262,4 289,1 338,2 110,8 117,0 113,9

Diện tích đất trồng cây trồng khác Ha 147,1 219,6 183,5 25,5 127,4 77,9 54,6 158,2 246,1 1346,08 1618,07 1502,3 135,1 127,6 131,4 Tổng DT đất NN Ha 488.6 506,3 517,9 842,1 872,7 889,5 583,4 605,6 625,2 7818,25 7803,09 7785,62 99,81 99,78 99.79 Cơ cấu Diện tích đất trồng lúa % 61,40 45,43 42,48 74,34 63,02 59,58 71,93 58,90 50,27 48,05 41.78 41.88 - - - Diện tích đất trồng rau % 2,05 1,98 3,09 6,89 7,00 9,44 24,56 15,76 21,44 25,87 25.69 27.21 - - -

Diện tích đất trồng cây ăn quả % 0,41 0,79 7,61 13,30 14,78 20,81 2,27 2,31 2,30 8,87 9,83 10,77 - - -

Diện tích đất trồng cây giống % 6,04 8,43 11,39 0,31 0,60 1,41 0,37 0,76 1,44 3,36 3,7 4,34 - - -

Diện tích đất trồng cây trồng khác

%

30,1 43,37 35,43 5,16 14,6 8,76 0,87 22,27 24,55 17,22 20,74 19,3 - - -

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Gia Lâm (2010 -2015)

Biểu đồ 4.1. Cơ cấu diện tích một số cây trồng trên địa bàn huyện Gia Lâm 2013

Biểu đồ 4.2. Cơ cấu diện tích một số cây trồng trên địa bàn huyện Gia Lâm 2015

Theo kết quả điều tra thì ở các xã khác nhau thì mục đích chuyển đổi cây trồng khác nhau, ở thị trấn Trâu Quỳ chủ yếu chuyển sang trồng cây giống là chủ yếu có 73,3% hộ điều tra chuyển sang trồng cây giống. Trâu Quỳ là thị trấn có thế mạnh về sản xuất nông nghiệp. Cùng với điều kiện thuận lợi là có nhiều cơ quan tổ chức lớn đóng trên địa bàn thị trấn, đặc biệt là Học viện Nông nghiệp Việt Nam và Viện nghiên cứu Rau quả Trung ương nên trên địa bàn thị trấn Trâu Quỳ luôn có sự đa dạng về các mô hình sử dụng đất nông nghiệp vào sản xuất. Đặc biệt là những năm gần đây, thị trường cây giống phát triển mạnh nên nhiều hộ đã chuyển đổi sang làm trang trại cây giống, đạt hiệu quả rất cao. Còn ở Đa Tốn thì chủ yếu các hộ chuyển sang trồng cây ăn quả, đặc biệt là ổi, bưởi và một số cây ăn quả khác, có 53,3% hộ chuyển sang trồng cây ăn quả, và có 30% hộ chuyển sang trồng rau, và một ít chuyển sang làm cây giống hoặc chuyển sang chăn nuôi. Còn ở xã Dương Quang thì cũng chuyển sang trồng cây ăn quả (chiếm 50%) và cây rau màu (chiếm 40%). Như vậy, tùy vào điều kiện tự nhiên và định hướng phát triển nông nghiệp của từng xã mà có các mô hình chuyển đổi cây trồng khác nhau. Các mô hình chuyển đổi đa phần đều đạt hiệu quả kinh tế cao, từng bước nâng cao đời sống thu nhập của từng hô dân, và phát triển kinh tế của cả huyện.

Bảng 4.9. Mục đích chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa trong các hộ điều tra Chỉ tiêu T.T Trâu Quỳ (n=30) Xã Đa Tốn (n=30) Xã Dương Quang (n=30) Tổng (n=90) SL (người) TL (%) SL (người) TL (%) SL (người) TL (%) SL (người) TL (%) - Số hộ chuyển đất lúa

sang trồng rau màu 2 6,7 9 30,0 12 40,0 23 25,6

- Số hộ chuyển đất lúa

sang trồng cây giống 22 73,3 3 10,0 0 0 25 27,8

- Số hộ chuyển đất lúa

sang trồng cây ăn quả 0 0,0 16 53,3 15 50,0 31 34,4 - Số hộ chuyển đất lúa

sang chăn nuôi 0 0,0 2 6,7 3 10,0 5 5,6

- Số hộ chuyển đất lúa sang trồng hoa, cây cảnh

6 20,0 0 0,0 0 0 6 6,7

Nguồn: Số liệu điều tra (2015)

Theo kết quả điều tra cho thấy, diện tích bình quân mà các hộ chuyển đổi từ đất lúa sang cây trồng khác là khác nhau giữa các loại cây và giữa các xã. Ở xã Dương Quang diện tích bình quân chuyển đổi sang trồng rau là lớn nhất 2008,8 m2, ở xã Đa Tốn thì diện tích bình quân chuyển sang trồng cây ăn quả là lớn nhất 3182,2 m2, còn ở thị trấn Trâu Quỳ thì diện tích bình quân chuyển sang trồng cây giống là lớn nhất 8303,3 m2. Và dựa vào bảng 4.9 ta có thể thấy được diện tích bình quân chuyển sang trồng rau là bé nhất, vì thường các hộ chỉ chuyển một ít diện tích đất trồng lúa sang trồng rau và ở quy mô nhỏ. Còn diện tích bình quân chuyển sang trồng cây giống là lớn nhất, các hộ chuyển sang trồng cây giống thường chuyển sang quy mô làm trang trại, nên diện tích chuyển đổi tương đối lớn. Trên thực tế,các hộ chủ yếu chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất thuê, nhận khoán. Đây cũng là một khó khăn trong việc thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.Do đó nhiều hộ chưa yên tâm đầu tư phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh.

Bảng 4.10. Diện tích đất lúa đã chuyển đổi của các hộ điều tra

ĐVT: m2

Chỉ tiêu T.T Trâu Quỳ (n=30) Đa Tốn (n=30) Dương Quang (n=30) Chung (n=90) - Diện tích BQ chuyển

sang trồng rau màu 1620,0 1790,2 2008,8 1806,3

- Diện tích BQ chuyển

sang trồng cây giống 8303,3 6681,8 - 7492,6

- Diện tích BQ chuyển

sang trồng cây ăn quả - 3182,2 2527,4 2854.8

- Diện tích BQ chuyển

sang chăn nuôi - 3055,0 2083,7 2569,4

- Diện tích BQ chuyển

sang trồng hoa, cây cảnh 7235,8 - - 2412,0

Nguồn: Số liệu điều tra (2015)

4.1.7.2. Kết quả thực thi chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa ở huyện Gia Lâm

Thực hiện chủ trương của Ủy ban nhân dân thành phố, huyện Gia Lâm và các xã đã thành lập Ban chỉ đạo để phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT và các đơn vị liên quan tổ chức tuyên truyền, vận động, hướng dẫn nông dân thực hiện kế hoạch và chính sách khuyến khích hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu cây trồng phát triển kinh tế nông nghiệp theo Quyết định số 700/QĐ-UBND. Theo báo cáo đánh giá của Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Gia Lâm, sau 5 năm triển khai thực hiện chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở huyện Gia Lâm đã có kết quả khá tốt, đa số người dân đã tiếp cận được với chính sách, nhiều hộ đã mạnh dạn mớ rộng sản xuất, chuyển đổi cơ cấu theo hướng phát triển kinh tế.

Đến năm 2015, tổng số các phương án được UBND huyện phê duyệt 201 phương án với tổng diện tích thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi 505 ha, trong đó 190,3 ha thuộc đất giao theo nghị định 64/CP và 314,7ha thuộc quỹ đất nông nghiệp do UBND các xã, thị trấn quản lý. Trong đó có 38 phương án được phê duyệt từ năm 2004 trở về trước (khi chưa tách quận Long Biên theo

nghị định 132/NĐ-CP của chính phủ); giai đoạn 2004 - 2005 đã phê duyệt được 31 phương án; giai đoạn 2006 - 2010 đã phê duyệt được 84 phương án; giai đoạn 2011 - 2015 đã phê duyệt được 41 phương án (năm 2014 phê duyệt được 05 phương án).

Trong tổng số 201 phương án đã phê duyệt của 21 xã, thị đến nay Phòng Kinh tế nhận được báo cáo của 17/21 đơn vị nộp báo cáo theo kế hoạch số 128/KH-UBND ngày 18/8/2014 của UBND huyện Gia Lâm với tổng 187/201 phương án, trong đó:

- Số phương án triển khai thực hiện cơ bản đúng nội dung và có hiệu quả: 123 phương án chiếm 65,8%;

- Số phương án mới phê duyệt (mới bàn giao hoặc chưa bàn giao cho chủ đầu tư - chưa có sự đánh giá về hiệu quả): 01 phương án, chiếm 0,5%.

- Số phương án chậm triển khai thực hiện: 10 phương án, chiếm 5,3%; - Số phương án thực hiện cơ bản theo nội dung nhưng một số hạng mục xây dựng vượt so với phê duyệt: 21 phương án, chiếm 11,2%;.

- Số phương án không triển khai thực hiện: 11 phương án chiếm 5,9%.

- Số phương án thực hiện sai hoàn toàn nội dung phương án được phê duyệt: 17 phương án chiếm 9,1%.

Ngoài ra, trong tổng số 187 phương án đã có 07 phương án chiếm 3,7% đã hết thời gian thực hiện phương án.

Các đơn vị chưa nộp báo cáo bao gồm: Bát Tràng, Trung Mầu, Yên Viên, Ninh Hiệp với tổng số 14 phương án.

Bảng 4.11. Kết quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa ở huyện Gia Lâm Chỉ tiêu ĐVT 2012 2013 2014 2015 Chỉ tiêu ĐVT 2012 2013 2014 2015

- Số phương án chuyển đổi đăng ký lên

huyện Phương án 16 18 7 248

- Số phương án chuyển đổi được phê duyệt Phương án 10 13 5 201

- Diện tích chuyển đổi Ha 18,58 7,92 5,04 505

Nhìn chung phần lớn các phương án sau khi được phê duyệt đã tổ chức triển khai thực hiện đạt kết quả, phát huy được hiệu quả về kinh tế và xã hội, thu hút được nhiều lao động nhàn rỗi tại địa phương; huy động được tiền vốn trong nhân dân và các đơn vị đầu tư vào phát triển sản xuất nông nghiệp, chuyển một phần diện tích đất sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả, canh tác khó khăn sang trồng cây ăn quả, hoa, cây cảnh, chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản; hạn chế một phần diện tích đất để hoang hóa góp phần tăng hiệu quả kinh tế trên 1ha đất canh tác, giải quyết cho hàng trăm lao động nhàn rỗi ở nông thôn, tăng thu nhập cho người lao động và góp phần cải thiện môi trường; tăng nguồn thu ngân sách cho các xã, tăng thu nhập cho các hộ thực hiện phương án.

Bảng 4.12. Đánh giá về kết quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa của các hộ điều tra

Tăng Giảm Không đổi

Chỉ tiêu SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) - Tỷ lệ hộ có thay đổi về lao động thuê 70 78,8 0 0 20 22,2 - Thu nhập bình quân/lao động 80 88,9 0 0 10 11,1

- Doanh thu sản xuất 74 73,3 8 8,9 16 17,8

- Mức độ cơ giới hóa

sản xuất nông nghiệp 85 94,4 0 0 5 5,6

Nguồn: Số liệu điều tra (2015)

Theo kết quả ở bảng 4.12cho thấy, chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng mang liệu kết quả tốt cho các hộ dân, theo đánh giá của các hộ thì diện tích chuyển đổi ngày càng tăng, 78,8 % hộ đánh giá là số lao động thuê làm ngày càng tăng, kể cả lao động thời vụ và lao động thường xuyên. Thu nhập bình quân của một lao động cúng tăng, theo kết quả khảo sát thì tiền công của 1 lao động thời vụ trước là 130.000đ/ngày đối với nữ và 150.000đ/ngày đối với năm, nhưng hiện nay tăng lên 150.000đ/ngày đối với nữ và 180.000đ/ngày đối với nam. Còn đối với lao động thường xuyên thì tiền công tăng lên tầm 3 – 4 triệu đồng/tháng.

Như vậy, nhờ có chính sách chuyển đổi cơ cấu đã tạo thêm nhiều việc làm cho lao động nông thôn, và tăng thu nhập cho người dân.

Doanh thu sản xuất của các hộ ngày càng tăng, có 73,3% hộ đánh giá là doanh thu tăng, 17,8% hộ vẫn giữ nguyên và 8,9% hộ cho là doanh thu giảm, do một số nguyên nhân là do hộ chuyển đổi cơ cấu nhưng chưa có kinh nghiệm sản xuất, không nắm được kỹ thuật chăm sóc nên năng suất giảm, và do biến động của thị trường, và sự thay đổi thời tiết khiến dịch bệnh, mất mùa nên một số hộ bị giảm doanh thu..Tuy nhiên, tỷ lệ này chiếm rất ít, đa số các hộ chuyển đổi đều đạt hiệu quả tốt hơn, năng suất cao, doanh thu và lợi nhuận tăng cao. Đời sống của người dân ngày được cải thiện, kinh tế nông nghiệp của huyện ngày càng phát triển.

4.1.8. Một số tồn tại, khó khăn trong việc thực thi chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa của các hộ điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực thi chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa ở huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 67 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)