Một số giải pháp hoàn thiện quá trình thực thi chính sách chuyển đổi cơ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực thi chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa ở huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 83)

4.3.2.1. Hoàn thiện bộ máy thực thi chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa

- Về tổ chức hệ thống:Việc phân công nhiệm vụ của các phòng ban ở huyện tương đối rõ ràng, tuy nhiên sự phối hợp giữa các phòng ban chưa chặt chẽ. Do vậy cần củng cố tổ chức phân công nội dung phụ trách cho từng thành viên được phòng phân công. Đối với cấp xã cần phân công rõ trách nhiệm với cá nhân cán bộ xã chịu trách nhiệm chính tiếp nhận, triển khai, theo dõi quá trình thực hiện chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng là rất cần thiết nhất là đối với các xã tập trung chuyển đổi nhiều.

- Về kinh phí xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn: Xây dựng và nâng cấp mạng lưới giao thông, làm mới các tuyến đường liên xã, liên thôn, xây dựng các tuyến đường tới khu chuyển đổi để phục vụ cho việc trao đổi mua bán vật tư hàng hóa, tiêu thụ sản phẩm, giao lưu kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật trong nội bộ vùng và với bên ngoài. Nâng cao năng lực hoạt động của hệ thống thủy lợi bằng việc cải tạo, nâng cấp các sơ sở sẵn có như: hồ đập chứa nước, các trạm bơm...xây dựng thêm một số công trình mới, hoàn thiện và bê tông hóa mạng

lưới kênh mương nội đồng đảm bảo đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu tưới tiêu trong vùng. Bên cạnh đó, tiếp tục hoàn thiện hệ thống điện lưới, thông tin liên lạc, đài truyển thanh, nhà văn hóa đến các xã giúp cho hộ nông dân phục vụ sản xuất và sinh hoạt, đồng thời tăng khả năng tiếp cận thông tin thị trường thông qua các phương tiện thông tin đại chúng nhằm xác định hướng đi đúng đắn trong sản xuất kinh doanh.

-Tăng cường sự quản lý của Nhà nước: Chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng phát triển kinh tế trang trại ở huyện Gia Lâm tuy mới phát triển mạnh trong những năm gần đây nhưng đã có những tác động tích cực về kinh tế - xã hội như thu hút vốn đầu tư, thúc đẩy hình thành những vùng nông sản hàng hóa tập trung, tạo thêm việc làm, tăng hiệu quả quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế huyện...Tuy nhiên việc triển khai các chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở huyện Gia Lâm cần có sự quan tâm hơn nữa của các cấp chính quyền địa phương. Để các hộ có nhu cầu chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa nắm bắt và thực hiện đúng các chính sách, các cấp chính quyền cần:

Tiếp tục ban hành các cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất có hiệu quả kinh tế, đổi mới phương thức hỗ trợ tạo điều kiện cho các xã, thị trấn chủ động trong sản xuất. Kịp thời khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu trong phong trào chuyển đổi cây trồng hiệu quả để động viên, khuyến khích nhằm không ngừng mở rộng diện tích sản xuất, phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện.

4.3.2.2. Hoàn thiện công tác lập kế hoạch

Trước hết cần rà soát sắp xếp lại đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước, các tổ chức dịch vụ về nông nghiệp theo hướng nâng cao hiệu suất chuyên môn, cải cách thủ tục hành chính để cải thiện chính sách, tăng cường trách nhiệm, kỷ luật công vụ.

Cần phải tổ chức họp dân trước khi lập kế hoạch để lấy ý kiến nguyện vọng của dân để khi triển khai được đồng thuận ý dân hơn. Có khó khăn trong cách thức thực thi thì đã có nhân dân ủng hộ.

Cần lập kế hoạch chi tiết, nhất là phần hoạch định kinh phí thực hiện cần phải cân nhắc kĩ lưỡng, công khai và công bằng.

Cần phải lên rõ kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho từng xã để phù hợp với điều kiện phát triển và tiềm năng của từng xã, thị trấn, nên chuyển đổi

sang trồng cây gì? Diện tích bao nhiêu? Các phương án thế nào thì phù hợp. Khi lập kế hoạch cần phải xem xét kỹ lượng để việc thực thi chính sách hiệu quả hơn.

4.3.2.3. Nâng cao năng lực của cán bộ thực thi chính sách

Cán bộ thực thi chính sách đóng vai trò quan trọng trong công tác thực thi chính sách. Vì vậy cần phải nâng cao năng lực của cán bộ thực thi chính sách. Hiện nay, trên địa bàn huyện Gia Lâm, cán bộ thực hiện có chuyên môn khá cao, tuy nhiên cần phải đầu tư nâng cao năng lực cán bộ thực thi chính sách.

Cần phải đào tạo, bồi dưỡng với sử dụng cán bộ thực hiện chính sách. Khi sử dụng đúng người, đúng chuyên môn không những nâng cao được hiệu quả công việc, cá nhân phát huy được năng lực của mình mà còn tạo ra tâm lý tích cực cho quá trình phấn đấu của cán bộ thực hiện chính sách.

Để nâng cao năng lực của của cán bộ thực thi chính sách có các giải pháp khác như: Khen thưởng, kỷ luật, nhằm tạo động lực để cán bộ phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ; kiểm tra thanh tra thường xuyên trình độ, kỹ năng của cán bộ thực thi.

Tổ chức các lớp tập huấn ngắn hạn cho cán bộ trực tiếp thực thi chính sách trên địa bàn xã nhằm nâng cao kĩ năng và kinh nghiệm để các cán bộ có thể thực hiện tốt chính sách hỗ trợ sản xuất cho người dân được thực hiện trên địa bàn xã. Các lớp tập huấn do cán bộ huyện có trình độ hướng dẫn đào tạo và phải có nội dung đào tạo mới, phù hợp dễ tiếp thu, áp dụng.

4.3.2.4. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa ở địa bàn huyện

Để đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở huyện trước hết cần phải thực hiện tốt công tác tuyên truyền thông qua các hệ thống thông tin đại chúng của địa phương như hệ thống loa phát thanh của xã. Bên cạnh đó cần có những hình thức mới nhằm phổ biến tuyên truyền chính sách:

Phát thanh trên hệ thống loa phát thanh của các xã và thôn về nội dung của chính sách và nội dung của buổi tập huấn kiến thức để những hộ vì một nguyên nhân nào đó mà không tham gia được có nắm bắt được thông tin tốt hơn.

Thông tin tập huấn đến các hội như: Hội nông dân, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên.. cần phổ biến và tuyên truyền một cách có quy mô toàn huyện, và phải đồng bộ được hết mục tiêu của chương trình đến người hưởng lợi.

Tăng cường công tác tuyên truyền các chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước về chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Nâng cao và thống nhất nhận thức cho cán bộ, đảng viên và mọi người dân về vị thế, vai trò và xu thế của chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

Đổi mới các hình thức tuyên truyền, nâng cao nhận thức các hộ về những ưu việt của chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng phát triển kinh tế trang trại, tập trung vào các chính sách vốn, đất đai, hướng dẫn các thủ tục, trình tự, thời gian, nội dung thực hiện. Mở thêm các lớp tập huấn xuất phát từ nhu cầu của từng nhóm chủ trang trại, tập trung vào các kiến thức kỹ năng quản lý, thông tin thị trường, các tiến bộ kỹ thuật mới.

4.3.2.5. Tăng cường tiếp cận chính sách vốn, tín dụng cho các hộ chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa ở huyện Gia Lâm

Kết quả điều tra cho thấy nhu cầu về vốn để chuyển đổi cơ câu cây trồng của huyện Gia Lâm là rất cần thiết cho hiện tại và trong tương lai. Thực tế hầu hết các trang trại đều thiếu vốn để sản xuất. Vần đề đặt ra là phải đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu về vốn, đảm bảo cho các hộ chuyển đổi phát triển ổn định, vững chắc đạt hiệu quả kinh tế cao. Để thực hiện tốt mục tiêu cần phải:

Chính sách tín dụng cho vay chuyển đổi cơ cấu cây trồng rất ưu việt. Theo quy định vay vốn của Nghị định 41 của Chính phủ, trang trại được vay vốn không phải thế chấp lên tới 50 triệu đồng. Tuy nhiên việc này rất khó thực hiện, các tổ chức tín dụng vẫn yêu cầu các giấy tờ liên quan để thế chấp. Vì vậy, thủ tục vay cần đơn giản, rõ ràng, thời gian vay cần phải phù hợp với chu kỳ kinh doanh của từng loại sản phẩm, lãi suất vay hợp lý nhằm giúp cho chủ hộ có thể tiếp cận được vốn để đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó Ngân hàng cần tăng cường theo dõi, kiểm tra hướng dẫn các trang trại sử dụng vốn đúng mục đích và hiệu quả.

Tăng cường sự liên kết theo chuỗi từ doanh nghiệp cung cấp thức ăn, vật tư đầu vào đến các doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm, việc này giảm áp lực về vốn cho hộ dân , giúp người dân tập trung đầu tư phát triển mở rộng quy mô sản xuất.

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa là hướng đi đúng trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp hiện nay. Trong khi trồng lúa không mang lại năng suất cao thì chủ trương chuyển sang cây trồng khác mang lại hiệu quả kinh tế hơn đã giúp người dân ngày càng mở rộng quy mô sản xuất theo hướng phát triển kinh tế trang trại, thu nhập ngày càng cao, tạo thêm nhiều việc làm cho nông thôn, góp phần thúc đẩy sự phát triển của kinh tế nông nghiệp trên địa bàn. Qua quá trình nghiên cứu quá trình thực hiện chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa đề tài đưa ra một số kết luận sau:

Đề tài đã hệ thống hóa được một số cơ sở lý luận về khái niệm chính sách, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vai trò của việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, quá trình thực hiện chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng…..

Kết quả nghiên cứu cho thấy, từ năm 2008, huyện Gia Lâm đã ban hành quyết đinh 700/QĐ-UBND về việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, sau một thời gian thực hiện đã đã có 505 ha, trong đó 190,3 ha thuộc đất giao theo nghị định 64/CP và 314,7 ha thuộc quỹ đất nông nghiệp do UBND các xã, thị trấn quản lý được chuyển đổi sang trồng các cây có hiệu quả kinh tế cao hơn như: cây giống, cây hoa,cây cảnh, cây ăn quả, cây rau màu…, có 201 phương án, mô hình đã được phê duyệt, mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần tăng thu nhập của người dân, tạo việc làm cho nông dân và phát triển nông nghiệp của huyện. Quá trình triển khai chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng đã được quan tâm sự quan tâm của Thành phố, Huyện ủy, UBND huyện các cấp ban ngành và hệ thống chính trị từ huyện tới cơ sở. Ban Thường vụ Huyện ủy đã ban hành Nghị quyết về chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng để phát triển kinh tế trang trại gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới tại địa phương. Các mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế nâng cao đời sống nên khi triển khai thực hiện chính sách nhận được sự đồng tình, ủng hộ và tham gia nhiệt tình của các hộ dân. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện chính sách còn gặp phải một số khó khăn như công tác hướng dẫn và lập phương án chuyển đổi cơ cấu cây trồng của UBND các xã còn nhiều lúng túng và chưa chủ động; Định hướng các

vùng sản xuất để chuyển đổi theo quy hoạch đã được phê duyệt tại nhiều nơi chưa được quan tâm; Công tác quản lý, giám sát của chính quyền cơ sở, các ban ngành còn chưa được sâu sát, chặt chẽ việc thực hiện phương án dẫn đến một số chủ đầu tư khi triển khai thực hiện phương án các hạng mục công trình không phù hợp với nội dung phương án được phê duyệt.

Từ những đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thực thi chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa ở địa bàn huyện Gia Lâm, nghiên cứu đã đánh giá những mặt hạn chế, tồn tại, từ đó đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện quá trình thực thi chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng như sau: nâng cao năng lực hiểu biết cho hộ chuyển đổi; Xây dựng quy định, hướng dẫn thủ tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi; Hoàn thiện bộ máy thực thi chính sách; Nâng cao năng lực cho cán bộ thực thi; Tạo điều kiện cho các hộ được tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi; Hỗ trợ đầu tư hạ tầng cho các khu chuyển đổi tập trung.

5.2. KIẾN NGHỊ

5.2.1. Đối với Nhà nước

-Nhà nước cần tiếp tục có những chính sách hỗ trợ về vốn, khoa học kỹ thuật để giúp các hộ nông dân phát triển sản xuất nói riêng và phát triển sản xuất nông nghiệp nói chung, trong đó chú trọng đến khuyến khích canh tác và sản xuất các loại cây giống, cây trồng mới, có hiệu quả kinh tế cao vào sản xuất nông nghiệp.

- Nhà nước cần có chính sách đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng, giao thông nông thôn, đầu tư kiên cố hóa kênh mương, đường giao thông nội đồng để hộ nông dân yên tâm phát triển và mở rộng sản xuất.

- Nhà nước cần có chính sách đẩy mạnh nghiên cứu các giống cây trồng mới, các biện pháp kỹ thuật tiên tiến, đồng thời làm tốt công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật vào phục vụ sản xuất nông nghiệp.

* Đối với cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp Huyện, xã

- UBND Huyện xem xét và có chủ trương chung trong việc phê duyệt lại đối với các phương án chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi thực hiện cơ bản đúng nội dung, có các tiêu chí đạt để cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại; phù hợp với quy định tại quyết định số 05/2008/QĐ-UBND ngày 18 tháng 01 năm 2008 về việc ban hành "Quy định về một số chính sách khuyến khích, phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn thành phố Hà Nội" nhằm khắc phục những hạn chế, khó khăn trước đây, tạo

điều kiện cho các chủ trang trại mạnh dạn, yên tâm đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, dịch vụ.

- Đối với những phương án đang đầu tư hạ tầng hoặc chậm triển khai: Đề nghị UBND huyện chỉ đạo các phòng, ban, ngành liên quan phối hợp với UBND các xã, thị trấn làm việc cụ thể để tháo gỡ khó khăn và đôn đốc các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ thực hiện.

- Kiên quyết thu hồi quyết định đối với những phương án thực hiện không đúng nội dung, phương án thay đổi hẳn mục đích sử dụng đất; những phương án được phê duyệt và giao cho chủ đầu tư có thời gian quá 01 năm nhưng không tổ chức thực hiện.

- Tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đặc biệt công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực đất đai của các xã, thị trấn.

5.2.2. Đối với hộ nông dân

- Mạnh dạn đầu tư mua sắm máy nông nghiệp phục vụ sản xuất cây giống như máy làm đất, máy bơm nước… vào trong sản xuất, hạn chế công lao động sản xuất và thu hoạch.

- Tham gia học tập kinh nghiệm sản xuất và kinh nghiệm canh tác, tiếp cận với các phương pháp canh tác tiên tiến trên thế giới và các địa phương trên cả nước.

- Chủ động dồn đổi ruộng tạo thành vùng lớn theo hướng sản xuất hàng hóa. Tạo điều kiện thuận lợi trong việc áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất và mở rộng diện tích trồng.

- Lựa chọn những cây trồng, vật nuôi phù hợp với chân đất, điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng và khả năng của gia đình mình.

- Hộ nông dân cần tiếp cận những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, áp dụng những giống cây trồng mới cho năng suất cao, chất lượng tốt, có thương hiệu, đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và thế giới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2014). Báo cáo kết quả thực hiện kế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực thi chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa ở huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)