Tình hình thực hiện chính sách chuyển đổi cơ cấucây trồng ở trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực thi chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa ở huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 31 - 35)

2.2.1.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc

Sau hơn 20 năm cải cách và mở cửa, ngành nông nghiệp Trung Quốc đã có những bước tăng trưởng đáng kể. Thế nhưng để đối phó với những tác động bất lợi của hội nhập thương mại. Trung Quốc đã tiến hành điều chỉnh một loạt các biện pháp, điều chỉnh chính sách trong khu vực nông nghiệp và nông thôn. Những hướng tập trung là: chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong đó chú trọng việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất trong sản xuất nông nghiệp, tăng thu nhập cho người dân và nâng cao khả năng cạnh tranh quốc tế của nông sản.

Hiện nay với mức tăng bình quân hàng năm là 2,4% cao hơn mức tăng dân số. Tuy vậy, trước việc thi hành các quy định của tổ chức Thương mại thế giới WTO và sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường quốc tế, Trung Quốc đã nỗ lực triển khai điều chỉnh chính sách về cơ cấu nông nghiệp từ năm 1999. Các điều chỉnh này không thuần tuý là chỉ tăng hay giảm sản lượng mà tập trung vào cân đối tổng thể, vừa đảm bảo nguồn cung, vừa nâng cao chất lượng, không chỉ diễn ra trong phạm vi một vài vùng mà được triển khai trên phạm vi cả nước.

Một trong những thành công của công cuộc điều chỉnh này là xây dựng được cơ cấu cây trồng hợp lý, giảm diện tích cây lương thực, tăng diện tích cây công nghiệp, cây thức ăn gia súc chiếm 30,6% tổng diện tích trồng trọt.

Các vùng đất chuyên canh được xác định rõ nét, vùng An Huy chiếm tới 65,7% diện tích trồng lúa cả nước; vùng đồng bằng Châu thổ Hoàng Hà chiếm 60% diện tích lúa mì cả nước. Ở vùng đông Bắc và 3 tỉnh Hà Bắc, Sơn Đông, Hà Nam chiếm 55% diện tích ngô cả nước. Diện tích hạt cải dầu tập trung ở dọc theo vùng An Huy, lạc ở vùng Hoàng Hà và đậu tương ở vùng Đông Bắc.

Đồng thời với điều chỉnh cơ cấu kinh tế nông nghiệp, Trung Quốc điều chỉnh một loạt các chính sách về thương mại hàng hoá nông sản, tăng thu nhập

cho nông dân, chính sách hỗ trợ nông nghiệp, chính sách đô thị hoá nông thôn, chính sách phát triển nông nghiệp bền vững, cải thiện hệ thống quản lý nông nghiệp.Để nâng cao hiệu quả ngành trồng trọt, Trung Quốc tập trung chuyển từ cơ cấu hai loại cây trồng chính là cây lương thực và cây thương phẩm sang cơ cấu ba loại cây trồng: Cây lương thực, thương phẩm và nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi. Mục tiêu chuyển đổi cơ cấu trong ngành trồng trọt Trung Quốc là giảm dần tỷ trọng cây lương thực, mở rộng diện tích trồng cây thương phẩm, cây ăn quả làm nguyên liệu cho ngành chế biến thực phẩm và chế biến thức ăn gia súc, chuyển dần ưu thế ngành trồng trọt sang cung cấp nguyên liệu cho chế biến và chăn nuôi.Với chính sách phát triển nông nghiệp toàn diện, hàng trăm triệu hộ nông dân Trung Quốc đã chuyển từ trạng thái kinh tế tự cung, tự cấp sang nền kinh tế hàng hoá; nông nghiệp phát triển khá ổn định đã tạo điều kiện cho sự phát triển chung của nền kinh tế quốc dân (Phạm Quang Diệu, 2001).

2.2.1.2. Kinh nghiệm của Thái Lan

Ngành nông nghiệp Thái Lan chiếm 11% GDP của toàn bộ nền kinh tế, cơ cấu sản xuất và mức độ phát triển khác nhau giữa các vùng: Đông Bắc, miền Bắc, miền Nam, miền Trung. Mỗi vùng tập trung chuyển mạnh các ngành có lợi thế, hình thành các mũi nhọn sản xuất và xuất khẩu, đồng thời chủ trương đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp. Ngoài các mặt hàng xuất khẩu có lợi thế như lúa, ngô, thuỷ hải sản, gà đông lạnh, đường, cà phê... Hiện nay, Thái Lan đang thực hiện chương trình “mỗi làng một sản phẩm”. Chính phủ nước này đã chọn 100 sản phẩm từ 500 sản phẩm đủ chất lượng để bán ra thị trường thế giới năm 2002.

Để giúp nông dân phát triển sản xuất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất trong nông nghiệp, Chính phủ Thái Lan đã ban hành nhiều chính sách tạo điều kiện cho nông dân nâng cao hiệu quả sản xuất và giảm chi phí sản xuất như cam kết phát triển cơ sở hạ tầng và chính sách tín dụng có khả năng đáp ứng yêu cầu về vốn để thực hiện chuyển đổi đất nông nghiệp của hộ.

Trong phát triển nông nghiệp, chú trọngđa dạng hoá các loại cây trồng, vật nuôi, đa dạng hoá sản phẩm, nông, lâm, ngư nghiệpgắn với công nghiệp chế biến.Các hệ thống đa dạng hoá cây trồng ở Thái Lan: Do có nhiều vùng sinh thái nông nghiệp khác nhau nên các hệ thống canh tácđiển hình ở mỗi vùng của Thái Lan rất đa dạng.Miền Bắc: Ở vùng núi miền Bắc, hệ thống canh tác điển hình là lúa cạn, câytrồng xen canh là đậu nành, ngô, đậu xanh, bông, cao lương (các cơ cấu luân canhnhư: ngô - đậu xanh, đậu xanh - bông, ngô - cao lương, v.v.) và các

loại cây ăn quả nhưvải, nhãn, xoài, v.v. Ngoài ra, các cây hàng năm, rau và hoa cũng được trồng xen trongcác vườn cây ăn quả. Ở đồng bằng, do chỉ có 10% diện tích đất được tưới tiêu nên vào mùa mưa chủyếu trồng lúa. Mùa khô có thể trồng lúa hoặc đậu nành, đậu xanh, lạc, thuốc lá, ngô hạtngọt, ngô bao tử, hành, tỏi, cà chua, dưa hấu, v.v.Vùng Đông Bắc: Đối với các khu đất đai khô cằn, nhiều cát sỏi, nông dân trồnglúa một vụ trong năm, kết hợp trồng các loại cây phù hợp với đất khô như sắn, đay vàdâu nuôi tằm. Với vùng đất thấp có hệ thống tưới tiêu, mùa mưa người nông dân trồng lúa cònmùa khô trồng lúa hoặc đậu nành, đậu xanh, lạc, đay, vừng và một vài loại rau.Vùng Đồng bằng miền Trung: Ở những vùng có hệ thống tưới tiêu, lúa đượctrồng vào mùa mưa; mùa khô trồng lúa hoặc đậu nành, đậu xanh, lạc, khoai lang, dưahấu, vừng và một vài loại rau như ngô hạt ngọt, ngô bao tử, đậu hạt dài, bí ngô, dưachuột. Trên các vùng cao miền Trung, các hệ thống canh tác chủ yếu là kết hợp xencanh ngô - cao lương, vừng - đậu xanh, đậu xanh – ngô. Tuy nhiên, các hệ thốngtrồng trọt điển hình của vùng này vẫn là các hệ thống dựa chủ yếu vào lúa gạo hoặc cáccây hàng năm.Miền Nam: Ở những vùng thấp, vào mùa mưa người nông dân trồng lúa, mùakhô trồng lúa hoặc dưa hấu, lạc, đậu xanh, ngô hạt ngọt, khoai sọ. Hầu hết các đồnđiền cao su được trồng xen lúa cạn, ngô hạt ngọt, lạc, dứa, chuối và các cây hàng nămkhác. Các cây ăn quả và cây lâu năm khác như dừa, chôm chôm, măng cụt, sầu riêng,nhãn, cọ lấy dầu, cà phê, ca cao được trồng lẫn và xen canh với các loại cây trồngnhư trong các hệ thống trồng trọt dựa chủ yếu vào cao su. Đến nay, kinh tế nông thôn Thái Lan đã có sự phát triển nhanh theo hướng sảnxuất và xuất khẩu ngày càng nhiều nông sản hàng hoá, các vùng chuyên canh lớn đượchình thành, các khu công nghiệp chế biến xuất khẩu cũng được phát triển. Với chủtrương phát triển nông nghiệp đa dạng gắn với công nghiệp chế biến hướng về xuấtkhẩu nên nông sản hàng hoá rất được thị trường quốc tế ưa chuộng. Thái Lan đã trởthành nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu gạo, sắn, cao su, là nước đứng thứ ba vềxuất khẩu đường. Ngoài ra Thái Lan còn xuất khẩu một khối lượng lớn hàng hoá nôngsản thực phẩm chế biến như: Nước dứa, rau, quả tươi, mực, tôm đông lạnh (Phạm Quang Diệu, 2001).

2.2.1.3. Kinh nghiệm của Phi-lip-pin

Những năm qua, do quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá và áp lực của mức tăng dân số đã làm giảm diện tích đất trồng trọt của nước này. Do đó, Chính phủ Phi-lip-pin đã phát triển một loạt các chính sách nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp, trong đó có chính sách để tạo điều kiện cho nông dân thực hiện đa

dạng hoá cây trồng, cho phép người dân chuyển đổi mục đích sử dụng trong nông nghiệp:

- Chính sách giá cả: giảm trợ giúp giá lúa khiến một bộ phận nông dân trồng lúa chuyển sang trồng các loại cây thực phẩm khác, đẩy mạnh quá trình đa dạng hoá sản phẩm nông nghiệp.

- Chính sách thuế: loại bỏ hạn ngạch nhập khẩu, giảm tối đa các loại giấy phép đối với các doanh nghiệp nhập khẩu, giảm mức thuế quan nhập khẩu và loại bỏ tất cả các thuế xuất khẩu; loại bỏ dần các trợ cấp bắt đầu bằng việc loại bỏ quy định giá đầu vào và đầu ra của sản xuất nông nghiệp.

Những năm qua do quá trình đô thị hoá và công nghiệp hoá cùng với áp lực tăngdân số đã làm giảm diện tích đất trồng trọt của Phi-lip-pin. Chính phủ Phi- lip-pin đã triểnkhai hàng loạt chính sách nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp, trong đó chuyển đổicơ cấu cây trồng chiếm một vị trí quan trọng. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng sẽ giúp tốiđa hoá hiệu quả sử dụng đất đai, tăng năng suất lao động và thu nhập của các hộ nôngdân. Tại Phi-lip-pin, quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng diễn ra chủ yếu trên đất trồnglúa và trồng dừa.- Trên đất trồng lúa: Đối với Phi-lip-pin, ngô, thuốc lá, các loại cây họ đậu lànhững cây trồng chính luân canh với lúa. Trong giai đoạn 1991-1995, ở các vùng đấtthấp chủ yếu dựa vào nước mưa áp dụng các hệ thống canh tác chính là: Lúa - ngô, lúa- tỏi, lúa - ớt ngọt, lúa - rau đậu. Trong những năm gần đây hệ thống đa dạng hoá trênđất trồng lúa của Phi-lip-pin lại thay đổi. Theo điều tra của Viện Nghiên cứu Lúa gạoPhi-lip-pin, trong 2 năm gần đây, có sáu hệ thống canh tác chính trên đất trồng lúa là: Lúa- lúa, lúa - rau, lúa - cá, lúa - ngô, lúa - cây họ đậu và loại khác.

- Trên đất trồng dừa: Dừa có thể trồng xen một hay một số loại cây. Có nhiềuloại cây có thể trồng dưới tán cây dừa gồm cây lâu năm như: Cà phê, ca cao, chuối sợivà cây ăn quả khác; cây hàng năm như ngô, lạc, khoai lang, dứa, dong, gai và các loạirau. Đây chính là hệ thống canh tác đa tầng rất phổ biến trong chiến lược đa dạng hoácủa Phi-lip-pin. Hệ thống canh tác này gồm ba cấp: Trên cùng là dừa, ở tầng giữa là cáccây lâu năm và tầng cuối là các cây hàng năm có tốc độ phát triển chậm.Ngoài việc thực hiện đa canh cây trồng trên đất canh tác lúa và dừa, Phi-lip-pincòn có kế hoạch thực hiện một số chương trình đa dạng hoá trên đất trồng ca cao, càphê và cao su.Tóm lại, trong những năm qua, cùng với sự phát triển về sản xuất nông nghiệp,và tăng trưởng về mức sống, nhiều nước trên thế giới đã đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấucây trồng và đa dạng hoá sản xuất, cố gắng phát huy lợi thế so sánh, chấp nhận nhậpkhẩu nguyên liệu và các

mặt hàng sản xuất không có lợi thế để tập trung sản xuất thậthiệu quả một số mặt hàng xuất khẩu có khả năng cạnh tranh với khối lượng lớn. Xu thếchung là:

- Chuyển từ sản xuất lúa sang trồng rau màu và cây ăn quả. - Chuyển từ trồng lúa sang trồng cây công nghiệp dài ngày. - Chuyển từ độc canh lúa sang luân canh màu trên nền lúa. - Chuyển từ trồng lúa sang nuôi trồng thuỷ sản.

- Chuyển từ trồng cây dài ngày như cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày sangtrồng xen canh giữa cây ngắn ngày và cây dài ngày.

- Chuyển từ cây trồng có giá trị thấp và bị giảm giá trên thị trường sang câytrồng có giá trị cao và ổn định về thương mại (Phạm Quang Diệu, 2001).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực thi chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa ở huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)