Các yếu tố ảnh hưởng tới việc thực thi chính sáchchuyển đổi cơ cấucây trồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực thi chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa ở huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 78 - 82)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới việc thực thi chính sáchchuyển đổi cơ cấucây trồng

4.2.1. Nhận thức, trình độ văn hóa của các hộ dân

Nhận thức của nông dân là một yếu tố quan trọng trong việc thực hiện chính sách. Do nhận thức hạn chế cũng như do năng lực, trình độ có hạn, nông

dân vẫn đang bị động trong cơ chế thị trường, từ việc tổ chức sản xuất, kinh doanh đến tiêu thụ sản phẩm và tổ chức đời sống.

Theo kết quả nghiên cứu, những hộ dân có trình độ văn hóa cao thì nhận thức và khả năng tiếp cận với chính sách cũng cao hơn so với những hô dân có trình độ văn hóa thấp.Những hộ nhận thức được tính hiệu quả của chính sách thường đăng ký chuyển đổi cơ cấu cây trồng, xây dựng các mô hình trang trại, còn một số hộ nhận thức còn kém thường tự chuyển đổi một ít, manh mún, và thường tự phát không đăng ký qua chính quyền địa phương.

Bảng 4.15. Trình độ học vấn của các chủ hộ điều tra

Chỉ tiêu T.T Trâu Quỳ (n=30) Xã Đa Tốn (n=30) Xã Dương Quang (n=30) Tổng (n=90) SL (người) TL (%) SL (người) TL (%) SL (người) TL (%) SL (người) TL (%) -Tiểu học 3 10,0 7 23,3 6 20,0 16 17,8 -Trung học cơ sở 11 36,7 13 43,3 15 50,0 39 43,3 -Trung học phổ thông 16 53,3 10 33,3 9 30,0 35 38,9

Nguồn: Số liệu điều tra (2015)

Như vậy, trình độ học vẫn của các hộ điều tra đa phần là trung học cơ sở chiếm 43,3%, và trung học phổ thông chiếm 38,9%. Trong đó, ở Thị trấn Trâu Quỳ tỷ lệ học trung học phổ thông là cao nhất 53,3%. Theo như kết quả điều tra, hầu như các hộ ở Trâu Quỳ thường chuyển đổi đất lúa sang làm trang trại cây giống hoặc chuyển sang trồng hoa, cây cảnh với quy mô lớn và hiệu quả kinh tế rất cao.

4.2.2. Năng lực của cán bộ thực hiện chính sách

Việc hoạch định các chủ trương, chính sách và các chương trình của Nhà nước do các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương nhưng việc cụ thể hóa lại do địa phương thực hiện. Vì vậy năng lực của cán bộ địa phương là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả của các chính sách, chương trình. Hoạt động của các cán bộ xã có tích cực và hiệu quả hay không, có ảnh hưởng lớn đến tiến độ và kết quả thực thi chính sách tại địa phương.

Nếu cán bộ địa phương tổ chức thực hiện tốt, linh hoạt, chủ động và sáng tạo thì chương trình sẽ được tiến hành hỗ trợ đúng đối tượng, đảm bảo hoàn thành đúng thời hạn và đạt được hiệu quả cao, tạo nên tác động tích cực đối với kinh tế, xã hội. Ngược lại, nếu cán bộ địa phương yếu kém về năng lực, kém chủ động, sáng tạo sẽ khiến cho hiệu quả của chương trình giảm đi, làm suy giảm lòng tin của người dân đối với chính quyền địa phương, mục tiêu của chương trình cũng khó hoàn thành và không đáp ứng được nguyện vọng, mong mỏi của người dân.

Theo như kết quả điều tra thì hầu như cán bộ ở cấp huyện đa số có trình độ đại học và trên đại học, còn ở xã thì một số cán bộ chỉ học hết trung học phổ thông. Tuy nhiên, đa số cán bộ thực hiện chính sách có năng lực tốt, tuyên truyền phổ biến các chính sách đến từng hộ. Tổ chức nhiều buổi tập huấn, học tập kỹ thuật chăm sóc cây trồng, cũng như cách quản lý hoạt động cho các hộ chuyển đổi… Nhiều hộ đã được tiếp cận và áp dụng rất tốt, có nhiều mô hình chuyển đổi thành công, mang lại hiệu quả kinh tế cao, từng bước cải thiện đời sống của người dân.nhế cao, từng bước cải thiện đời sống của người.

Bảng 4.16. Trình độ học vấn của cán bộ thực hiện chính sách Chỉ tiêu Chỉ tiêu Cấp huyện (n=8) Cấp xã (n=12) Tổng (n=20) SL (người) Tỷ lệ (%) SL (người) Tỷ lệ (%) SL (người) Tỷ lệ (%) - Trung cấp 0 0 3 25,0 3 15,0 - Cao đẳng 0 0 4 33,3 4 20,0 - Đại học 6 75,0 5 41,7 11 55,0 - Sau đại học 2 25,0 0 0 2 10,0

Nguồn: Số liệu điều tra (2015)

4.2.3. Sự quan tâm của chính quyền địa phương

Trong những năm qua, UBND huyện Gia Lâm thường xuyên chỉ đạo phòng Kinh tế thường xuyên có văn bản chỉ đạo, hướng dẫn kịp thời UBND các xã, thị trấn các đơn vị liên quan tạo điều kiện thuận lợi để các hộ nông dân tiếp cận nguồn thông tin về các chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

Năm 2008, UBND huyện đã ban hành Quyết định số 700/QĐ-UBND ngày 04/12/2008 về việc ban hành “Quy định về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, kinh tế hộ theo mô hình trang trại trên địa bàn huyện Gia Lâm, Hà Nội”. Đồng thời, UBND huyện ban hành quy định về thủ tục, hồ sơ cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại theo Thông tư 27/2011/TT-BNNPTNT ngày 13/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT. Sau khi Luật Đất đai ra đời năm 2013, chưa quy định rõ việc chuyển đổi mục đích sự dụng đất, từ đất trồng lúa năng suất thấp sang đất chăn nuôi. UBND huyện đã chỉ đạo các ngành tham mưu để UBND huyện ban hành hướng dẫn về việc lập, thẩm định, phê duyệt các dự án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên địa bàn huyện Gia Lâm.

Ngoài nguồn kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu cây trồng của Thành phố Hà Nội. Hàng năm UBND huyện bố trí, cân đối nguồn ngân sách khoảng 500 triệu đồng cho hoạt động khuyến nông. Trong đó tập trung đưa một số mô hình cây trồng, vật nuôi có hiệu quả vào sản xuất, tổ chức đưa các chủ trang trại đi thăm, học tập kinh nghiệm mô hình phát triển kinh tế trang trại tiêu biểu ở các địa phương khác.

Những năm qua, các cấp chính quyền huyện Gia Lâm thường xuyên quan tâm đến sự phát triển nông nghiệp nông thôn của địa phương, đặc biệt là chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa theo hướng phát triển trang trại. Nhờ sự quan tâm, chỉ đạo mà các hộ nông dân đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, từng bước nâng cao kinh tế của hộ nói riêng và phát triển nông nghiệp của huyện nói chung.

4.2.4. Nguồn ngân sách cho thực hiện chính sách

Nguồn ngân sách là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến phạm vi và đối tượng của việc thực hiện các chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

Qua điều tra thấy nguồn kinh phí phục vụ cho các hoạt động triển khai thực hiện chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng rất hạn chế. Các hộ chuyển đổi trên địa bàn huyện có thể tiếp cận các nguồn vốn từ Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT, Quỹ tín dụng nhân dân, Quỹ khuyến nông Hà Nội ...Tuy nhiên các nguồn vốn này chỉ cho vay với số lượng ít (không thế chấp là 50 triệu đồng), duy chỉ có vốn vay từ Quỹ khuyến nông Hà Nội cho vay với số vốn tương đối cùng lãi suất thấp. Đối tượng vay là các hộ

chuyển đổi lớn họ vay để đầu tư phát triển sản xuất mở rộng quy mô. Đa số những trang trại điều tra điều mong muốn được tiếp cận nguồn vốn từ nguồn này vì thời gian vay vốn dài, lãi suất thấp. Tuy nhiên hàng năm nguồn vốn ưu đãi từ Quỹ khuyến nông Thành phố Hà Nội có hạn, bình quân khoảng 2,5 tỷ/năm chưa đáp ứng so với nhu cầu, thêm vào đó đối tượng vay được vốn phần lớn là các hộ quy mô lớn hoặc người vay là chỗ quen biết.

4.3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI THỰC THI CHÍNH SÁCH CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực thi chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa ở huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 78 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)