Tình hình thực hiện chính sách chuyển đổi cơ cấucây trồng trênđất lúa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực thi chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa ở huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 35)

lúa của một số địa phương trong nước

2.2.2.1. Tình hình chuyển đổi cơ câu cây trồng trên đất lúa ở huyện Bố Trạch, Quảng Bình

Huyện Bố Trạch là một trong những địa phương đi đầu thực hiện tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, trong đó hiệu quả rõ rệt nhất là chuyển đổi một số diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang các mô hình ngô, đậu xanh, dưa hấu, mô hình kết hợp lúa-cá-trồng rau...

Nhìn nhận một cách khách quan, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Bố Trạch những năm qua còn bộc lộ nhiều hạn chế như: quy mô sản xuất nhỏ, diện tích manh mún, chất lượng sản phẩm thấp, chủ yếu xuất thô, ít có sản phẩm qua chế biến, chưa có thương hiệu, năng suất lao động và thu nhập từ nông nghiệp không cao so với các ngành khác. Đặc biệt là tình trạng nông dân bỏ ruộng, ao, chuồng có xu hướng gia tăng.

Trước thực trạng đó, cấp ủy, chính quyền các cấp trong huyện đã tập trung chỉ đạo thực hiện Đề án "Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2014-2020", bước đầu mang lại hiệu quả rõ rệt.

Xã Vạn Trạch là một trong những địa phương đi đầu trong việc tái cơ cấu nông nghiệp ở Bố Trạch. Trong vụ đông-xuân 2014 - 2015, toàn xã đã chuyển đổi được 15 ha đất trồng lúa sang các mô hình khác, trong đó chủ yếu là mô hình trồng ngô với hơn 10 ha.

Đại Trạch là xã có diện tích đất nông nghiệp lớn nhất huyện, với hơn 1.000 ha, trong đó có gần 500 ha trồng lúa. Mặc dù có diện tích trồng lúa lớn nhất nhưng tình trạng người dân bỏ ruộng cũng khá nhiều, đặc biệt là vụ hè - thu. Bên cạnh đẩy mạnh dồn điền đổi thửa lần 2 thì UBND xã Đại Trạch cũng đã cho phép chuyển một số diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả sang các mô hình khác nhau. Với chính sách này, đã thu hút nhiều doanh nghiệp, cá nhân tham gia đấu thầu để chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Nhờ vậy, vụ đông - xuân 2014 - 2015, diện tích bỏ hoang đã giảm xuống đáng kể.

Chủ trương của xã là chuyển đổi một số diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng các loại cây khác. Ở xã Đại Trạch bà con chọn cây dưa hấu để trồng trên đất lúa. Năm 2014 dưa hấu đạt năng suất rất cao và thu được trên 100 triệu đồng/ha, vụ đông-xuân 2014 - 2015, toàn xã Đại Trạch đã chuyển đổi được 6,5ha, trong đó có 5ha dưa hấu, đạt giá trị kinh tế cao gấp 3 - 4 lần trồng lúa.

Theo Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Bố Trạch, để công tác chuyển đổi có hiệu quả huyện đã có chính sách hỗ trợ các hộ tham gia thực hiện 4 triệu đồng/ha. Tổng số diện tích mà Bố Trạch chuyển đổi trong vụ hè - thu này được 150 ha đất lúa kém hiệu quả sang một số cây trồng khác mang lại hiệu quả hơn cây lúa...

Nhờ chuyển đổi đất hợp lý nên vụ hè-thu năm nay, Bố Trạch có diện tích gieo trồng đạt 4.794,1 ha, bằng 100,08% so với cùng kỳ, trong tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm cả năm là 18.092 ha, đạt 103,4% so với kế hoạch. Mặc dù đầu vụ bị ảnh hưởng bởi các đợt nắng nóng kéo dài nhưng giữa vụ có mưa thường xuyên nên lúa phát triển tốt, năng suất tương đương so với cùng kỳ.

Tổng sản lượng vụ hè-thu của huyện ước đạt 13.935 tấn, đưa tổng sản lượng lương thực cả năm của huyện đạt 50.047 tấn, bằng 101,3% so với cùng kỳ, đạt 109,4% kế hoạch. Bên cạnh đó, năng suất các loại cây lấy bột đều đạt khá, diện tích cây rau, đậu các loại tăng so với cùng kỳ.

Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện đã chủ trương không tăng diện tích cây lúa, mà vận động bà con nông dân chuyển đổi diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả, thường xuyên bị chuột phá hoại, không chủ động được nguồn nước tưới sang trồng các loại cây cho hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt đối với vụ hè - thu, huyện tiếp tục chỉ đạo thực hiện chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng các loại cây nông nghiệp khác như: ngô, đậu xanh, dưa hấu, mô hình kết hợp lúa-cá và trồng rau...(Võ Dung, 2016).

2.2.2.2. Tình hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa ở huyện Quảng Điền, Thừa Thiên Huế

Là huyện thuần nông, có diện tích sản xuất đất nông nghiệp hơn 10.000 ha, những năm trước đây, cuộc sống người dân gặp nhiều khó khăn; việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế. Đại đa số bà con sử dụng các loại giống truyền thống nên năng suất, sản lượng thấp. Nhằm tạo bước đột phá trong sản xuất nông nghiệp, phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương, huyện Quảng Điền đã xây dựng chuyên đề về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa. Để công tác chuyển đổi cây trông có huyện quả, các Đảng bộ của các xã, thị trấn đã phân công các đảng viên phụ trách địa bàn chỉ đạo trực tiếp trưởng thôn vận động nhân dân phát triển sản xuất. Từng đảng viên phát huy vai trò gương mẫu, đi đầu trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển kinh tế, vươn lên xóa đói, giảm nghèo. Đồng thời tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân tận dụng quỹ đất nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện của từng thôn, xóm, luân canh tăng vụ, nâng cao hệ số sử dụng đất, sử dụng giống lúa, ngô mới, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Ngoài những diện tích lúa vùng rọng điểm ở các xã như Quảng An, Quảng Phước, Quảng Thọ, thị trấn Sịa, Quảng Vinh và Quảng Phú, các địa phương đã tìm tòi đưa vào khảo nghiệm những giống chất lượng cao, mang lại hiệu quả kinh tế khá lớn. Đồng thời cũng đã từng bước hình thành các vùng tập trung sản xuất hàng hóa như vùng chuyên canh thực phẩm ở các xã ven sông Bồ, vùng chuyên canh cây công nghiệp ngắn ngày ở các xã Quảng Thái, Quảng Lợi, Quảng Phú và Quảng Vinh, và nhiều loại cây trồng có giá trị khác. Nhiều mô hình chuyên canh đã mang lại giá trị thu nhập cao như vùng chuyên rau ở Quảng Thành, thị trấn Sịa; vùng chuyên mía ở Quảng Phú, chuyên rau má ở Quảng Thọ và nhiều loại cây trồng khác có giá trị, cho thu nhập cao.

Những năm gần đây, Trung tâm khuyến nông lâm ngư huyện đã phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện thành công nhiều mô hình khuyến nông tại các xã, thị trấn như: Sản xuất rau an toàn, luân canh cây trồng trên đất màu, luân canh cây trồng trên đất lúa để thực hiện chủ trương "xây dựng cánh đồng có thu nhập trên 70 triệu đồng/ha". Các mô hình khuyến nông có hiệu quả ở huyện từng bước được nhân rộng; xuất hiện ngày càng nhiều cánh đồng "không cho đất

nghỉ". Nhiều mô hình trồng trọt, chăn nuôi mới đem lại hiệu quả kinh tế cao, tạo nên những điểm nhấn quan trọng trong sản xuất nông nghiệp ở huyện.

Huyện đã chỉ đạo các đoàn thể và các phòng chức năng mở các lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân về thâm canh lúa, ngô, chăn nuôi; xây dựng và nhân rộng các mô hình trình diễn nhằm nâng cao kiến thức cho người dân, tăng hệ số sử dụng đất, bố trí cây trồng hợp lý, tạo ra sản phẩm chất lượng. Đến nay, bà con sử dụng trên 98% giống lúa xác nhận, đưa vào các loại cây trồng mới như hoa, rau má, bắp đậu. UBND huyện đã thực hiện nhiều chính sách đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vận động bà con nông dân mạnh dạng chuyển đổi những diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao hơn. Theo đó đã đưa vào trồng 27 ha hoa, 47 ha rau má, 5 ha nưa, 30 ha mía cẩm tân, 60 ha rau xanh… bình quân mỗi ha cho thu nhập từ 100 đến 200 triệu đồng/năm.

Từ kết quả đạt được có thể khẳng định chuyển đổi cơ cấu cây trồng là một trong những cách làm hiệu quả trong tình hình biến đổi khí hậu hiện nay và là hướng đi đúng cho những vùng có diện tích trồng lúa bấp bênh, những xã xây dựng nông thôn mới và nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích, tăng thu nhập cho bà con nông dân, góp phần xóa, đói giảm nghèo, làm giàu trên chính mảnh đất của mình (Công Cường,2015).

2.2.2.3. Kinh nghiệm của một số địa phương khác

Chuyển đổi giống cây trồng được thực hiện tại nhiều địa phương trên cả nước ta từ một vài năm gần đây. Kết quả cho thấy việc áp dụng giống mới vào sản xuất có hiệu quả to lớn trong sản xuất nông nghiệp, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, thu ngắn thời gian canh tác các loại giống từ đó có định hướng thâm canh, xen canh tăng vụ các loại cây trồng, nâng cao được hiệu quả sử dụng đất đai.

Điển hình những năm gần đây ở Đồng bằng sông Cửu Long sau vụ lúa Đông xuân chuyển sang vụ Xuân hè thường gặp tình trạng khô hạn, mặn xâm nhập mỗi năm càng nhiều hơn. Vấn đề là tìm giải pháp chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, chọn cây trồng phù hợp nhằm gia tăng hiệu quả sản xuất.

Qua nhiều năm thực hiện chuyển đổi cơ cấu sản xuất, nhiều địa phương ở Đồng bằng sông Cửu Long đã định hình sản xuất lúa đóng vai trò chủ lực. Tuy nhiên, bên cạnh lợi thế đó, đất trồng màu được xem còn giàu tiềm năng chưa khai thác hết. Thực tế chứng minh trên nhiều vùng đất lúa có thể luân canh trồng màu thích hợp và mang lại hiệu quả cao.

Báo cáo của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia nêu rõ, thực hiện chủ trương của Chính phủ và Bộ Nông nghiệp và PTNT, tính đến năm 2014 đã có 260 ngàn ha trên cả nước chuyển đổi từ đất lúa sang các cây trồng khác. Trong đó, vùng Đồng bằng sông Cửu Long có 112 ngàn ha, riêng vụ đông xuân có 58 ngàn ha, vụ hè thu 45 ngàn ha và vụ mùa khoảng 9 ngàn ha; kết hợp nuôi trồng thủy sản 22 ngàn ha. Cây trồng chuyển đổi chủ yếu là ngô (30 ngàn ha); vừng, lạc (11 ngàn ha); cây thức ăn chăn nuôi (6 ngàn ha), cây khác (8 ngàn ha).

Ở vùng đầu nguồn cạnh sông Tiền, tỉnh Đồng Tháp với diện tích chuyển đổi gần 30.000ha cây hoa màu, trong đó nhiều nhất là ngô, đậu tương và vừng. Đây cũng là tỉnh có diện tích trồng đậu tương lớn nhất đồng bằng sông Cửu Long với hơn 11.000 ha. Bình quân mỗi héc-ta đậu tương lãi hơn 16 triệu đồng, trong khi đó trồng lúa chỉ lãi hơn 7,8 triệu đồng/ha. Tại huyện Thanh Bình (Đồng Tháp) vụ ngô thu đông đạt năng suất cao nhất 10-12 tấn/ha. Sau khi trừ chi phí nông dân trồng ngô đạt lợi nhuận vượt trội so với trồng lúa, cao hơn 6-7 triệu đồng/ha. Đạt mục tiêu tăng thu nhập tối thiểu 20% cho nông dân tham gia mô hình so với trước chuyển đổi.

Cần Thơ cũng nổi bật với mô hình lúa – vừng – ngô gần 5.000 ha, mỗi héc- ta cho lợi nhuận hơn 74 triệu đồng, cao hơn so với trồng lúa 18 triệu đồng/ha.

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng mạnh mẽ nhất là ở Vĩnh Long, nhờ có địa thế nằm giữa sông Tiền và sông Hậu và hệ thống kênh, rạch, tạo nguồn nước tưới tiêu thuận lợi quanh năm.

Ở đây, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng được Bộ NN và PTNT khuyến khích, hỗ trợ, nhất là đối với đậu nành, bắp lai, đậu phộng, dưa hấu… Bên cạnh đó, tỉnh còn trồng thêm một số loại cây khác như: dưa hấu, khoai lang, khoai mỡ, ấu, sen… Trong số này, dưa hấu vẫn đang dẫn đầu với tỷ lệ lợi nhuận lên tới 116%, tương đương 113 triệu đồng/ha; kế tiếp là khoai lang, lợi nhuận đạt từ 80 đến 100%; bắp đạt 78%, tương đương 72 triệu đồng/ha. Nhờ vậy, hiệu quả kinh tế của hoa màu cao từ hai đến năm lần so với trồng lúa, ngoài ra, việc luân canh màu trên đất lúa còn giúp cải tạo đất, làm giảm khả năng nhiễm sâu bệnh cho các mùa vụ tiếp theo.

Ngay khi đề án tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp khởi động triển khai, sản xuât trồng trọt các tỉnh Trung du miền núi phía Bắc đã lập tức có tín hiệu chuyển động tích cực theo hướng tăng các loại cây trồng có giá trị, trên cơ sở phát huy thế

mạnh riêng của từng địa phương. Năm 2013, năm bản lề triển khai đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nhiều địa phương trong vùng đã bắt đầu có sự chuyển biến trong việc sắp xếp lại cơ cấu cây trồng, cho ra đời nhiều mô hình chuyển đổi lúa sang các cây trồng khác có giá trị gấp nhiều lần trồng lúa. Tại Phú Thọ, phong trào chuyển đổi diện tích lúa tại vùng trũng hai vụ lúa sang một vụ lúa chét và một vụ nuôi thủy sản tại các huyện Thanh Thủy, Cẩm Khê, Tam Nông… với tổng diện tích gần 1.000 ha đã cho tổng thu nhập từ 70-75 triệu đồng/ha, cao hơn 2 lần thuần lúa. Một số mô hình chuyển đổi đất lúa sang rau, cây ăn quả, hoa, ớt… tại nhiều địa phương của tỉnh này đang bắt đầu nở rộ khẳng định thu nhập vượt trội so với lúa. Hòa Bình là tỉnh có diện tích chuyển đổi đất lúa mạnh mẽ nhất trong năm 2013. Cụ thể, Hòa Bình đã chuyển hơn 7.000 ha đất lúa kém hiệu quả sang rau, màu, cây ăn quả có giá trị kinh tế cao. Một số loại cây như mía trồng trên đất lúa cho thu nhập cao gấp hàng chục lần trồng lúa, cam cho thu tới 1 tỷ đồng/ha/năm.

Tuy nhiên việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở Lạng Sơn cũng gặp phải một số trở ngại nhất định. Qua thu thập ý kiến đánh giá của bà con nông dân, một số trở ngại chính ảnh hưởng đến sản xuất cũng như việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng được bà con nêu ra như sau:

- Điều kiện sản xuất không thuận lợi: Vụ xuân thời tiết thường lạnh nên đa số các loại cây trồng phải trồng muộn do đó ảnh hưởng đến thời vụ của vụ mùa. Đặc biệt là các chân ruộng cao, không có hệ thống tưới tiêu thường thiếu nước trong mùa khô.

- Thiếu giống, chất lượng giống không tốt: Giống cây trồng ở các cửa hàng và công ty cung cấp giống cây trồng thường không phong phú, không đủ, không nhiều giống mới.

- Thiếu thông tin cần thiết về đầu vào, đầu ra cho quá trình sản xuất. - Thiếu vốn đầu tư sản xuất, thiếu kỹ thuật.

- Trình độ học vấn của người dân còn thấp (Đinh Ngọc Lan, 2010).

2.2.3. Bài học kinh nghiệm cho việc hoàn thiện quá trình thực thi chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa ở huyện Gia Lâm

Một là, huyện Gia Lâm cần có các chủ trương đúng đắn và kịp thời như: Phát triển thủy lợi hóa đất màu, kiên cố hóa kênh mương, giao thông nội đồng, khuyến khích phát triển cơ gới hóa...tạo điều kiện cho công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng đạt được những kết quả nhất định.

Hai là, công tác quy hoạch phải được triển khai thật chi tiết, cụ thể cho từng cánh đồng, gắn với quy hoạch vùng sản xuất theo Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới. Chuyển đổi phải thực hiện cho cả một cánh đồng, tránh tình trạng manh mún.

Ba là, từng xã (thị trấn) phải có đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng cụ thể, trong đó từng chân đất khuyến cáo mô hình canh tác phù hợp (cả điều kiện canh tác với thị trường tiêu thụ). Nhà nước có chính sách hỗ trợ công tác chuyển đổi (từ nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật công nghệ, xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất đến hỗ trợ trực tiếp cho sản xuất...).

Bốn là, ưu tiên mở rộng những mô hình canh tác mà trong đó các cây trồng có đầu ra ổn định, mở rộng phải theo nhu cầu thị trường.

Năm là, gắn kết chặt chẽ 4 nhà, trong đó mối liên kết giữa doanh nghiệp với nông dân là rất quan trọng, giúp giảm bớt các khâu trung gian trong chuỗi giá trị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực thi chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa ở huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)