Công tác phâncông thực hiện chính sách chuyển đổi cơ cấucây trồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực thi chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa ở huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 61)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng thực thi chính sách chuyển đổi cơ cấucây trồng trênđất lúa ở

4.1.5. Công tác phâncông thực hiện chính sách chuyển đổi cơ cấucây trồng

Phân công thực hiện chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng

- Ủy ban nhân dân cấp Huyện chỉ đạo UBND cấp xã, thị trấn lập kế hoạch phát triển chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; xem xét có chính sách hỗ trợ khuyến khích xây dựng và phát triển các mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi.

- Các phòng ban, ngành của Huyện trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được phâncông tham mưu cho UBND huyện phê duyệt các phương án chuyển

đổi đủ điều kiện theo quy định. Kiểm tra, giám sát đơn vị cơ sở, các chủ đầu tư việc tổ chức thực hiện phương án chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo đúng chức năng, nhiệm vụ của đơn vị mình; báo cáo các vướng mắc, phát sinh và đề xuất biện pháp khắc phục.

+ Phòng Kinh tế: trong phạm vi chức năng nhiệm vụ được phân công, phòng Kinh tế có trách nhiệm hướng dẫn thi hành Quy định này, cụ thể: Hướng dẫn các đơn vị cơ sở xây dựng các phương án chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo đúng các văn bản quy định của thành phố Hà Nội và các quy định của huyện tại bản quy định này; Đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện các phương án đã được UBND huyện phê duyệt; tham mưu cho UBND huyện các chính sách hỗ trợ từ ngân sách huyện đồi với phương án xây dựng vùng sản xuất tập trung, phương án có tính chất trọng điểm trong phát triển kinh tế của địa phương; Tổng hợp, báo cáo kịp thời với UBND huyện tiến độ chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trên địa bàn huyện. Tham gia đề xuất kịp thời các giải pháp nhằm giải quyết các vướng mắc, tồn tại trong quá trình tổ chức thực hiện.

+ Phòng Tài nguyên – Môi trường: tham mưu trong việc kiểm tra, giám sát việc sử dụng dất đúng quy định; tham mưu, đề xuất xử lý các vi phạm về quản lý và sử dụng đất đai các chủ đầu tư thực hiện phương án sử dụng đất không đúng nội dung phương án chuyển đổi.

+ Phòng Tài chính – Kế hoạch: Bố trí vốn đầu tư các công trình xây dựng cơ bản phục vụ việc tổ chức thực hiện phương án chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi được UBND huyện hỗ trợ ngân sách; thực hiện hỗ trợ ngân sách cho các đơn vị cơ sở, các hộ nông dân tham gia thực hiện phương án chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo quyết định phê duyệt của UBND huyện; tham gia, tổ chức thẩm định, kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện các chính sách hỗ trợ của UBND huyện đối với các phương án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi.

+ Thanh tra xây dựng huyện: Kiểm tra, giám sát việc đầu tư xây dựng công trình hạ tầng phục vụ việc tổ chức thực hiện phương án chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi.

+ Ủy ban nhân dân cấp xã, thị trấn có trách nhiệm phối hợp với các phòng ban ngànhcủa huyện chủ động đề xuất việc lập các phương án chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong sản xuất nông nghiệp. Hướng dẫn các cá nhân, hộ gia đình thực hiện đúng trình tự thủ tục về chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo đúng quy định của pháp luật. Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn các cá nhân, tổ chức, hộ gia đình việc thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo đúng quy định.

Bảng 4.5. Đánh giá của cán bộ về công tác phân công thực hiện chính sách

Chỉ tiêu Cấp huyện (n=8) Cấp xã (n=12) Tổng (n=20) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%)

- Phân rõ trách nhiệm của

các thành viên 5 62,5 7 58,3 12 60,0

- Đảm bảo phối kết hợp

giữa các bên tham gia 5 62,5 6 50,0 11 55,0

- Phân công phù hợp với

chức năng của thành viên 6 75,0 10 83,3 16 80,0

Nguồn: Số liệu điều tra (2015)

Theo kết quả điều tra cho thấy, công tác phân công thực hiện chính sách khá tốt, có 60% cán bộ đánh giá đã phân rõ trách nhiệm của các thành viên thực hiện, 55% cán bộ đánh giá là mức độ phối kết hợp thực hiện của các bên tham gia là đảm bảo được yêu cầu công việc, và 80% đánh giá là việc phân công trách nhiệm phù hợp với chức năng nhiệm vụ của từng thành viên tham gia. Tuy nhiên, một số cán bộ cho rằng cần phải có hệ thồng chuyên trách phù hợp, làm rõ trách nhiệm cụ thể từng cá nhân, tập thể, thường xuyên ra soát, tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ thực hiện chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm nâng cao năng lực hoạt động của các thành viên.

Bộ máy tổ chức thực hiện chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa

- Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước cấp huyện

Quan hệ chỉ đạo, điều hành: Quan hệ phối hợp:

Sơ đồ 4.1. Bộ máy chỉ đạo thực hiện chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa ở huyện Gia Lâm

+ Cơ cấu UBND huyện có tổng số 291 cán bộ, công chức và một số cán bộ hợp đồng ngắn hạn. Cơ cấu bao gồm: 01 Chủ tịch UBND, 03 Phó Chủ tịch UBND, 01 Phó Chủ tịch HĐND và ở 13 phòng chuyên môn gồm: Văn phòng HĐND - UBND, Phòng Kinh tế, Tài nguyên – Môi trường, Tài chính – Kế hoạch, Quản lý đô thị, Thanh tra huyện, Tư pháp, Văn hóa – Thông tin, Nội vụ, Giáo dục & Đào tạo, Lao động – Thương binh & xã hội, Y tế, Dân tộc.

+ Bộ phận trực tiếp liên quan quản lý các vấn đề về chuyển đổi cơ cấu cây trồng gồm: 01 Phó Chủ tịch UBND huyện phụ trách Nông nghiệp và các phòng Kinh tế, Tài nguyên – Môi trường, Tài chính – Kế hoạch, Quản lý đô thị và một số chuyên viên phụ trách. Trong đó, phòng Kinh tế là cơ quan Thường trực được UBND huyện giao chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan để tham mưu văn bản chỉ đạo thực hiện chính sách phát triển chuyển đổi cơ cấu cây trồng;

+ Cơ cấu bộ máy chính quyền cấp xã, thực hiện theo Nghị định 92/2009 của Chính phủ, quy định về chức danh, số lượng, một số chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách; bao gồm: Chủ tịch, 01 - 02 phó Chủ tịch UBND và từ 21 - 25 chức danh công chức, tùy theo là xã loại 1, 2, 3. Cơ cấu ở20 xã và 02 thị trấn, với tổng số là 549 người.

UBND HUYỆN Phòng Kinh tế huyện UBND xã Hộ chuyển đổi Phòng Quản lý đô thị Phòng Tài nguyên - Môi trường Phòng Tài chính - Kế hoạch Thanh tra xây dựng huyện

Bảng 4.6. Thực trạng về trình độ cán bộ các cấp của huyện năm 2015 TT TT Cấp huyện Cấp xã Tổng số SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) Tổng số CBCC 291 100,0 549 100,0 840 100,0 - Biên chế 195 67,0 396 72,1 591 70,4 - Hợp đồng 96 33,0 153 27,9 249 29,6 1.Sau đại học 63 21,5 18 5,1 81 9,6 - Ngành trồng trọt 10 15,9 4 22,2 14 17,3 - Ngành chăn nuôi, thú y 8 12,7 2 11,1 10 12,4 - Ngành KTNN 31 49,2 10 55,6 41 50,6 - Ngành khác 14 22,2 2 11,1 16 19,8 2.Đại học 228 78,4 358 65,2 586 69,8 - Ngành trồng trọt 48 21,1 74 20,7 126 20.8 - Ngành chăn nuôi, thú y 25 10,9 102 28,5 127 21,7 - Ngành KTNN 88 38,6 79 22,1 167 28,5 - Ngành khác 51 22,4 103 28,8 154 26,3 3.Cao đẳng 0 0 104 18,9 104 12,4 - Ngành trồng trọt 0 0 0 0 0 0 - Ngành chăn nuôi, thú y 0 0 25 24,0 25 24,0 - Ngành KTNN 0 0 42 40,4 42 40,4 - Ngành khác 0 0 37 35,6 37 35,6 4.Trung cấp, sơ cấp 0 0 69 12,7 69 8,2 - Ngành trồng trọt 0 0 0 0 0 0 - Ngành chăn nuôi, thú y 0 0 8 11,6 8 11,6 - Ngành KTNN 0 0 32 46,4 32 46,4 - Ngành khác 0 0 29 42,0 29 42,0

Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Gia Lâm

Theo kết quả ở bảng 4.6 ta thấy, hiện nay trình độ chuyên môn của cán bộ công chức tại huyện Gia Lâm là khá cao. Tỷ lệ cán bộ ở cấp huyện có trình độ đại học chiếm tỷ lệ cao 78,4% còn sau đại học là 22,6%, ở huyện không có ai có trình độ cao đẳng hay trung cấp. Do điều kiện thuận lợi cho việc học tập và nâng cao trình độ nên ở huyện Gia Lâm hầu như cán bộ công chức đều có trình độ học vấn khá cao. Còn ở cấp xã cán bộ có trình độ đại học và sau đại học cũng chiếm tỷ lệ cao, trình độ cao đẳng và trung cấp chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Như vậy, trình độ chuyên môn của cán bộ huyện Gia Lâm là tương đối cao, đáp ứng được nhu cầu công việc.

4.1.6. Giám sát, đánh giá việc thực thi chính sách chuyển đổi cơ cấu câytrồng trên địa bàn

Các hoạt động giám sát, đánh giá đã nắm bắt, đánh giá được tình hình triển khai thực hiện chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng; mức độ bao phủ của chính sách đến với các hộ dân, những khó khăn, thắc mắc và những kiến nghị, đề xuất thông qua ý kiến đóng góp của người dân để giải quyết chính sách kịp thời. Đồng thời góp phần cho việc tuyên truyền phổ biến các chính sách, dự án đến với người dân. Ngoài ra, công tác giám sát, đánh giá thực thi chính sách mới quan tâm đến các chỉ tiêu định lượng, chưa quan tâm đến kết quả; công tác đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng đã được các ngành, địa phương quan tâm song chưa thường xuyên và chưa sát sao.

Theo kết quả điều tra khảo sát các bộ thực hiện chính sách về công tác giám sát đánh giá thì có 70,0% cán bộ đánh giá là thông tin về tác động của chính sách được công khai phản hồi một cách chính xác, 85,0% cán bộ đánh giá cho rằng kinh phí cho giám sát đánh giá là còn thiếu, 50,0% cán bộ đánh giá năng lực của cán bộ đánh giá còn yếu và 60,0% đánh giá là hiệu lực, hiệu quả giám sát cao. Như vậy, theo đánh giá của cán bộ thực hiện chính sách thì công tác giám sát đánh giá thực thi chính sách là còn yếu, chưa thực sự sát sao, chưa mang lại hiệu quả cao.

Bảng 4.7. Đánh giá của cán bộ về giám sát đánh giá thực thi chính sách

Chỉ tiêu Cấp huyện (n=8) Cấp xã (n=12) Tổng (n=20) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%)

- Công khai và phản hồi thông tin về tác động của chính sách chính xác

6 75,0 8 66,7 14 70,0

- Kinh phí cho giám sát, đánh giá còn thiếu - Năng lực và kỹ năng cán bộ đánh giá còn yếu 7 3 87,5 37,5 10 7 83,3 58,3 17 10 85,0 50,0 - Hiêu lực và hiệu quả

giám sát đánh giá cao 6 75,0 6 50,0 12 60,0

4.1.7. Kết quảthực thi chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa ở huyện Gia Lâm huyện Gia Lâm

4.1.7.1. Tình hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa

Theo bảng 4.8 ta thấy: Diện tích đất trồng lúa 3 năm (2013-2015) liên tục giảm xuống, năm 2013 là 3756,67 ha đến năm 2015 giảm xuống còn 3260,52 ha, vậy trong vòng 3 năm diện tích trồng lúa giảm 496,15 ha, bình quân giảm 6,6%/năm. Trong đó cả 3 xã nghiên cứu cũng liên tục giảm, trong đó xã Đa Tốn giảm nhiều nhât trong 3 xã, và so sánh giữa các năm thì năm 2 năm sau 2015 và 2014 thì diện tích có giảm nhưng giảm ít hơn. Điều này là do các hộ chuyển đổi mạnh từ giai đoạn 2010 – 2013, theo kết quả điều tra khảo sát thì đa số các hộ thực hiện chuyển đổi vào giai đoạn 2010 – 2013 sau khi có chính sách ban hành, còn đến năm 2014, 2015 thì một số hộ mở rộng diện tích thêm tuy nhiên số này rất ít.

Diện tích trồng rau màu trong 3 năm thì diện tích rau màu có tăng lên, năm 2013 là 2022,4 ha đến năm 2015 tăng lên là 2118,1 ha, tăng 95,7 ha, tăng bình quân 2,4%/năm. Diện tích trồng rau có tăng nhưng tăng không đáng kể, vì hầu như diện tích dùng trồng rau cũng không lớn so với chuyển đổi sang các cây trồng khác. Và trong 3 xã nghiên cứu thì diện tích rau tại xã Dương Quang là lớn nhất và ở thị trấn Trâu Quỳ là thấp nhất, và diện tích rau tăng ở xã Dương Quang lớn hơn so với 2 xã còn lại.

Diện tích trồng cây ăn quả có chiều hướng tăng mạnh trong 3 năm, năm 2013 là 693,1 ha đến năm 2015 tăng lên là 838,5 ha, tăng 145,4 ha, bình quân tăng 10%/năm. Tỷ lệ bình quân tăng diện tích trồng cây ăn quả là khá cao, và diện tích trồng cây ăn quả tạp trung cao nhất tại xã Đa Tốn, ở đây phát triển mạnh cây ổi, bưởi… mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Còn diện tích trồng cây giống tăng nhiều ở thị trấn Trâu Quỳ và so với 2 xã còn lại thì diện tích trồng cây giống ở thị trấn Trâu Quỳ là lớn nhất. Diện tích trồng cây giống của cả huyện liên tục tăng trong 3 năm gần đây, năm 2013 là 262,4 ha đến năm 2015 tăng lên là 338,2 tăng 75,8 ha, bình quân tăng 13,9%/năm.

55

55

Bảng 4.8. Diện tích và cơ cấu diện tích đất một số cây trồng tại huyện Gia Lâm năm 2013 – 2015

Chỉ tiêu

ĐVT Thị trấn Trâu quỳ Xã Đa Tốn Xã Dương Quang Toàn huyện Gia Lâm So sánh cả huyện (%) 2013 2014 2015 2013 2014 2015 2013 2014 2015 2013 2014 2015 14/13 15/14 BQ

Diện tích cây trồng

Diện tích đất trồng lúa Ha 300 230 220 626 550 530 383,7 339 299,2 3756,67 3260,52 3260,52 86,8 100 93,4

Diện tích đất trồng rau Ha 10 10 16 58 61,1 84 131 90,7 127,6 2022,4 2004,7 2118,1 99,1 105,6 102,4

Diện tích đất trồng cây ăn quả Ha 2 4 39,4 112 129 185,1 12,1 13,3 13,7 693,1 766,7 838,5 110,6 109,4 110,0

Diện tích đất trồng cây giống Ha 29,5 42,7 59,0 2,6 5,2 12,5 2,0 4,4 8,6 262,4 289,1 338,2 110,8 117,0 113,9

Diện tích đất trồng cây trồng khác Ha 147,1 219,6 183,5 25,5 127,4 77,9 54,6 158,2 246,1 1346,08 1618,07 1502,3 135,1 127,6 131,4 Tổng DT đất NN Ha 488.6 506,3 517,9 842,1 872,7 889,5 583,4 605,6 625,2 7818,25 7803,09 7785,62 99,81 99,78 99.79 Cơ cấu Diện tích đất trồng lúa % 61,40 45,43 42,48 74,34 63,02 59,58 71,93 58,90 50,27 48,05 41.78 41.88 - - - Diện tích đất trồng rau % 2,05 1,98 3,09 6,89 7,00 9,44 24,56 15,76 21,44 25,87 25.69 27.21 - - -

Diện tích đất trồng cây ăn quả % 0,41 0,79 7,61 13,30 14,78 20,81 2,27 2,31 2,30 8,87 9,83 10,77 - - -

Diện tích đất trồng cây giống % 6,04 8,43 11,39 0,31 0,60 1,41 0,37 0,76 1,44 3,36 3,7 4,34 - - -

Diện tích đất trồng cây trồng khác

%

30,1 43,37 35,43 5,16 14,6 8,76 0,87 22,27 24,55 17,22 20,74 19,3 - - -

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Gia Lâm (2010 -2015)

Biểu đồ 4.1. Cơ cấu diện tích một số cây trồng trên địa bàn huyện Gia Lâm 2013

Biểu đồ 4.2. Cơ cấu diện tích một số cây trồng trên địa bàn huyện Gia Lâm 2015

Theo kết quả điều tra thì ở các xã khác nhau thì mục đích chuyển đổi cây trồng khác nhau, ở thị trấn Trâu Quỳ chủ yếu chuyển sang trồng cây giống là chủ yếu có 73,3% hộ điều tra chuyển sang trồng cây giống. Trâu Quỳ là thị trấn có thế mạnh về sản xuất nông nghiệp. Cùng với điều kiện thuận lợi là có nhiều cơ quan tổ chức lớn đóng trên địa bàn thị trấn, đặc biệt là Học viện Nông nghiệp Việt Nam và Viện nghiên cứu Rau quả Trung ương nên trên địa bàn thị trấn Trâu Quỳ luôn có sự đa dạng về các mô hình sử dụng đất nông nghiệp vào sản xuất. Đặc biệt là những năm gần đây, thị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực thi chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa ở huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)