Cơ sở hạ tầng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực thi chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa ở huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 50)

- Hệ thống giao thông của huyện: Nhìn chung hệ thống giao thông của huyện Gia Lâm hiện nay đã cơ bản đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội hiện tại nhưng với tốc độ đô thị hóa nhanh thì hệ thống giao thông nông thôn sẽ trở nên bất cập, cần tiếp tục được đầu tư xây dựng và cải tạo nâng cấp. Tại 20 xã nông thôn huyện Gia Lâm hiện có 911,05 km đường giao thông, trong đó: Đã trải nhựa hoặc bê tông hóa được 441,08 km (48,42%) trong đó có 199,92 km còn tốt (45,32%), 241.17 km xuống cấp (54,68%), và 469,97 km là đường cấp phối hoặc đường đất (51,58%).

- Hệ thống thủy lợi: Hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất đã được chú trọng đầu tư xây dựng đến nay đã có nhiều đóng góp quan trọng trong phát triển sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, đứng trước yêu cầu phát triển nông nghiệp hàng hóa và ứng dụng mạnh tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp thì hệ thống thủy lợi cần phải được đầu tư mạnh mẽ hơn trong giai đoạn tới.

+ Trạm bơm: Số trạm bơm do xã quản lý tại 20 xã hiện có: 47 trạm bơm tưới, tổng công suất 21.560m3/h, đảm bảo tưới chủ động cho 3.163,5 ha. Tuy nhiên, chỉ có 8 trạm đang hoạt động tốt, 39 trạm xuống cấp (trong đó có 38 trạm cần nâng cấp) và cần phải xây dựng thêm 15 trạm. 3 trạm bơm tiêu, kết hợp với các công trình thủy lợi do Xí nghiệp đầu tư phát triển thủy lợi đã đảm bảo tiêu chủ động cho 3.023,2 ha gieo trồng. Trong 3 trạm bơm tiêu do xã quản lý chỉ có 1 trạm còn tốt, 2 trạm xuống cấp và cần phải xây dựng thêm 11 trạm nữa mới đáp ứng các yêu cầu sản xuất.

+ Kênh mương: Hệ thống kênh mương phục vụ sản xuất do các xã quản lý có 354,93 km, đã kiên cố hóa 94,91 km (26,74) trong đó 82,34 km, còn tốt (86,76%), 12,57 km xuống cấp (13,24%) và 244,31 km là mương đất (73,26%). Chưa đạt tiêu chí nông thôn mới. Hệ thống kênh tiêu thoát nước, nhất là hệ thống kênh tiêu thoát nước tiểu vùng Nam Đuống như các tuyến kênh tiêu vào sông Cầu Bây ra cống Xuân Thụy, các tuyến kênh tiêu vào trong sông Kiên Thành ra cống Tân Quang, các tuyến kênh tiêu ra cống Hoàng Xá đã xuống cấp, không đáp ứng được yêu cầu tiêu nước khi xảy ra mưa lớn.

-Y tế - Giáo dục:

+ Y tế: Hiện có 20 trạm y tế, 16 trạm đạt chuẩn về cơ sở vật chất. Tổng diện tích khuôn viên các trạm y tế xã là 42.203 m2, cần tiếp tục mở rộng thêm 5.070m2. Tổng số phòng chức năng, phòng bệnh là 250 phòng, trong đó có 181 phòng đạt chuẩn còn 69 phòng cần được nâng cấp. Để 100% trạm Y tế xã đạt chuẩn về cơ sở vật chất và trang thiết bị cần đầu tư nâng cấp 4 trạm y tế chưa đạt chuẩn, xây dựng mới 61 phòng bệnh, phòng chức năng, nâng cấp 59 phòng bệnh, phòng chức năng, hệ thống phụ trợ và nâng cấp trang thiết bị cho các trạm y tế xã.

+ Giáo dục: Hiện có 21 trường mầm non, tổng diện tích khuôn viên 100.049m2, đã có 5 trường đạt chuẩn quốc gia về cơ sở vật chất, 16 trường cần được cải tạo nâng cấp. Trường tiểu học tại 20 xã có 21 trường tiểu học, tổng diện tích khuôn viên 164.241m2, trong đó có 19 trường đạt chuẩn quốc gia về cơ sở vật chất, nhưng 7 trường xuống cấp. Trường trung học cơ sở hiện có 20 trường THCS, tổng diện tích khuôn viên 147.298m2, có 8 trường đạt chuẩn quốc gia về cơ sở vật chất, có 14 trường cơ sở vật chất còn tốt, 6 trường xuống cấp.

- Điện: Hệ thống lưới điện đã từng bước được đầu tư xây dựng mới và cải tạo, nâng cấp nên đã phát huy hiệu quả trong truyền tải và phân phối, cơ bản đáp ứng được yêu cầu sản xuất, dân sinh và quản lý. Đến nay có 100% số xã sử dụng điện lưới, 100% hộ được sử dụng hộ thường xuyên, an toàn.

3.2. PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU 3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

3.2.1.1. Thu thập số liệu thứ cấp

Số liệu thứ cấp: được thu thập từ các niên giám thống kê của chi cục Thống kê, phòng Kinh tế, phòng Tài nguyên & môi trường, các thông tin trên Internet, sách báo cùng với các báo cáo hàng năm về tình hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng của UBND huyện Gia Lâm.

3.2.1.2. Thu thập số liệu sơ cấp

Đối tượng là các hộ nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa tại 3 xã, thị trấn nghiên cứu; các cán bộ chuyên môn phòng Kinh tế huyện Gia Lâm; các cán bộ xã - là những cán bộ trực tiếp phụ trách mảng nông nghiệp của xã; Ban giám đốc HTX, Hội nông dân xã...

- Về phỏng vấn các đối tượng cán bộ Huyện, xã, thị trấn:

Bảng 3.4. Số lượng cán bộ huyện, xã, thị trấn điều tra Cơ quan/đơn vị Số lượng (người)

Phòng Kinh tế huyện 4

Phòng Tài nguyên và Môi trường 4

BGĐ Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp xã, thị trấn 6

Hội nông dân xã, thị trấn 3

UBND xã 3

Tổng 20

- Về điều tra hộ nông dân:tổng số hộ điều tra là 90 hộ là những hộ chuyển đổi cây trồng trên đất lúa, những hộ chọn điều tra là những hộ đăng ký chuyển đổi ở UBND xã, danh sách được cung cấp bởi UBND và chọn ngẫu nhiên các hộ có trong danh sách. Trong huyện chọn 3 xã là Thị trấn Trâu Quỳ, Xã Đa Tốn, xã Dương Quang. 3 xã này có diện tích chuyển đổi khá lớn, trong đó Trâu Quỳ chủ yếu là chuyển đổi sang trồng cây giốngchọn đại diện 30 hộ, xã Đa Tốn chuyển đổi sang cây ăn quả (ổi, bưởi..)chọn đại diện 30 hộ, còn xã Dương Quang chuyển đổi nhiều sang trồng rau chọn đại diện 30 hộ.

Bộ phiếu điều tra gồm có 3 phần chính: i) thông tin tổng quát của hộ; ii) tình hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng của hộ trên đất lúa: năm chuyển đổi, diện tích chuyển đổi, mục đích chuyển đổi, những kết quả đạt được sau khi chuyển đổi …iii) đánh giá của hộ về thực thi chính sách, những khó khăn thuận lợi khi chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa

Ngoài ra, ở các phần của phiếu điều tra cho ta biết được những khó khăn của người dân khi chuyển đổi từ đó có giải pháp khắc phục giúp việc chuyển đổi được tốt hơn, đảm bảo cho người dân tham gia chuyển đổi, nâng cao hiệu quả kinh tế.

Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua việc tham khảo ý kiến của các chuyên gia, cán bộ xã về những vấn đề liên quan đến việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa, chuyển biến của kinh tế, khó khăn và thuận lợi.

3.2.2. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

3.2.2.1. Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu sau khi khảo sát được tổng hợp, phân loại và xử lý bằng phần mềm Excel theo các mục tiêu nghiên cứu: phân tổ, tính tỷ lệ, vẽ biểu đồ ... Các thông tin thu thập được mã hóa và thực hiện tính toán trên Excel để có được những chỉ tiêu phù hợp với mục tiêu nghiên cứu của đề tài.

3.2.2.2. Phương pháp thống kê mô tả

- Thống kê mô tả: Thống kê mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau. Dựa trên các chỉ tiêu phân tích số tuyệt đối, số bình quân, số tương đối, giá trị lớn nhất, nhỏ nhất để mô tả kết quả tình hình thực thi chính sách về chuyển đổi cơ cấu cây trồng cũng như những khó khăn, vướng mắc, tồn tại trong thực thi chính sách.

- Thống kê so sánh: Các số liệu được tiến hành đánh giá, phân loại đem so sánh với mốc thời gian, địa điểm khác nhau, từ đó đưa ra sự đánh giá, phân tích về thực trạng thực thi chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa trong thời gian qua.

3.2.3. Hệ thống chỉ tiêu

- Tỷ lệ hộ chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa.

- Tỷ lệ hộ biết đến chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa. - Tỷ lệ hộ đánh giá về kết quả thực hiện chính sách.

- Mức độ đánh giá của cán bộ về công tác lập kế hoạch

- Mức độ đánh giá của cán bộ về công tác tuyên truyền, thông tin chính sách. - Mức độ ý kiến của hộ đánh giá về tình hình thực thi chính sách. - Mức độ ý kiến đánh giá về các yếu tố ảnh hưởng đến thực thi chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

-Mức độ đánh giá của cán bộ về công tác giám sát đánh giá thực thi chính sách. - Tỷ lệ hộ đánh giá về tình hình hỗ trợ vốn vay.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG THỰC THI CHÍNH SÁCH CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG TRÊN ĐẤT LÚA Ở HUYỆN GIA LÂM

4.1.1. Thực trạng cụ thể hóa chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa ở huyện Gia Lâm lúa ở huyện Gia Lâm

Quyết định số 700/QĐ-UBND ngày 04/12/2008 về việc ban hành “Quy định về chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, phát triển kinh tế trang trại, kinh tế hộ theo mô hình trang trại trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội”. Quy định rõ về quy trình lập và phê duyệt các phương án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi như sau:

Đối với các phương án xây dựng vùng sản xuất tập trung

Bước 1: Căn cứ Nghị quyết của Đảng ủy, HĐND xã, thị trấn; UBND xã, thị trấn lấy ý kiến của các ban ngành đoàn thể, các hộ dân có diện tích đất trong khu vực thực hiện phương án về việc lập phương án chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi.

Bước 2: UBND xã(thị trấn) có công văn đề nghị về việc lập dự án chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi gửi UBND huyện (đối với phương án xây dựng vùng sản xuất tập trung gửi kèm theo dự trù kinh phí lập dự án và đề cương sơ bộ nội dung dự án); UBND huyện xem xét ý kiến của UBND xã(thị trấn), kết quả thẩm định của phòng Kinh tế và các phòng ban liên quan thống nhất chủ trương, giao nhiệm vụ cho UBND xã(thị trấn) tiến hành các bước theo trình tự, thủ tục để lập phương án. Sau 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận công văn đề nghị của UBND xã (thị trấn) thông qua phòng Kinh tế; UBND huyện sẽ trả lời bằng văn bản.

Sau khi có sự đồng ý của UBND huyện, UBND xã thành lập tổ xây dựng phương án hoặc thuê đơn vị tư vấn có đủ điều kiện, năng lực chuyên môn, có chức năng lập phương án trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp nông thôn.

Bước3: Báo cáo xin ý kiến của thường trực UBND huyện

Hồ sơ trình duyệt phải đầy đủ theo Quy định của pháp luật. Sau 20 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ của đơn vị cơ sở, phòng Kinh tế có trách nhiệm thẩm định phương án, lập tờ trình báo cáo kết quả trình UBND huyện; UBND xã, thị trấn có trách nhiệm báo cáo nội dung phương án trước thường trực UBND huyện.

Bước 4: UBND xã(thị trấn) chỉnh sửa, bổ sung hoàn thiện phương án theo ý kết luận của thường trực UBND huyện và nộp hồ sơ về phòng kinh tế.

Bước 5: Trình UBND huyện xem xét, phê duyệt phương án

Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ của đơn vị cơ sở, phòng Kinh tế có trách nhiệm lập tờ trình, báo cáo kết quả thẩm định phương án trình UBND huyện. Sau 20 ngày kể từ ngày phòng Kinh tế có tờ trình báo cáo kết quả thẩm định, UBND huyện xem xét nội dung phương án, kết quả thẩm định của phòng Kinh tế và ý kiến đề nghị của UBND xã (thị trấn), ra quyết định phê duyệt phương án.

Bước 6: Sau khi phương án được phê duyệt, UBND xã (thị trấn) có trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc tổ chức, cá nhân triển khai thực hiện dự án theo đúng nội dung được UBND phê duyệt; Trong quá trình triển khai nếu có vướng mắc phát sinh, UBND xã (thị trấn) phải báo cáo trình UBND huyện để có biện pháp giải quyết kịp thời.

4.1.2. Công tác lập kế hoạch triển khai thực hiện chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa ở huyện Gia Lâm cấu cây trồng trên đất lúa ở huyện Gia Lâm

4.1.2.1. Tình hình đăng kí chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa

Các cấp ủy Đảng, chính quyền, HTX dịch vụ nông nghiệp trong toàn huyện phải tổ chức quán triệt sâu sắc chủ trương, giải pháp chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa đến từng cán bộ, đảng viên và nhân dân, đồng thời thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện.

Ủy ban nhân dân huyện triển khai đề án chuyển đổi đất lúa sang trồng cây giống trực tiếp xuống các xã, thị trấn, HTX nông nghiệp và dịch vụ và các hộ nông dân chủ động thực hiện và đồng thời ký hợp đồng chuyển đổi. Các cán bộ thường xuyên đi sâu, đi sát cơ sở kiểm tra, đôn đốc và uốn nắn kịp thời việc triển khai thực hiện nghị quyết của các cơ sở. Triển khai thực hiện chuyển đổi giống cây trồng tại các hộ nông dân và trên địa bàn huyện.

Tuy nhiên trên thực tế, do nhiều nguyên nhân khác nhau như do người dân không nắm được quy trình chuyển đổi, do không lập được phương án chuyển đổi, hoặc do diện tích chuyển đổi nhỏ nên người dân ngại làm đơn đăng ký nên có một số hộ tự chuyển đổi không qua làm đơn đăng ký. Theo như kết quả nghiên cứu thì có 84,4 % hộ có đăng ký và lập phương án chuyển đổi, chỉ có 3,3 số hộ có phương án mới của một số hộ muốn chuyển đổi thêm chưa được phê duyệt, và

có 12,2 % hộ tự chuyển đổi không qua đăng ký. Những hộ không làm đơn đăng ký thường là những hộ chuyển đổi cơ cấu cây trồng trước năm 2009, thời điểm Quyết định 700/QĐ-UBND ngày 04/12/2008 chưa được ban hành và một số hộ chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang trồng rau vì chỉ chuyển đổi trên diện tích nhỏ tầm 2-3 sào nên người dân ngại làm đơn đăng ký chuyển đổi, tuy nhiên tỷ lệ này chiếm rất nhỏ.

Bảng 4.1. Tình hình đăng ký chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa của các hộ điều tra Chỉ tiêu T.T Trâu Quỳ (n=30) Đa Tốn (n=30) Dương Quang (n=30) Tổng (n=90) SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%) (hộ) (hộ) (hộ) (hộ) - Số hộ chuyển đổi hợp pháp 28 93,3 25 83,3 23 76,7 76 84,4 - Số hộ có phương án

mới chưa được phê duyệt 0 0 1 3,3 2 6,7 3 3,3

- Số hộ tự chuyển đổi

không qua đăng ký 2 6,4 4 13,3 5 16,7 11 12,2

Nguồn: Số liệu điều tra (2015)

4.1.2.2. Đánh giá của người dân về việc triển khai, lập duyệt phương án chuyển đổi cơ cấu cây trồng

Các hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất trồng lúa có nhu cầu chuyển đổi gửi trực tiếp hoặc gián tiếp đơn đăng kýchuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi quản lý đất trồng lúa. Việc tiếp nhận đơn đăng ký chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa thực hiện như sau: Khi nhận được đơn đăng ký chuyển đổi, Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, hướng dẫn người sử dụng đất thực hiện đúng và phù hợp theo kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa của xã. Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ khi nhận được đơn đăng ký chuyển đổi hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp xã ghi “đồng ý cho đăng ký chuyển đổi”, đóng dấu vào đơn đăng ký gửi lại người sử dụng đất, vào sổ theo dõi việc sử dụng đất trồng lúa; trường hợp không đồng ý cho đăng ký chuyển đổi, Ủy ban nhân dân cấp xã phải trả lời cho người sử dụng đất, nêu rõ lý do.

Theo kết quả nghiên cứu thì đa phần các hộ dân đánh giá về việc triển khai thực hiện lập và phê duyệt dư án là khá nhanh gọn và đơn giản. Người dân có nhu cầu chuyển đổi làm đơn đăng ký lên Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, có 40% hộ đánh giá viêc làm đơn đăng ký chuyển đổi là đơn giản, và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực thi chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa ở huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)