Một số tồn tại, khó khăn trong việc thực thi chính sách chuyển đổi cơ cấu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực thi chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa ở huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 74 - 78)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng thực thi chính sách chuyển đổi cơ cấucây trồng trênđất lúa ở

4.1.8. Một số tồn tại, khó khăn trong việc thực thi chính sách chuyển đổi cơ cấu

- Công tác hướng dẫn và lập phương án chuyển đổi cơ cấu cây trồng của UBND các xã còn nhiều lúng túng và chưa chủ động; định hướng các vùng sản xuất để chuyển đổi theo quy hoạch đã được phê duyệt tại nhiều nơi chưa được quan tâm.

- Công tác quản lý, giám sát của chính quyền cơ sở, các ban ngành còn chưa được sâu sát, chặt chẽ việc thực hiện phương án dẫn đến một số chủ đầu tư khi triển khai thực hiện phương án các hạng mục công trình không phù hợp với nội dung phương án được phê duyệt (diện tích các công trình xây dựng, kết cấu công trình, mục đích sử dụng của công trình, phương án…).

- Những tồn tại trước đây trong quá trình tổ chức thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi tại một số đơn vị cơ sở không được giải quyết kịp thời, triệt để (xử lý sai phạm trong công tác quản lý trật tự xây dựng; thanh lý hợp đồng thuê thầu đã hết hạn; thanh lý các hợp đồng trái thẩm quyền hoặc sai đối tượng, một số phương án đã được bàn giao mặt bằng để sản xuất nhưng chậm triển khai thực hiện …).

Nguyên nhân tồn tại

- Do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế các chủ đầu tư khó khăn về vốn đầu tư sản xuất và nhu cầu thị trường đối với một số sản phẩm trang trại bị hạn chế.

- Một số văn bản chính sách quy định về phát triển kinh tế trang trại chưa cụ thể, các thủ tục liên quan còn chồng chéo và bất cập (thỏa thuận đê điều, đánh giá tác động môi trường…)

- Việc quản lý, kiểm tra giám sát của các phòng, ban chuyên môn của huyện và UBND các xã chưa thường xuyên dẫn tới chưa kịp thời phát hiện các vi phạm để xử lý theo quy định; công tác quản lý, giám sát việc thực hiện các phương án của cơ sở còn buông lỏng, một số đơn vị đùn đẩy trách nhiệm cho các phòng, ban, ngành của huyện.

- Một số chủ đầu tư có biểu hiện muốn giữ đất để chuyển đổi mục đích sử dụng khi nắm được thông tin quy hoạch.

*Khó khăn trong việc thực hiện chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất

lúa của các hộ điều tra

- Khó khăn về chuyển đổi mục đích sử dụng đất: Ta thấy được đất đai luôn là yếu tố quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, chính sách về đất đai còn triển khai chậm, còn chưa rõ ràng, còn chưa đáp ứng được nhu cầu về đất đai thì việc các hộ sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao là không có, việc thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất phức tạp, quỹ đất hẹp và thời gian thuê ngắn luôn làm cho các hộ không yên tâm trong quá trình đầu tư lâu dài vì vậy các cấp chính quyền địa phương cần quan tâm tới việc triển khai nhanh, rõ ràng chính sách đất đai xuống cho hộ chuyển đổi cơ cấu cây trồng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cấp đất làm trang trại đúng mục đích chính đáng để các trang trại có thể sản xuất kinh doanh bền vững. Có 52,2 % hộ đánh giá quỹ đất còn hạn chế, manh mún.

-Khó khăn về tiếp cận chính sách: Theo đánh giá của một số hộ thì việc triển khai thực hiện chính sách còn chậm, gây cản trở cho các hộ trông việc triển khai thực hiện chuyển đổi, ví dụ như chính sách đất đai, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho một số hộ làm trang trại còn chậm, làm cản trở việc vay vốn đầu tư sản xuất của các hộ có 42,2% hộ đánh giá là triển khai các chính sách còn chậm, và 35,6% đánh giá là chính sách còn chưa rõ ràng, hoặc cũng do việc truyền thông, tuyên truyền phổ biến chính sách xuống người dân chưa sát sao, đầy đủ gây sự hiểu nhầm về các quy định của chính sách.

-Khó khăn về vốn sản xuất: Nhu cầu về vốn cho chuyển đổi cơ cấu cây trồng chuyển đổi cơ cấu cây trồng là rất lớn, để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh đều cần phải tìm đến các nguồn vốn từ ngân hàng, quỹ tín dụng, tuy nhiên do gặp khó

khăn về thủ tục tiếp cận mà có không ít hộ nông dân ngại tiếp cận nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng. Việc vay vốn của các hộ làm trang trại phải có giấy tờ hợp pháp lý về bất động sản, trên thực tế thì nhiều trang trại chưa làm xong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên việc vay vốn rất khó khăn. Qua bảng 4.13, ta có thể thấy được tỷ lệ hộ thiếu vốn để chuyển đổi cơ cấu cây trồng là khá lớn có 45,6% hộ thiếu vốn sản xuất.

-Cơ sơ hạ tầng còn thấp kém: Cơ sở hạ tầng ở huyện đã được đầu tư xây dựng đây là yếu tố gián tiếp góp phần giúp việc thực hiện các chính sách chuyển đổi cơ câu cây trồng hiệu quả hơn. Việc phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật điện, thông tin liên lạc, đã giúp các hộ dân có thông tin rõ ràng về chính sách, thông qua các kênh loa, đài, ti vi, tránh việc các hộ dân không hiểu rõ về chính sách mà vẫn làm, do đó gián tiếp tạo môi trường giúp hộ dân mở rộng phát triển, liên doanh, liên kết với các vùng khác. Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng ở đấy còn nhiều chỗ đã bị xuống cấp, hệ thống đường còn chưa tốt, hệ thống kênh mương chưa cung cấp đủ nước cho các hộ, theo kết quả điều tra thì có 47,8% hộ đánh giá là cơ sở hạ tầng còn thấp kém. Vì vậy, huyện cần đầu tư xây dựng, nâng cấp cho cơ sở hạ tầng hơn nữa như vậy mới tạo điều kiện tốt cho nông nghiệp phát triển.

Bảng 4.13. Khó khăn của hộ điều tra khi chuyển đổi cơ cấu cây trồng

Chỉ tiêu Trâu Quỳ (n=30) Đa Tốn (n=30) Dương Quang (n=30) Tổng (n=90) SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) - Qũy đất hạn hẹp, manh mún 17 56,7 15 50,0 15 50,0 47 52,2 - Triển khai chậm 11 36,7 14 46,7 13 43,3 38 42,2 - Chính sách chưa rõ ràng 12 40,0 11 36,7 9 30,0 32 35,6 - Cơ sở hạ tầng thấp kém 13 43,3 14 46,7 16 53,3 43 47,8 - Khó khăn về vốn sản xuất 15 50,0 17 56,7 18 60,0 50 55,6 Nguồn Số liệu điều tra (2015)

* Đánh giá của hộ dân về tình hình thực hiện chính sách - Các chính sách về hỗ trợ về đất đai

Trong hệ thống chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn chính sách đất đai chiếm vị trí quan trọng nhất. Vì vậy thực hiện tốt chính sách đất đai sẽ tạo cho điều kiện thuận lợi để các hộ mở rộng sản xuất theo hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

Phòng Tài nguyên - Môi trường và UBND cấp xã thực hiện việc giao đất nông nghiệp cho các hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông - lâm nghiệp theo Nghị định 64/CP ngày 27/9/1993 và Nghị định 02/CP ngày 15/11/1994, Nghị định 01/CP của Chính phủ ngày 4/1/1995: Quy định về khoán đất và sử dụng vào mục đích sản xuất nông lâm và nuôi trồng thuỷ sản trong doanh nghiệp nhà nước nông nghiệp (theo Luật Đất đai năm 1993); Thẩm quyền giao đất, cho thuê đất được áp dụng theo đúng quy định của nghị định số 85/1999/NĐ – CP ngày 28/8/1999 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số quy định về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài và nghị định số 163/1999/NQ – CP ngày 16/11/1999 của Chính phủ về giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, cá nhân, gia đình sử dụng ổn định và lâu dài trong lĩnh vực lâm nghiệp; Từ năm 2013, áp dụng theo Nghị định số 43/2014//NĐ-CP của Chính phủ ngày 15/5/2014, Thông tư số 30/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định về hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất , thu hồi đất.

Từ năm 2012 đến 2014, thực hiện quy hoạch xây dựng Nông thôn mới theo Chương trình 02/Ctr của Thành ủy Hà Nội, Kế hoạch số 68/ KH-UBND của UBND thành phố Hà Nội, Nghị quyết 32-NQ/HU của Ban Thường vụ Huyện ủy huyện Gia Lâm về việc dồn điền đổi thửa đất sản xuất nông nghiệp nhằm giảm số thửa bình quân/ hộ; gắn quy hoạch dồn điền đổi thửa với quy hoạch các vùng chuyển đổi trang trại, cơ cấu cây trồng, vật nuôi; áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp nhằm thúc đẩy sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, vùng cây, con tập trung, chuyên canh.

- Về chính sách hỗ trợ vay vốn

Nhu cầu về vốn để cho các hộ chuyển đổi là rất lớn, để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh đều cần phải tìm đến các nguồn vốn từ ngân hàng, quỹ tín dụng, tuy

nhiên do gặp khó khăn về thủ tục tiếp cận mà có không ít hộ chuyển đổi ngại tiếp cận nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng. Việc vay vốn của các hộ phải có giấy tờ hợp pháp về bất động sản, trên thực tế thì nhiều hộ chưa làm xong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Vì vậy thay vì vay thêm vốn mở rộng sản xuất kinh doanh thì hầu như các trang trại đều sợ rủi ro và chấp nhận nguồn vốn hiện có, thực hiện “lấy ngắn nuôi dài” dẫn đến kinh tế trang trại không thể phát triển mạnh mẽ được.

Nguồn vốn tín dụng đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế trang trại, để tạo nguồn vốn đến hộ nông dân và các doanh nghiệp nhiều hơn nữa cần phải hoàn thiện một bước chính sách tín dụng nông nghiệp, nông thôn.

Qua bảng 4.14, ta thấy được việc các hộ chuyển đổi tiếp cận được chính sách đầu tư tín dụng là vô cùng khó, ý kiến của các trang trại về khó khăn trong vay vốn cụ thể, có 92,2 % hộ đánh giá lượng vốn vay ít, 81,1 % hộ đánh giá là thời gian vay ngắn, 68,9 % hộ cho rằng thủ tục vay vốn phức tạp, và lãi suất cao có 77,8% tỷ lệ hộ đánh giá.

Bảng 4.14. Đánh giá của hộ về tình hình hỗ trợ vay vốn

Chỉ tiêu Trâu Quỳ (n=30) Đa Tốn (n=30) Dương Quang (n=30) Tổng (n=90) SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) - Lượng vốn vay ít 27 90,0 28 93,3 28 93,3 83 92,2 - Thời gian vay ngắn 25 83,3 22 73,3 26 86,7 73 81,1 - Thủ tục vay vốn phức tạp 19 63,3 21 70,0 22 73,3 62 68,9

- Lãi suất cao 20 66,7 26 86,7 24 80,0 70 77,8

Nguồn: Số liệu điều tra (2015)

4.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI VIỆC THỰC THI CHÍNH SÁCHCHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực thi chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa ở huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 74 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)