Diện tích đất lúa đã chuyển đổi của các hộ điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực thi chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa ở huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 71 - 72)

ĐVT: m2

Chỉ tiêu T.T Trâu Quỳ (n=30) Đa Tốn (n=30) Dương Quang (n=30) Chung (n=90) - Diện tích BQ chuyển

sang trồng rau màu 1620,0 1790,2 2008,8 1806,3

- Diện tích BQ chuyển

sang trồng cây giống 8303,3 6681,8 - 7492,6

- Diện tích BQ chuyển

sang trồng cây ăn quả - 3182,2 2527,4 2854.8

- Diện tích BQ chuyển

sang chăn nuôi - 3055,0 2083,7 2569,4

- Diện tích BQ chuyển

sang trồng hoa, cây cảnh 7235,8 - - 2412,0

Nguồn: Số liệu điều tra (2015)

4.1.7.2. Kết quả thực thi chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa ở huyện Gia Lâm

Thực hiện chủ trương của Ủy ban nhân dân thành phố, huyện Gia Lâm và các xã đã thành lập Ban chỉ đạo để phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT và các đơn vị liên quan tổ chức tuyên truyền, vận động, hướng dẫn nông dân thực hiện kế hoạch và chính sách khuyến khích hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu cây trồng phát triển kinh tế nông nghiệp theo Quyết định số 700/QĐ-UBND. Theo báo cáo đánh giá của Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Gia Lâm, sau 5 năm triển khai thực hiện chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở huyện Gia Lâm đã có kết quả khá tốt, đa số người dân đã tiếp cận được với chính sách, nhiều hộ đã mạnh dạn mớ rộng sản xuất, chuyển đổi cơ cấu theo hướng phát triển kinh tế.

Đến năm 2015, tổng số các phương án được UBND huyện phê duyệt 201 phương án với tổng diện tích thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi 505 ha, trong đó 190,3 ha thuộc đất giao theo nghị định 64/CP và 314,7ha thuộc quỹ đất nông nghiệp do UBND các xã, thị trấn quản lý. Trong đó có 38 phương án được phê duyệt từ năm 2004 trở về trước (khi chưa tách quận Long Biên theo

nghị định 132/NĐ-CP của chính phủ); giai đoạn 2004 - 2005 đã phê duyệt được 31 phương án; giai đoạn 2006 - 2010 đã phê duyệt được 84 phương án; giai đoạn 2011 - 2015 đã phê duyệt được 41 phương án (năm 2014 phê duyệt được 05 phương án).

Trong tổng số 201 phương án đã phê duyệt của 21 xã, thị đến nay Phòng Kinh tế nhận được báo cáo của 17/21 đơn vị nộp báo cáo theo kế hoạch số 128/KH-UBND ngày 18/8/2014 của UBND huyện Gia Lâm với tổng 187/201 phương án, trong đó:

- Số phương án triển khai thực hiện cơ bản đúng nội dung và có hiệu quả: 123 phương án chiếm 65,8%;

- Số phương án mới phê duyệt (mới bàn giao hoặc chưa bàn giao cho chủ đầu tư - chưa có sự đánh giá về hiệu quả): 01 phương án, chiếm 0,5%.

- Số phương án chậm triển khai thực hiện: 10 phương án, chiếm 5,3%; - Số phương án thực hiện cơ bản theo nội dung nhưng một số hạng mục xây dựng vượt so với phê duyệt: 21 phương án, chiếm 11,2%;.

- Số phương án không triển khai thực hiện: 11 phương án chiếm 5,9%.

- Số phương án thực hiện sai hoàn toàn nội dung phương án được phê duyệt: 17 phương án chiếm 9,1%.

Ngoài ra, trong tổng số 187 phương án đã có 07 phương án chiếm 3,7% đã hết thời gian thực hiện phương án.

Các đơn vị chưa nộp báo cáo bao gồm: Bát Tràng, Trung Mầu, Yên Viên, Ninh Hiệp với tổng số 14 phương án.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực thi chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa ở huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)