Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực thi chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa ở huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 42 - 46)

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Gia Lâm là một huyện ngoại thành nằm ở cửa ngõ phía Đông Bắc của thành phố Hà Nội có tổng diện tích tự nhiên 11.671,24 ha.

Phía Bắc giáp quận Long Biên, huyện Đông Anh và tỉnh Bắc Ninh. Phía Đông giáp tỉnh Bắc Ninh, tỉnh Hưng Yên. Phía Tây giáp quận Long Biên và quận Hoàng Mai. Phía Nam giáp tỉnh Hưng Yên.

Gia Lâm có nhiều tuyến giao thông huyết mạch chạy qua, như quốc lộ 5, Quốc lộ 1, tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng, các tuyến đường thủy trên sông Hồng, sông Đuống. Sắp tới, khi 2 tuyến đường giao thông huyết mạch là tuyến đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng và tuyến đường Hà Nội – Hưng Yên chạy qua huyện được hoàn thành đưa vào sử dụng thì Gia Lâm càng thuận lợi hơn trong phát triển kinh tế và giao lưu thương mại. Ngoài sản xuất lương thực thì địa bàn còn có khả năng chăn nuôi các loại gia súc như: lợn, gà, vịt, trâu, bò,…Vị trí địa lý thuận lợi là yếu tố phát triển quan trọng và là một trong các tiềm lực to lớn cần được phát huy một cách triệt để nhằm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển nông nghiệp, nông thôn nói riêng.

Huyện Gia Lâm có vị trí địa lý thuận lợi trong phát triển kinh tế xã hội và giao lưu thương mại, khu vực nông thôn huyện Gia Lâm là địa bàn hấp dẫn các nhà đầu tư do có những lợi thế về địa lý kinh tế. Chính vì vậy, Gia Lâm được nhận định là một trong những địa phương cấp huyện phát triển nhanh và năng động trong tương lai. Địa hình tương đối bằng phẳng, đất đai, khá phì nhiêu màu mỡ thuận lợi cho nhiều loại cây trồng phát triển.

3.1.1.2. Điều kiện thời tiết, khí hậu

- Huyện Gia Lâm mang các đặc điểm chung của khí hậu, thời tiết vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, một năm có 2 mùa rõ rệt: Mùa nóng ẩm kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô hanh kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Giữa 2 mùa nóng ẩm và mùa hanh khô có các thời kỳ chuyển tiếp khí hậu tạo ra một dạng khí hậu 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông.

- Nhiệt độ không khí trung bình năm 23,50C, mùa nóng nhiệt độ trung bình tháng đạt 27,40C.

- Lượng mưa trung bình năm 1400-1600 mm, mưa rập trung vào mùa nóng ẩm từ tháng 5 đến tháng 9, mưa nhiều nhất vào tháng 7 và tháng 8.

- Số giờ nắng trung bình năm là 1.500 giờ, thấp nhất 1.150 giờ, cao nhất 1.970 giờ. Mùa hạ có số giờ nắng cao nhất và cường độ nắng cũng cao hơn các mùa khác. Bình quân số giờ nắng/ngày trong năm khoảng 4,5 giờ, tối đa 6,5 giờ (mùa Hạ), thấp nhất 1,6 giờ/ngày (mùa Đông). Tổng lượng bức xạ cao, trung bình khoảng 4.272 Kcal/m2/tháng. Từ tháng 5 đến tháng 10 mặt đất có thể thu nhận hàng tháng 4.696-5.788 Kcal/m2. Từ tháng 11 đến tháng 4 lượng bức xạ tháng không dưới 2.877 Kcal/m2.

- Hướng gió thịnh hành là gió mùa Đông Nam và gió mùa Đông Bắc. Gió mùa Đông Nam bắt đầu vào tháng 5, kết thúc vào tháng 10 mang theo nhiều hơi nước từ biển vào gây nên những trận mưa rào, đôi khi bị ảnh hưởng của gió bão, áp thấp nhiệt đới kèm theo mưa lớn gây thiệt hại cho sản xuất và đời sống. Gió mùa Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, thường gây ra lạnh và khô ở những tháng đầu mùa, lạnh và ẩm ướt vào tháng 2, tháng 3 do có mưa phùn. Đôi khi có sương mù, rét đậm trong các tháng 12 và tháng 1 gây ra những thiệt hại cho sản xuất.

Các đặc điểm khí hậu, thời tiết cho phép huyện Gia Lâm phát triển một nền nông nghiệp đa dạng: Nông sản Nhiệt đới, Cận nhiệt đới có thể sản xuất vào mùa Hạ, nông sản Á nhiệt đới có thể sản xuất vào mùa Xuân, mùa Thu, nông sản Ôn đới có thể sản xuất vào mùa Đông, mùa Xuân song cũng gây ra những thiệt hại đáng kể cho sản xuất và đời sống khi thời tiết bất thuận.

3.1.1.3. Hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn huyện Gia Lâm

- Đất sản xuất nông nghiệp

Năm 2015, có diện tích 8537,62 ha, chiếm 50,85% tổng diện tích tự nhiên. + Đất trồng cây hàng năm: 5.070,30 ha, chiếm 43,44% tổng diện tích tự nhiên gồm:

Đất trồng lúa: 3.260,52 ha; chiếm 27,94% tổng diện tích tự nhiên.

Đất bằng trồng cây hàng năm khác: 1.809,78 ha, chiếm 15,51% tổng diện tích tự nhiên.

+ Đất trồng cây lâu năm: 864,04 ha, chiếm 7,40% tổng diện tích tự nhiên.

- Đất lâm nghiệp

Có diện tích là 29,90 ha ở xã Bát Tràng, chiếm 0,26% tổng diện tích tự nhiên. + Đất rừng sản xuất là 0 ha;

+ Đất rừng phòng hộ là 29,90 ha ở xã Bát Tràng, chiếm 0,26% tổng diện tích tự nhiên.

+ Đất rừng đặc dụng là 0 ha.

- Đất nuôi trồng thuỷ sản

Đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản là 234,37 ha, chiếm 2,01% tổng diện tích tự nhiên.

- Đất nông nghiệp khác

Đất nông nghiệp khác có diện tích là 339,38 ha, chiếm 2,91% tổng diện tích tự nhiên.

- Nhóm đất phi nông nghiệp

Tổng diện tích đất phi nông nghiệp năm 2015 của huyện Gia Lâm là 5.060,70 ha (biểu 11-TKĐĐ), chiếm 43,36% diện tích đất tự nhiên;

- Đất chưa sử dụng

Huyện Gia Lâm còn 72,56 ha đất bằng chưa sử dụng, chiếm 0,62% tổng diện tích đất tự nhiên.

Huyện Gia Lâm đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Vì vậy, nhu cầu sử dụng diện tích đất phi nông nghiệp khá cao và có xu thế tăng cao nữa, diện tích đất chưa sử dụng rất thấp.

32

Bảng 3.1. Tình hình đất đai của huyện Gia Lâm giai đoạn 2013 - 2015

Chỉ tiêu Đơn vị

tính

2013 2014 2015 So sánh (%)

Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) 2014/ 2013 2015/ 2014 BQ

Tổng diện tích đất tự nhiên ha 11.472,99 100 11.671,24 100 11.671,24 100 100 100 100

I. Đất nông nghiệp ha 7818,25 53,33 7939,09 56,02 8057,62 56,02 104,1 105,0 104,5

1. Đất sản xuất nông nghiệp ha 5.829,31 95,27 5.934,43 90,76 5.934,33 90,76 99,76 99,69 99,73

a. Đất trồng cây hàng năm ha 5.638,44 96,73 5.070,40 85,44 5.070,30 96,73 99,75 99,69 99,72

- Đất trồng lúa ha 3.756,67 66,63 3.260,52 64,31 3.260,52 66,63 99,74 99,55 99,64

- Đất cỏ dùng vào chăn nuôi ha 78,58 1,39 78,58 1,55 78,58 1,55 100,01 100,00 100,01

- Đất trồng cây hàng năm khác ha 1.803,19 31,98 1.809,88 35,70 1.809,78 35,70 99,75 99,96 99,86

b. Đất trồng cây lâu năm ha 190,87 3,27 864,04 14,60 864,04 14,60 100,01 99,97 99,99

2. Đất lâm nghiệp ha 38,99 0,64 29,90 0,46 29,90 0,46 99,59 100,00 99,80

3. Đất nuôi trồng thuỷ sản ha 196,21 3,21 234,37 3,58 234,37 3,58 99,74 99,86 99,80

4. Đất nông nghiệp khác ha 53,94 0,88 339,38 5,19 339,38 5,19 100,00 96,53 98,25

II. Đất phi nông nghiệp ha 5.178,95 45,14 5.060,60 43,36 5.060,70 43,36 100,32 100,39 100,35

1. Đất ở ha 1.304,15 25,18 1.454,96 28,75 1.454,80 28,75 100,63 100,44 100,54

2. Đất chuyên dùng ha 2.653,67 51,24 2.233,44 44,13 2.233,61 44,13 100,23 100,54 100,39

3. Đất tôn giáo tín ngưỡng ha 59,27 1,14 59,27 1,17 59,27 1,17 100,00 100,00 100,00

4. Đất nghĩa trang, nghĩa địa ha 94,13 1,82 108,30 2,14 108,30 2,14 100,00 100,00 100,00

5. Đất sông suối và mặt nước ha 1.093,61 21,12 1.201,45 23,74 1.201,45 23,74 100,00 100,00 100,00

6. Đất phi nông nghiệp khác ha 9,62 0,19 3,62 0,07 3,26 3,62 127,42 100,00 112,88

III. Đất chưa sử dụng ha 175,58 1,53 72,56 0,62 72,56 0,62 99,25 100,00 99,62

IV. Một số chỉ tiêu

- DT đất NN/khẩu NN ha 0,035 - 0,033 - 0,033 - 103,13 107,49 105,28

- DT đất NN/hộ NN ha 0,102 - 0,091 - 0,91 - 96,81 112,09 104,17

Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Gia Lâm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực thi chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa ở huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)