Thực trạng cụthể hóa chính sách chuyển đổi cơ cấucây trồng trênđất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực thi chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa ở huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 54 - 55)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng thực thi chính sách chuyển đổi cơ cấucây trồng trênđất lúa ở

4.1.1. Thực trạng cụthể hóa chính sách chuyển đổi cơ cấucây trồng trênđất

4.1.1. Thực trạng cụ thể hóa chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa ở huyện Gia Lâm lúa ở huyện Gia Lâm

Quyết định số 700/QĐ-UBND ngày 04/12/2008 về việc ban hành “Quy định về chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, phát triển kinh tế trang trại, kinh tế hộ theo mô hình trang trại trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội”. Quy định rõ về quy trình lập và phê duyệt các phương án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi như sau:

Đối với các phương án xây dựng vùng sản xuất tập trung

Bước 1: Căn cứ Nghị quyết của Đảng ủy, HĐND xã, thị trấn; UBND xã, thị trấn lấy ý kiến của các ban ngành đoàn thể, các hộ dân có diện tích đất trong khu vực thực hiện phương án về việc lập phương án chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi.

Bước 2: UBND xã(thị trấn) có công văn đề nghị về việc lập dự án chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi gửi UBND huyện (đối với phương án xây dựng vùng sản xuất tập trung gửi kèm theo dự trù kinh phí lập dự án và đề cương sơ bộ nội dung dự án); UBND huyện xem xét ý kiến của UBND xã(thị trấn), kết quả thẩm định của phòng Kinh tế và các phòng ban liên quan thống nhất chủ trương, giao nhiệm vụ cho UBND xã(thị trấn) tiến hành các bước theo trình tự, thủ tục để lập phương án. Sau 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận công văn đề nghị của UBND xã (thị trấn) thông qua phòng Kinh tế; UBND huyện sẽ trả lời bằng văn bản.

Sau khi có sự đồng ý của UBND huyện, UBND xã thành lập tổ xây dựng phương án hoặc thuê đơn vị tư vấn có đủ điều kiện, năng lực chuyên môn, có chức năng lập phương án trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp nông thôn.

Bước3: Báo cáo xin ý kiến của thường trực UBND huyện

Hồ sơ trình duyệt phải đầy đủ theo Quy định của pháp luật. Sau 20 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ của đơn vị cơ sở, phòng Kinh tế có trách nhiệm thẩm định phương án, lập tờ trình báo cáo kết quả trình UBND huyện; UBND xã, thị trấn có trách nhiệm báo cáo nội dung phương án trước thường trực UBND huyện.

Bước 4: UBND xã(thị trấn) chỉnh sửa, bổ sung hoàn thiện phương án theo ý kết luận của thường trực UBND huyện và nộp hồ sơ về phòng kinh tế.

Bước 5: Trình UBND huyện xem xét, phê duyệt phương án

Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ của đơn vị cơ sở, phòng Kinh tế có trách nhiệm lập tờ trình, báo cáo kết quả thẩm định phương án trình UBND huyện. Sau 20 ngày kể từ ngày phòng Kinh tế có tờ trình báo cáo kết quả thẩm định, UBND huyện xem xét nội dung phương án, kết quả thẩm định của phòng Kinh tế và ý kiến đề nghị của UBND xã (thị trấn), ra quyết định phê duyệt phương án.

Bước 6: Sau khi phương án được phê duyệt, UBND xã (thị trấn) có trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc tổ chức, cá nhân triển khai thực hiện dự án theo đúng nội dung được UBND phê duyệt; Trong quá trình triển khai nếu có vướng mắc phát sinh, UBND xã (thị trấn) phải báo cáo trình UBND huyện để có biện pháp giải quyết kịp thời.

4.1.2. Công tác lập kế hoạch triển khai thực hiện chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa ở huyện Gia Lâm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực thi chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa ở huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)