Chƣơng I : CƠ SỞ LÝ LUẬN LUẬN VĂN
1.3 Năng lực công nghệ
1.3.1. Khái niệm năng lực công nghệ:
Vào cuối những năm 1980, nhiều nghiên cứu bắt đầu đƣa ra các khái niệm và định nghĩa về năng lực công nghệ.
Năng lực công nghệ là khả năng triển khai các công nghệ hiện có một cách có hiệu quả và ứng phó đƣợc với những thay đổi công nghệ (Lall, 1987) hoặc năng lƣ̣c công nghê ̣ là một nhóm các khả năng liên quan đến các hoạt động nhƣ: hiểu đƣợc các nhiệm vụ hoặc hành động công nghệ; chuyển hoá các tƣ liệu đầu vào thành đầu ra và các hoạt động mua, sản xuất và bán sản phẩm (Fransman, 1986).
Khi nghiên cứu về kinh nghiệm Hàn Quốc, Westphal et al đã xác định năng
lƣ̣c công nghê ̣ là khả năng sử dụng tri thức công nghệ một cách có hiệu quả .
Westphal et al (1985) đã chia năng lƣ̣c công nghê ̣ thành ba loa ̣i thuộc chức năng ứng dụng: Năng lƣ̣c sản xuất, Năng lƣ̣c đầu tƣ, Năng lƣ̣c đổi mới.
Tổ chức phát triển công nghệ của Liên Hiệp Quốc (UNIDO) đã xác định các
yếu tố để xây dựng năng lực công nghệ, bao gồm: Khả năng đào tạo nhân lực; Khả năng tiến hành nghiên cứu cơ bản; Khả năng thử nghiệm các phƣơng tiện kỹ thuật; Khả năng tiếp nhận và thích nghi các công nghệ; Khả năng cung cấp và xử lý thông tin.
Ngân hàng thế giới (WB) trong công trình nghiên cứu đã đề xuất phân chia năng lực công nghệ theo ba nhóm độc lập:
+ Năng lực sản xuất, bao gồm: Quản lý sản xuất, Kỹ thuật sản xuất, Bảo dƣỡng, bảo quản tƣ liệu sản xuất, Tiếp thị sản phẩm.
+ Năng lực đầu tư, bao gồm: Quản lý dự án, Thực hiện dự án, Năng lực mua sắm, Đào tạo nhân lực.
+ Năng lực đổi mới, bao gồm: Khả năng sáng tạo và Khả năng tổ chức thực hiện đƣa kỹ thuật mới vào các hoạt động kinh tế.
Theo Fransman, đối với thế giới thứ ba việc đánh giá năng lực công nghệ dựa trên các yếu tố sau:
+ Năng lực tìm kiếm và lựa chọn công nghệ thích hợp để nhập khẩu. + Năng lực nắm vững công nghệ nhập khẩu và sử dụng có hiệu quả. + Năng lực thích nghi công nghệ nhập khẩu với hoàn cảnh và điều kiện địa phƣơng tiếp nhận.
+ Năng lực cung cấp công nghệ đã có và năng lực đổi mới.
+ Năng lực thể chế hoá việc tìm kiếm những đổi mới và những đột phá quan trọng nhờ phát triển các phƣơng tiện R&D trong nƣớc.
Định nghĩa của Luận văn:
Năng lực công nghệ là khả năng nắm bắt và triển khai các công nghệ hiện có một cách hiệu quả, phù hợp với khả năng tiếp nhận, thích nghi công nghệ để chuyển hóa tƣ liệu đầu vào thành đầu ra; và khả năng đổi mới, cải tiến công nghệ để có thể ứng phó đƣợc những thay đổi của công nghệ.
1.3.2 Phân loại năng lực công nghệ:
Theo Fransman (1986) năng lực công nghệ liên quan đến năng lực của doanh nghiệp để tiến hành hoạt động nhằm biến đổi đầu vào thành đầu ra. Năng lực công nghệ gồm những loại năng lực:
+ Năng lực tìm kiến và lựa chọn công nghệ để nhập.
+ Năng lực hấp thụ và sử dụng thành công công nghệ nhập. + Năng lực thích nghi và cải tiến công nghệ nhập.
+ Năng lực đổi mới công nghệ.
Theo Viện nghiên cứu và triển khai Thái Lan (TDRI), năng lực công nghệ của một doanh nghiệp là năng lực tiến hành các hoạt động liên quan đến công nghệ hoặc những hoạt động nhằm áp dụng tri thức một cách có hệ thống biến đổi đầu vào thành đầu ra. Có bốn năng lực loại công nghệ chủ yếu:
+ Năng lực tiếp nhận: bao gồm năng lực tìm kiếm, đánh giá, đàm phán, mua bán, chuyển giao, thiết kế nhà xƣởng, lắp đặt các phƣơng tiện sản xuất.
+ Năng lực vận hành: gồm năng lực thao tác, bảo dƣỡng, đào tạo, quản lý, kiểm tra chất lƣợng...
+ Năng lực thích nghi: gồm tiếp thu kiến thức, hấp thụ công nghệ, thích nghi và cải tiến sản phẩm và qúa trình.
+ Năng lực đổi mới: gồm R&D, đổi mới sản phẩm và quá trình.
Dựa vào những phân loại đã có, ngƣời ta đƣa ra một phân loại tổng quát vừa khắc phục đƣợc nhƣợc điểm của những phân loại trƣớc đây vừa bổ sung thêm năng
lực mới. Theo cách phân loại này, ngƣời ta đã chia năng lực công nghệ thành các loại nhƣ sau:
- Năng lực vận hành: năng lực vận hành liên quan đến năng lực giúp cho
doanh nghiệp có thể biến đổi có hiệu quả các loại đầu vào thành những sản phẩm đầu ra tƣơng ứng với chiến lƣợc kinh doanh của doanh nghiệp. Cụ thể nó bao gồm những yếu tố năng lực nhƣ sau:
+ Năng lực sử dụng hiệu quả thiết bị và nhà máy hiện có. + Năng lực lập kế hoạch và điều hành các hoạt động sản xuất.
+ Năng lực khắc phục hƣ hỏng và tiến hành các công việc bảo dƣỡng để dự phòng, ngăn chặn và bảo dƣỡng khi xảy ra sự cố.
+ Năng lực thay đổi nhanh để chuyển đƣợc sang các môdel mới.
- Năng lực giao dịch: là năng lực giúp cho tổ chức lập kế hoạch và thực
hiện các giao dịch công nghệ. Cụ thể nó bao gồm những yếu tố sau đây:
+ Năng lực lập các luận chứng và nêu ra một cách rõ ràng những công nghệ sẽ đƣợc mua/bán dựa trên sự nghiên cứu tỉ mỉ về kỹ thuật và chuyển những tham số của quy trình cơ bản vào việc bố trí nhà máy và thiết bị. + Năng lực nhận dạng ngƣời bán/ngƣời mua công nghệ phù hợp và thực hiện đƣợc công việc đánh giá đúng đắn loại công nghệ phù hợp với các nguồn lực và chiến lƣợc của mình.
+ Năng lực nhận dạng (các) phƣơng thức mua/bán công nghệ. + Năng lực đàm phán hiệu quả những khoản giao dịch công nghệ.
- Năng lực đổi mới: năng lực đổi mới của tổ chức liên quan tới năng lực đƣa
ra đƣợc những đổi mới công nghệ và áp dụng vào thực tiễn sản xuất nhằm củng cố công việc hiện có, cụ thể năng lực này bao gồm những yếu tố nhƣ sau:
+ Năng lực làm lại (bắt chƣớc) công nghệ có đƣợc. + Năng lực thƣ̣c hiện đƣợc những đổi mới sản phẩm. + Năng lực thực hiện đƣợc những đổi mới quy trình.
+ Năng lực tạo đƣợc những đổi mới ứng dụng. + Năng lực tạo ra những đổi mới hệ thống.
+ Năng lực tạo ra những đổi mới làm đòn bẩy cho các khả năng cốt yếu.
- Năng lực hỗ trợ : năng lực hỗ trợ cần cho việc xác định phải phát triển,
điều phối và tích hợp chúng theo một phƣơng pháp năng động để tạo ra đƣợc giá trị và tăng cƣờng đƣợc các ƣu thế về kinh tế. Thậm chí có thể nói nguồn ƣu thế cạnh tranh thực sự của một tổ chức là năng lực hỗ trợ để tích hợp đƣợc các năng lực vận hành, giao dịch và đổi mới thành những khả năng mà những đối thủ cạnh tranh không dễ gì bắt chƣớc đƣợc.
1.3.3 Phân tích năng lực công nghệ:
Để xác định ảnh hƣởng của năng lực công nghệ đến công nghệ hay khi phân tích năng lực công nghệ ngƣời ta thƣờng phân ra các cấp:
- Năng lực công nghệ cơ sở - Năng lực công nghệ ngành - Năng lực công nghệ quốc gia.
Trong thực tế, cấp cơ sở đƣợc coi là quan trọng nhất, vì vậy xác định năng lực công nghệ cơ sở là chủ yếu. Từ năng lực công nghệ cơ sở tập hợp lại ta có năng lực công nghệ ngành và quốc gia.
Việc phân tích năng lực công nghệ đƣợc thực hiện nhằm các mục đích:
- Phân tích năng lực công nghệ cấp ngành, cấp quốc gia để các nhà quản lý,
các nhà lập chính sách hợp nhất việc xem xét các vấn đề công nghệ trong quá trình lập kế hoạch phát triển.
- Bằng phƣơng pháp luận và phƣơng pháp tính toán hợp lý xác định mặt
mạnh, mặt yếu của cơ sở , của ngành, quốc gia so với các quốc gia khác trong khu vực, so với các nƣớc trên thế giới từ đó trong kế hoạch phát triển có biện pháp và đối sách phù hợp.
Khi phân tích năng lực công nghệ của một tổ chức, ngƣời ta nhấn mạnh đến các yếu tố:
- Kỹ thuật là hình thức biểu hiện về mặt vật thể của công nghệ, bao gồm các
năng lực cần thiết cho hoạt động chuyển đổi, nhƣ các thiết bị máy móc, …
- Con ngƣời là hình thức biểu hiện về mặt con ngƣời của công nghệ, bao gồm các năng lực cần thiết mà con ngƣời đó tích luỹ đƣợc cho các hoạt động chuyển đổi.
- Thông tin là hình thức biểu hiện về mặt tƣ liệu của công nghệ, bao gồm
toàn bộ dữ liệu và các số liệu cần thiết cho hoạt động chuyển đổi, nhƣ các bản thiết kế, bản tính toán; các phƣơng trình, biểu đồ; phần cứng, phần mềm máy tính, …
- Tổ chức là hình thức biểu hiện về mặt thể chế của công nghệ, bao gồm các
cơ cấu tổ chức cần thiết cho hoạt động chuyển đổi, nhƣ hệ thống tổ chức, điều hành sản xuất; phân chia trách nhiệm, …