Đổi mới công nghệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thúc đẩy hoạt động nghiên cứu và triển khai (rd) nhằm nâng cao năng lực công nghệ sản xuất các chương trình truyền hình đài truyền hình TPHCM (Trang 36 - 39)

Chƣơng I : CƠ SỞ LÝ LUẬN LUẬN VĂN

1.5 Đổi mới công nghệ

1.5.1. Khái niệm đổi mới công nghệ:

Khái niệm đổi mới (innovation) đƣợc xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1911

trong tác phẩm có tựa đề: “Học thuyết phát triển kinh tế” của Josept Schumpeter. Trong tác phẩm này, ông đã dùng thực tế của lịch sử đổi mới kỹ thuật để giải thích cho chu kỳ phát triển của nền kinh tế tƣ bản chủ nghĩa. Và ông cho rằng, nhân tố quan trọng quyết định vận động theo chu kỳ của kinh tế chính là đổi mới kỹ thuật, đổi mới công nghệ. Hay cụ thể hơn, mỗi một chu kỳ phát triển đều thống nhất với cao trào của các phát minh và sáng chế đƣơng thời.

Sự phát triển của nền kinh tế tƣ bản chủ nghĩa từ trƣớc tới lúc đƣơng thời đƣợc ông chia thành ba chu kỳ dài:

- Thời kỳ cách mạng công nghiệp (từ những năm 80 của thế kỷ 18 đến năm 1842), tiêu biểu là những sáng chế trong ngành công nghiệp dệt.

- Thời kỳ phát triển từ năm 1842 đến năm 1897, với tiêu biểu là các sáng chế về máy hơi nƣớc và các sáng chế trong ngành công nghiệp gang thép.

- Thời kỳ phát triển từ sau năm 1889, mà tiêu biểu là các sáng chế trong các lĩnh vực điện khí, hóa học và ôtô.

Theo Josept Schumpeter: Đổi mới kỹ thuật là một kiểu dịch chuyển của hàm

số sản xuất, hoặc là sự kết hợp mới giữa các yếu tố sản xuất và điều kiện sản xuất, với mục đích là để có được lợi nhuận cao còn đang tiềm ẩn.[3,tr.12]

Khái quát đổi mới thành các loại hình nhƣ sau: - Sản xuất ra sản phẩm mới;

- Tạo ra phƣơng pháp sản xuất và quy trình công nghệ mới; - Mở ra thị trƣờng mới;

- Khai thác và ứng dụng nguyên vật liệu mới hoặc nguồn cung cấp mới; - Áp dụng phƣơng pháp tổ chức mới.

Một sự thay đổi trong các thành phần công nghệ dù nhỏ cũng đƣợc coi là đổi mới công nghệ, nhƣng thực ra các hoạt động này nên coi là cải tiến công nghệ thì chính xác hơn. Mặt khác, hệ thống công nghệ mà con ngƣời đang sử dụng có tính phức tạp và đa dạng cao, chỉ một loại sản phẩm đã có thể dùng rất nhiều loại công nghệ khác nhau. Do đó, nếu xếp tất cả các thay đổi nhỏ về công nghệ thuộc về đổi mới công nghệ thì việc quản lý đổi mới công nghệ là việc làm không có tính khả thi.

1.5.2. Chức năng của đổi mới công nghệ:

Công nghệ là một sản phẩm của con ngƣời nên công nghệ cũng tuân theo quy luật chu trình sống của sản phẩm. Đó là: sinh ra, phát triển và cuối cùng và suy vong. Theo đó, bất kỳ một nhà quản lý nào mà không có những hoạt động nhằm không ngừng đổi mới công nghệ của mình thì chắc chắn hệ thống công nghệ của họ sẽ bị đào thải, và sự tồn tại phát triển của doanh nghiệp đó sẽ bị đe doạ. Nhƣ vậy, đổi mới công nghệ là tất yếu và phù hợp với quy luật phát triển.

Tính tất yếu của đổi mới công nghệ còn xuất phát từ các lợi ích khác nhau của các doanh nghiệp cũng nhƣ của toàn xã hội. Riêng đối với các doanh nghiệp, các điều tra về đổi mới công nghệ ở trong và ngoài nƣớc đều cho thấy, các lợi ích của đổi mới công nghệ đối với cơ sở đổi mới công nghệ bao gồm:

- Cải thiện, nâng cao chất lƣợng sản phẩm. - Duy trì và củng cố thị phần.

- Mở rộng thị phần của sản phẩm.

- Mở rộng phẩm cấp sản phẩm, tạo thêm chủng loại sản phẩm mới. - Đáp ứng đƣợc các quy định, tiêu chuẩn, luật lệ.

- Giảm tiêu hao nguyên vật liệu, năng lƣợng.

- Cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao độ an toàn sản xuất cho ngƣời và thiết bị.

- Đổi mới công nghệ là con đƣờng cơ bản cải thiện kết cấu sản phẩm và nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm;

- Đổi mới công nghệ là con đƣờng hiệu quả để loại trừ giai đoạn chín muồi

và thay thế của thị trƣờng, phát triển một sản phẩm mới;

- Đổi mới công nghệ là con đƣờng cơ bản để nâng cao sức cạnh tranh của

doanh nghiệp trong cơ chế thị trƣờng và trong bối cảnh hội nhập.

1.5.3. Đổi mới công nghệ truyền hình:

- Đổi mới nội dung chương trình: Chƣơng trình phải luôn luôn phong phú,

đa dạng, hấp dẫn và đáp ứng đƣợc nhu cầu của các nhóm đối tƣợng khán giả. Xã hội vận động, nhu cầu xã hội cũng vận động thay đổi, do đó chƣơng trình truyền hình cũng phải vận động thay đổi liên tục theo nhu cầu. Với bản chất thông tin của sản phẩm truyền hình, trong đó hàm lƣợng tri thức và sáng tạo chiếm phần lớn. Đổi mới công nghệ ở đây chính là đổi mới tƣ duy, đổi mới nguồn nhân lực tham gia vào công nghệ sản xuất, chứ không phải là thuần túy đổi mới thiết bị kỹ thuật.

- Đổi mới công nghệ phân phối: Công nghệ thông tin ngày càng phát triển tạo ra nhiều khả năng và hình thức phân phối đa dạng giúp cho khán giả có thể tiếp cận với sản phẩm truyền hình dễ dàng và tiện nghi nhất. Từ truyền hình quảng bá truyền thống, truyền hình đã phát triển rất nhiều công nghệ phân phối mới nhƣ truyền hình cáp, truyền hình vệ tinh, … Ngày nay với sự phát triển của công nghệ số nói riêng và công nghệ thông tin nói chung, cùng với xu hƣớng hội tụ công nghệ, nhiều hình thức phân phối mới xuất hiện nhƣ truyền hình số, truyền hình theo yêu cầu, truyền hình Internet, … Công nghệ phân phối truyền hình không còn là đặc thù nữa mà trở nên rất phổ biến và đƣợc tích hợp sẵn trong các công nghệ truyền dẫn và phân phối thông tin nói chung.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thúc đẩy hoạt động nghiên cứu và triển khai (rd) nhằm nâng cao năng lực công nghệ sản xuất các chương trình truyền hình đài truyền hình TPHCM (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)