Đặc điểm hoạt động R&D của Đài Truyền hình TP.HCM:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thúc đẩy hoạt động nghiên cứu và triển khai (rd) nhằm nâng cao năng lực công nghệ sản xuất các chương trình truyền hình đài truyền hình TPHCM (Trang 65 - 68)

Chƣơng II : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG R&D CỦA ĐÀI TRUYỀN HÌNH TPHCM

2.4. Thực trạng hoạt động R&D

2.4.1 Đặc điểm hoạt động R&D của Đài Truyền hình TP.HCM:

Nhƣ đã phân tích ở chƣơng 1, hoạt động R&D hiện diện ở tất cả các khâu của quy trình sản xuất chƣơng trình truyền hình, sản phẩm của hoạt động này không đơn thuần chỉ liên quan đến các thiết bị kỹ thuật mà còn liên quan đến nội dung chƣơng trình, sản phẩm có thể là kịch bản truyền hình, dây chuyền sản xuất một chƣơng trình truyền hình, chƣơng trình truyền hình, hệ thống phát hình, mạng lƣới truyền dẫn và phát hình.

Khác với các tổ chức nghiên cứu khoa học chuyên nghiệp (các trƣờng Đại học, các Trung tâm, Viện nghiên cứu...) hoạt động nghiên cứu khoa học của Đài Truyền hình TP.HCM chỉ thực hiện nghiên cứu ứng dụng và triển khai mà không bao gồm nghiên cứu cơ bản.

Hoạt động R&D của Đài tập trung chủ yếu vào mảng nghiên cứu dƣới hình thức tự nghiên cứu của bộ phận nhân lực KH&CN trong tổ chức R&D của Đài thông qua các hoạt động hằng ngày của cơ quan, thông qua các hội thảo giới thiệu sản phẩm công nghệ mới của các hãng sản xuất thiết bị truyền hình hàng đầu trên thế giới, thông qua việc cập nhật thông tin về công nghệ trên các phƣơng tiện truyền thông: báo, Đài, Internet... Kết quả của quá trình nghiên cứu này là những tổng hợp đánh giá chi tiết về năng lực công nghệ hiện có và trình độ phát triển công nghệ trên thế giới trong lĩnh vực truyền hình để định hƣớng công nghệ và đề ra phƣơng hƣớng phát triển chung.

Dựa trên kết quả nghiên cứu, hoạt động triển khai đƣợc thực hiện thông qua việc phát triển và hoàn thành các dự án, cải tạo, nâng cấp các dây chuyền công nghệ, hợp lý hóa qui trình sản xuất...

Nhân lực KH&CN trong tổ chức R&D của Đài vừa làm công tác chuyên môn vừa làm công tác nghiên cứu. Khi hoạt động trong môi trƣờng thực tế giúp các nhân lực KH&CN thấy rõ ƣu, khuyết điểm của công nghệ hiện hữu so với các công nghệ tiên tiến trên thế giới từ đó góp phần hỗ trợ cho việc nhận định, phân tích, đánh giá và định hƣớng công nghệ trong công tác nghiên cứu.

Hoạt động R&D của Đài là mô hình hoạt động duy nhất trong ngành truyền hình ở Việt Nam với nhiệm vụ trọng tâm là tạo bệ phóng cho sự phát triển chung của đơn vị.

a. Về tổ chức hoạt động

Đứng đầu tổ chức R&D của Đài là Hội đồng Khoa học Đài do Tổng Giám đốc làm chủ tịch Hội đồng, Phó chủ tịch Hội đồng là Phó Tổng Giám đốc phụ trách kỹ thuật. Giúp việc cho Hội đồng là các Ủy viên của Hội đồng bao gồm Trƣởng các Ban, Trung tâm thuộc khối kỹ thuật nhƣ: Ban Quản lý kỹ thuật, Ban Kỹ thuật cơ điện lạnh, Trung tâm Phát hình, Trung tâm Truyền dẫn phát sóng, Ban Kế hoạch dự án, các đơn vị vừa làm công tác kỹ thuật vừa làm công tác biên tập

nhƣ: Trung tâm Sản xuất chƣơng trình, Trung tâm Truyền hình cáp và các đơn vị thuộc khối hậu nhƣ Ban Tài chính, Ban Tổ chức – Đào tạo.

Tại mỗi đơn vị nêu trên đều thành lập Tổ, nhóm hoạt động R&D thực hiện song song cùng lúc hai nhiệm vụ là vừa làm công tác chuyên môn vừa làm công tác nghiên cứu. Hình thức hoạt động của các Tổ, nhóm này là sự ”thông tin” qua lại giữa đội ngũ quản lý và đội ngũ làm công tác chuyên môn đƣợc thể hiện nhƣ sau:

- Hội đồng Khoa học xây dựng chiến lƣợc phát triển công nghệ của Đài dựa trên các yếu tố: chính sách của Đảng và Nhà nƣớc, năng lực tài chính, đội ngũ nhân lực KH&CN của Đài, năng lực công nghệ hiện có, trình độ công nghệ trên thế giới... từ đó định hƣớng hoạt động cho nhân lực KH&CN trong các Tổ, nhóm hoạt động R&D.

- Thông qua hoạt động chuyên môn hằng ngày kết hợp với nguồn thông tin, tài liệu thu thập trong quá trình tự nghiên cứu nhóm hoạt động R&D sẽ thực hiện nhiệm vụ tham mƣu cho Ban phụ trách đơn vị dƣới hình thức báo cáo tại các buổi sinh hoạt nhóm hoặc báo cáo bằng văn bản các giải pháp cải tạo, nâng cấp hoặc đầu tƣ mới về nội dung chƣơng trình, hệ thống thiết bị kỹ thuật phục vụ công tác truyền hình, cập nhật tình hình phát triển công nghệ, xu hƣớng công nghệ trong lĩnh vực truyền hình trên thế giới. Hội đồng Khoa học Đài sẽ đánh giá từng phƣơng án và chọn giải pháp thực hiện giao cho đội ngũ làm dự án kết hợp nhóm R&D thực hiện.

b.Về chính sách tài chính cho hoạt động R&D:

Nghị định 43/2006/NĐ-CP quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về

thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng đối với Đài Truyền hình TPHCM, đã tạo điều kiện thuận lợi cho Đài phát huy quyền chủ động trong quản lý, sử dụng có hiệu quả

kinh phí để đầu tƣ trang thiết bị, đào tạo nhân lực để nâng cao chất lƣợng chƣơng trình, thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị đƣợc giao.

Năm 2008, sau một vài dự án đầu tƣ không đạt hiệu quả, Đài quyết định đầu tƣ kinh phí cho hoạt động nghiên cứu khoa học là 200 triệu đồng và tăng lên 500 triệu đồng vào năm 2010. Nguồn kinh phí này chủ yếu đƣợc dùng để bồi dƣỡng cho các kỹ sƣ có đề tài nghiên cứu và tổ chức các buổi hội thảo khoa học trong nội bộ Đài.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thúc đẩy hoạt động nghiên cứu và triển khai (rd) nhằm nâng cao năng lực công nghệ sản xuất các chương trình truyền hình đài truyền hình TPHCM (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)