Chƣơng II : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG R&D CỦA ĐÀI TRUYỀN HÌNH TPHCM
2.4. Thực trạng hoạt động R&D
2.4.2. Đóng góp của hoạt động R&D đối với năng lực công nghệ sản xuất chương trình của
chương trình của Đài:
Nhƣ đã đề cập ở trên, với số lƣợng 15 kênh chƣơng trình Đài tự sản xuất, vấn đề đảm bảo và nâng cao chất lƣợng nội dung các chƣơng trình là hết sức quan trọng, hoạt động R&D trong giai đoạn này đã tăng cƣờng khả năng trao đổi thông tin, mua bản quyền và nâng cao chất lƣợng biên tập, biên dịch các chƣơng trình truyền hình nƣớc ngoài (có lồng tiếng, thuyết minh, phụ đề tiếng Việt); lập kế hoạch hợp tác với các đơn vị, tổ chức trong và ngoài nƣớc để sản xuất, trao đổi, khai thác chƣơng trình. Tăng cƣờng năng lực sản xuất phim truyện của Hãng phim TFS, nâng cao số lƣợng tập phim do Đài tự sản xuất kết hợp với xã hội hóa trong sản xuất phim.
Trong quá trình đầu tƣ, đổi mới công nghệ sản xuất chƣơng trình (giai đoạn tiền kỳ, hậu kỳ, phân phối, lƣu trữ) hoạt động của đội ngũ thực hiện R&D của Đài thể hiện qua việc:
- Nghiên cứu, lựa chọn công nghệ nhập khẩu sao cho cho phù hợp với định hƣớng phát triển chung của ngành truyền hình Việt Nam và phù hợp với trình độ nhân lực KH&CN để nâng cao hiệu quả khai thác công nghệ và nguồn nhân lực KH&CN của Đài.
- Nghiên cứu cải tiến, tối ƣu hóa chức năng các thiết bị kỹ thuật sẵn có để nâng cao hiệu quả hoạt động các công nghệ đang đƣợc triển khai ứng dụng tại Đài.
- Nghiên cứu liên kết hệ thống của các giai đoạn sản xuất một cách đồng bộ để nâng cao khả năng xử lý thông tin tạo ra các sản phẩm đạt hiệu quả theo nội dung của chƣơng trình.
- Nghiên cứu áp dụng các công nghệ truyền dẫn mới để đa dạng hóa việc phân phối chƣơng trình đƣa sản phẩm truyền hình đến khán giả với số lƣợng nhiều nhất có thể.