Chƣơng I : CƠ SỞ LÝ LUẬN LUẬN VĂN
1.7. Nhân lực Khoa học và Công nghệ
1.7.1. Khái niệm nhân lực:
Nhân lực đƣợc hiểu theo một cách tổng quát nhất đó là sức mạnh thể lực và trí lực của con ngƣời đang tham gia vào một quan hệ lao động nhất định tạo ra những giá trị vật chất và tinh thần nhằm thỏa mãn nhu cầu của con ngƣời và xã hội. Đối với doanh nghiệp thì khái niệm nhân lực là bao gồm tất cả các tiềm năng của con ngƣời trong một tổ chức hay xã hội tức là tất cả các thành viên trong doanh nghiệp sử dụng kiến thức, khả năng, hành vi ứng xử và giá trị đạo đức để thành lập, duy trì và phát triển doanh nghiệp.
Tóm lại, khi nói về nhân lực của xã hội, tổ chức hay doanh nghiệp không chỉ đơn thuần nói về số lƣợng con ngƣời mà là tổng hòa các năng lực về khía cạnh thể chất, trình độ, kỹ năng, khả năng đáp ứng nhu cầu, nhân cách của những ngƣời có thể lao động trong một xã hội, một tổ chức hay một doanh nghiệp nào đó. Trong đó, nét đặc trƣng của nhân lực thể hiện ở hai điểm cơ bản sau:
- Là những ngƣời đang tham gia trực tiếp vào các quan hệ lao động. - Là những sức mạnh hiện có của con ngƣời.
1.7.2. Khái niệm nguồn nhân lực (Human resources):
Nguồn nhân lực đƣợc phân chia thành nguồn nhân lực xã hội và nguồn nhân lực của tổ chức. Trong đó:
- Nguồn nhân lực xã hội là những năng lực về thể chất và trí tuệ để sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ cho xã hội. Nói theo một cách khác thì đó là toàn bộ số lƣợng ngƣời có thể làm việc khi cần thiết. Tuy nhiên, một bộ phận nguồn nhân lực có thể không thuộc lực lƣợng lao động xã hội đó chính là những ngƣời thuộc độ tuổi lao động nhƣng không tìm việc làm, những ngƣời đang đi học và những ngƣời thuộc tình trạng khác nhƣ nghỉ hƣu trƣớc tuổi, những ngƣời hết tuổi lao động vẫn đang làm việc.
- Nguồn nhân lực của tổ chức là một bộ phận cấu thành nguồn nhân lực xã hội, bao gồm tất cả những ai làm việc cho tổ chức hoặc những ngƣời chờ đợi để làm việc cho tổ chức (nguồn dự trữ). Cụ thể hơn nguồn nhân lực xã hội, nguồn nhân lực của tổ chức có những đòi hỏi, yêu cầu riêng tùy theo chức năng nhiệm vụ, tính chất công việc của tổ chức đó. Vì thế, ngoài nguồn nhân lực của xã hội có thể đáp ứng đƣợc yêu cầu của tổ chức thì mỗi tổ chức phải có chiến lƣợc, kế hoạch phát triển, tạo nguồn nhân lực cho mình một cách hợp lý.
Tóm lại, nguồn nhân lực là phạm trù khả năng bởi nó bao gồm sức mạnh ở dạng tiềm năng của mọi con ngƣời tồn tại trong xã hội. Nguồn nhân lực xét ở tầm vĩ mô thì đó là sức mạnh tiềm ẩn của xã hội, sức mạnh này chỉ có thể phát huy tác dụng nếu chúng đƣợc định hƣớng, khai thác và sử dụng một cách hợp lý.
1.7.3. Khái niệm nhân lực Khoa học và Công nghệ:
Theo định nghĩa của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (United Nations Educational Scientific and Cultural Organization - UNESCO) nhân lực KH&CN (Scientific and Technological personnel) là “những ngƣời trực tiếp tham gia vào hoạt động KH&CN (là những hoạt động có tính chất hệ thống và liên quan chặt chẽ đến tạo ra, phát triển, phổ biến, áp dụng kiến thức KH&CN trong mọi lĩnh vực KH&CN) trong một cơ quan, tổ chức và đƣợc trả lƣơng hay thù lao cho lao động của họ, bao gồm các nhà khoa học và kỹ sƣ, kỹ thuật viên và nhân lực phù trợ”. Trong định nghĩa này, UNESCO không phân biệt
nhân lực KH&CN theo bằng cấp mà chỉ quan tâm đến yếu tố công việc hiện đang đảm nhận có liên quan trực tiếp vào hoạt động KH&CN hay không. Vì thế, những ngƣời có bằng cấp mà không hoạt động trong lĩnh vực KH&CN cũng không đƣợc xếp vào nhân lực KH&CN.
Theo định nghĩa của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (Organization for Economic Cooperation and Development – OECD) nhân lực KH&CN là “những ngƣời đã tốt nghiệp cấp 3 (đại học hoặc cao đẳng), và những ngƣời đang làm việc trong lĩnh vực KH&CN mà đòi hỏi trình độ trên với kỹ năng tay nghề đƣợc đào tạo tại nơi làm việc”. Theo định nghĩa này, nhân lực KH&CN là những ngƣời thuộc trong các diện sau:
- Những ngƣời có bằng cấp đại học hoặc cao đẳng trở lên và làm việc trong lĩnh vực KH&CN.
- Những ngƣời có bằng cấp đại học hoặc cao đẳng trở lên và làm việc trong lĩnh vực KH&CN.
- Những ngƣời có bằng cấp đại học hoặc cao đẳng trở lên nhƣng không làm việc trong lĩnh vực KH&CN nào.
- Những ngƣời không có bằng cấp đại học hoặc cao đẳng trở lên nhƣng làm việc trong lĩnh vực KH&CN đòi hỏi có trình độ tƣơng đƣơng.
Nhƣ vậy, khác với UNESCO, định nghĩa nguồn nhân lực KH&CN của OECD không quan tâm đến yếu tố công việc hiện đang đảm nhận có liên quan trực tiếp vào hoạt động KH&CN hay không mà chỉ quan tâm đến yếu tố bằng cấp và trình độ kỹ năng nghề nghiệp. Vì thế, nguồn nhân lực này rất lớn, nó bao gồm tất cả các lực lƣợng tiềm tàng chứ không chỉ những ngƣời đang tham gia hoạt động KH&CN.
Nhƣ vậy, từ định nghĩa của UNESCO và OECD có thể nêu định nghĩa về nguồn nhân lực KH&CN nhƣ sau: Toàn bộ những ngƣời có bằng cấp chuyên môn nào đó trong một lĩnh vực KH&CN, và những ngƣời có trình độ kỹ năng thực tế
tƣơng đƣơng mà không có bằng cấp nhƣng tham gia một cách thƣờng xuyên (hệ thống) vào hoạt động KH&CN.
Trong phạm vi Luận văn tác giả dựa theo quan điểm của OECD để định nghĩa, thống kê và đánh giá đặc điểm nhân lực KH&CN.
1.7.4. Nhân lực R&D:
Theo các tài liệu của OECD liên quan đến thống kê KH&CN có định nghĩa: Nhân lực R&D là tất cả những ngƣời đƣợc tuyển dụng cho hoạt động R&D, cũng nhƣ những ngƣời cung cấp dịch vụ trực tiếp nhƣ các nhà quản lý R&D, cán bộ nhân viên hành chính và văn phòng.(6)
Nhƣ vậy nhân lực KH&CN và nhân lực R&D sẽ khác nhau về mặt số lƣợng. Nhân lực R&D bị giới hạn hơn so với nhân lực KH&CN, bởi vì nó loại trừ tất cả những ngƣời ở thời điểm hiện tại không tham gia vào các hoạt động R&D kể cả những ngƣời có khả năng chuyên môn nhƣng làm công việc không dính dáng đến hoạt động R&D hoặc đã thất nghiệp, nghỉ hƣu, không thuộc lực lƣợng lao động. Lựa chọn nhân lực thích hợp cho R&D là một vấn đề lớn. Nhân lực R&D phụ thuộc vào qui mô và tính chất của hoạt động R&D. Nếu hoạt động là nghiên cứu cơ bản thì cần những nhà khoa học giỏi. Nếu hoạt động là nghiên cứu ứng dụng thì cần những ngƣời giải quyết vân đề có kiến thức về công nghệ và kinh nghiệm thích hợp.
* Kết luận Chƣơng 1
Trong chƣơng 1, Luận văn đã tập trung làm rõ các khái niệm cơ bản có liên quan đến đề tài, đó là:
- Hoạt động khoa học và công nghệ (hoạt động R&D), các khái niệm, loại hình và chức năng của hoạt động R&D, từ đó thầy đƣợc vai trò của hoạt động này trong sự phát triển của tổ chức (cơ quan, doanh nghiệp).
- Nhân lực KH&CN, trong đó đã đƣa khái niệm nhân lực, nguồn nhân lực, nhân lực KH&CN, nhân lực cho hoạt động R&D nhằm thống nhất khái niệm đƣợc sử dụng để có thể phân loại, làm rõ nhân lực và nguồn nhân lực KH&CN từ đó bồi dƣỡng, đào tạo, phát triển nhân lực.
- Năng lực công nghệ, khái niệm, phân loại, phân tích năng lực công nghệ để từ đó đƣa ra giải pháp để nâng cao năng lực công nghệ.
- Công nghệ truyền hình, trong đó tập hợp và đƣa ra các khái niệm công nghệ, quy trình công nghệ sản xuất chƣơng trình truyền hình, công nghệ truyền hình ... để từ đó có thể khái quát đƣợc sự tác động của hoạt động nghiên cứu và triển khai tới hoạt động để sản xuất ra chƣơng trình truyền hình.
- Làm rõ vai trò của R&D đối với năng lực công nghệ, năng lực công nghệ sản xuất chƣơng trình truyền hình.