Chƣơng I : CƠ SỞ LÝ LUẬN LUẬN VĂN
1.4. Công nghệ truyền hình
1.4.1. Lịch sử hình thành công nghệ truyền hình:
Thuật ngữ truyền hình (Television) có nguồn gốc từ tiếng Latinh và tiếng Hy Lạp. Theo tiếng Hy Lạp, từ “Tele” có nghĩa là ''ở xa'' còn “videre” là "thấy đƣợc'', còn tiếng Latinh có nghĩa là xem đƣợc từ xa. Ghép hai từ đó lại “Televidere” có nghĩa là xem đƣợc ở xa. Tiếng Anh và tiếng pháp viết giống nhau là “Television”. Nhƣ vậy, dù có phát triển bất cứ ở đâu, ở quốc gia nào thì tên gọi truyền hình cũng có chung một nghĩa.
Ý tƣởng tái tạo hình ảnh chuyển động bằng điện đƣợc Paul G. Nipkow phát triển từ năm 1884 khi ông chế tạo ra chiếc đĩa quay quét hình, qua đó tạo ra cách thức truyền tải bản ghi lại của một hình ảnh chuyển động qua một dây dẫn sử dụng tín hiệu điện biến thiên tạo ra từ việc quét hình ảnh chuyển động đó bằng cơ học. Việc quét và truyền dẫn hình ảnh chuyển động bằng cơ học đƣợc tiến hành sớm nhất trên thực tế là vào giữa thập niên 1920.
Ở thập kỉ 50 của thế kỉ XX, truyền hình chỉ đƣợc sử dụng nhƣ là công cụ giải trí, rồi thêm chức năng thông tin. Dần dần truyền hình đã trực tiếp tham gia vào quá trình quản lý và giám sát xã hội, tạo lập và định hƣớng dƣ luận, giáo dục và phổ biến kiến thức, phát triển văn hóa, quảng cáo và các dịch vụ khác.
Nhƣ vậy, công nghệ truyền hình xuất hiện vào đầu thế kỉ thứ XX và phát triển với tốc độ nhƣ vũ bão nhờ sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và công nghệ, tạo ra một kênh thông tin quan trọng trong đời sống xã hội. Ngày nay, truyền hình là phƣơng tiện thiết yếu cho mỗi gia đình, mỗi quốc gia, dân tộc. Truyền hình trở
thành công cụ sắc bén trên mặt trận tƣ tƣởng văn hóa cũng nhƣ các lĩnh vực kinh
tế - xã hội, an ninh, quốc phòng.
1.4.2. Quy trình sản xuất chương trình truyền hình:
Truyền hình nhìn từ khía cạnh công nghệ là một tập hợp với đầy đủ các yếu tố cấu thành nhƣ thiết bị, con ngƣời, thông tin và tổ chức.
Bảng 1. Quy trình sản xuất chƣơng trình truyền hình
Một sản phẩm truyền hình đƣợc hình thành đều phải trải qua quy trình sản xuất bao gồm các giai đoạn chuẩn bị, tiền kì, hậu kì, lƣu trữ và cuối cùng là giai đoạn phân phối cụ thể nhƣ sau:
- Giai đoạn chuẩn bị (Planning): Để thực hiện một chƣơng trình truyền
hình, việc đầu tiên là phải có ý tƣởng chủ đạo về nội dung với việc xác định các mục tiêu và đối tƣợng khán giả của chƣơng trình . Sau đó là công việc sọan thảo kịch bản chƣơng trình . Đây là một bản tài liệu mô tả chi tiết về chƣơng trình sẽ
Giai đoạn chuẩn bị (Planning):
- Bản quyền truyền hình (nếu có).
- Kịch bản (đề tài, kế hoạch chi tiết …). - Nhân sự. - Tài chính. - Thiết bị kỹ thuật (máy tính, máy chiếu)
Giai đoạn tiền kỳ (Acquisition):
- Nhóm tổ chức thực hiện (đạo diễn, biên tập, quay phim, chủ nhiệm, kỹ thuật …).
- Thiết bị kỹ thuật (camera, máy ghi băng, hệ thống thiết bị hỗ trợ ghi hình, hệ thống truyền tin - uplink, máy tính ...)
- Phim trƣờng, hiện trƣờng tác nghiệp…
Giai đoạn hậu kỳ (Ingest & Edit):
- Nhóm tổ chức thực hiện (đạo diễn, biên tập, thƣ kí, diễn viên đọc tiếng, kỹ thuật dựng …). - Thiết bị kỹ thuật (hệ thống nhận tin - downlink, hệ thống dựng hình ảnh, âm thanh, kỹ xảo, phần mềm chuyên dụng, máy tính, server lƣu trữ ...).
Giai đoạn lƣu trữ (Archive):
- Nhóm tổ chức thực hiện (lƣu trữ viên, kỹ thuật …).
- Thiết bị kỹ thuật (hệ thống lƣu trữ, thiết bị tìm kiếm, máy tính, hệ thống hỗ trợ kỹ thuật cho kho băng ...)
- Kho lƣu trữ băng
Giai đoạn phân phối (Distribution): -Trung tâm truyền dẫn
phát sóng: + Hệ thống thiết bị phát sóng: hệ thống dẫn sóng, máy phát sóng... + Hình thức phát: vệ tinh, digital, analog - Các trung tâm truyền hình cáp. + Hệ thống thiết bị truyền dẫn tín hiệu: cáp đồng trục, cáp quang… Máy thu hình (Television)
thực hiện với các chi tiết : kịch bản lời thoa ̣i c ủa nhân vật, kịch bản về bố cục các khuôn hình, kịch bản về âm thanh (tiếng động, âm nhạc, …). Về lý thuyết đây chính là một phần sản phẩm công nghệ dƣới dạng thông tin. Tại các nƣớc phát triển để tránh lối mòn và tạo ra sự đa dạng, các nhà sản xuất chƣơng trình truyền hình thƣờng hợp đồng mua kịch bản để thực hiện.
- Giai đoạn tiền kỳ sản xuất(Acquisition): Đây là giai đoạn thu thập các “nguyên vật liệu” để chuẩn bị cho quá trình sản xuất. Nguyên vật liệu ở đây chính là thông tin thô dƣới nhiều dạng khác nhau: hình ảnh, âm thanh, văn bản, … phần cứng là các thiết bị kỹ thuật phục vụ cho các tác nghiệp của phóng viên, biên tập viên nhƣ: Camera, Microphone, máy ghi băng, hệ thống phim trƣờng, ... Phần mềm ở đây chính là các kỹ năng, khả năng, nghiệp vụ để tập hợp đƣợc nhiều thông tin có ích nhất phục vụ cho quá trình hậu kỳ sau này. Tùy thuộc vào chất lƣợng của kịch bản mà giai đoa ̣n này thực hiện hiệu quả hay không . Kịch bản càng chi tiết thì khả năng thu thập thông tin càng dễ dàng và chính xác.
- Giai đoạn hậu kỳ sản xuất (Ingest + Edit): Các thông tin tổng hợp đƣợc sẽ
đƣợc đƣa vào qui trình xử lý . Đây là giai đoa ̣n quan trọng thực hiện quá trình biên tập lại, lựa chọn sắp xếp hình ảnh , lồng tiếng, thuyết minh, … để hình thành một sản phẩm hoàn chỉnh l à một tác phẩm truyền hình . Đây là giai đoa ̣n tốn nhiều chi phí nhất (tài lực, nhân lực, thời gian, …). Thiết bị kỹ thuật phục vụ cho giai đoa ̣n này rất đa dạng, phức tạp và có giá thành rất cao. Quá trình này có sự tham gia của rất nhiều nhân lực với các chức năng nhiệm vụ khác nhau (phụ trách hình ảnh, âm thanh, kỹ thuật dựng, …)
- Giai đoạn phân phối (Distribution): Sản phẩm truyền hình sau khi hoàn thành sẽ đƣợc phân phối đến đối tƣợng tiêu dùng là khán giả. Tùy theo từng công nghệ mà sản phẩm sẽ đƣợc phân phối thông qua các phƣơng tiện truyền thông , các nền tảng ha ̣ tầng truyền dẫn khác nhau , có thể là mạng viễn thông vô tuyến hoặc hữu tuyến….
- Giai đoạn lưu trữ (Archive): một sản phẩm truyền hình hoàn thiện sau khi đƣa vào khai thác sử dụng sẽ đƣợc chuyển giao cho bộ phận lƣu trữ. Tùy theo công nghệ ứng dụng mà sản phẩm đƣợc lƣu trữ dƣới những hình thức khác nhau nhƣ dạng băng betacam, dạng đĩa hoặc dạng file. Sản phẩm lƣu trữ này có thể đƣợc đem tái sử dụng một hoặc nhiều lần tùy vào giá trị tinh thần, giá trị lịch sử của sản phẩm.
Nhƣ vậy, hoạt động công nghệ truyền hình là các hoạt động về R&D công nghệ, dịch vụ tƣ vấn, chuyển giao công nghệ, hoạt động khai thác công nghệ , phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa quy trình sản xuất…
1.4.3. Phân loại công nghệ truyền hình:
Căn cứ theo giai đoa ̣n của quá trình hình thành sản phẩm và phân phối , công nghệ truyền hình có thể đƣợc phân loa ̣i thành các nhóm : công nghệ ghi hình, công nghệ dựng hậu kỳ, công nghệ phát hình, công nghệ phát sóng, công nghệ lƣu trữ , … Tuy nhiên, cách phân loa ̣i này chỉ phục vụ chủ yếu cho việc đánh giá phân loa ̣i hệ thống thiết bị kỹ thuật. Mặc dù luật Khoa học và Công nghệ đã đƣa ra định nghĩa chính thức về công nghệ, nhƣng trong thực tế, nhận thức về công nghệ nói chung chƣa đƣợc thống nhất, đặc biệt là việc đánh giá các yếu tố vô hình (phần mềm, bí quyết, tổ chức quản lý, …) còn nhiều bất cập. Do đó, các yếu tố vô hình thƣờng đƣợc áp vào trong một vật mang cụ thể nào đấy. Thí dụ nhƣ hệ thống dựng hậu kỳ kỹ thuật số bao gồm: máy tính, bo mạch xử lý, phần mềm xử lý, tài liệu hƣớng dẫn kỹ năng sử dụng, … nhƣng khi thể hiện trên văn bản quản lý tài sản thƣờng chỉ đƣợc qui về đơn giản là máy tính chuyên dùng.
Cách phân loa ̣i thứ hai là căn cứ theo từng chủng loa ̣ i, thể loa ̣i chƣơng trình hay nội dung chƣơng trình mà ngƣời ta phân loa ̣i thành: công nghệ sản xuất tin tức, công nghệ sản xuất kịch, công nghệ sản xuất phim, công nghệ sản xuất ca nhạc, …