Công tác tuyển dụng và đào tạo nhân lực KH&CN:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thúc đẩy hoạt động nghiên cứu và triển khai (rd) nhằm nâng cao năng lực công nghệ sản xuất các chương trình truyền hình đài truyền hình TPHCM (Trang 54 - 56)

Chƣơng II : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG R&D CỦA ĐÀI TRUYỀN HÌNH TPHCM

2.2. Nhân lực Khoa học và Công nghệ Đài Truyền hình TP.HCM

2.2.3. Công tác tuyển dụng và đào tạo nhân lực KH&CN:

a. Công tác tuyển dụng

Nhân lực KH&CN Đài Truyền hình TP.HCM trong khoảng 15 năm trở lại đây đƣợc tuyển dụng thông qua Hội đồng tuyển dụng do Tổng Giám đốc Đài làm chủ tịch Hội đồng. Trừ các trƣờng hợp xét tuyển đặc cách, trình tự tuyển dụng bằng hình thức thi tuyển đƣợc thực hiện bằng cách bƣớc nhƣ sau:

- Lập Hội đồng tuyển dụng và các bộ phận hỗ trợ Hội đồng.

- Thông báo công khai trên các phƣơng tiện truyền thông báo, Đài. - Tổ chức thi tuyển theo hình thức tự luận và phỏng vấn trực tiếp. - Tổ chức chấm thi và công bố kết quả.

Nhân lực mới đƣợc tuyển dụng sẽ phải kí hợp đồng theo các giai đoạn: hợp đồng thử việc có thời hạn 2 tháng, hợp đồng 1 năm, hợp đồng 2 năm và cuối cùng là hợp đồng không xác định thời hạn. Khi các nhân lực KH&CN đã kí hợp đồng không xác định thời hạn sẽ chờ thi hoặc xét tuyển viên chức.

b.Công tác đào tạo

Trong định hƣớng xây dựng và phát triển Đài Truyền hình TP.HCM giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2011 đã nêu rõ chính sách đào tạo nguồn nhân lực KH&CN của Đài nhƣ sau:

- Thực hiện nâng chất đào tạo, đào tạo lại, đào tạo dài hạn các chuyên môn thuộc lĩnh vực truyền hình.

- Đào tạo trong nƣớc: tập trung đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ kỹ thuật, phóng viên, biên tập, quay phim thông qua các khóa đào tạo bồi dƣỡng nâng cao về chuyên môn nghiệp vụ ngắn hạn.

- Đào tạo nƣớc ngoài: tiếp cận, học tập các hệ thống thiết bị kỹ thuật hiện đại, các công nghệ sản xuất, phƣơng pháp quản lý truyền hình, học tập các mô hình tập đoàn truyền thông ở các nƣớc tiên tiến, các tập đoàn truyền hình hiện đại. Cử Cán bộ tham gia các khóa đào tạo dài hạn về truyền thông theo diện đào tạo 500 thạc sĩ, tiến sĩ của Ủy ban nhân dân thành phố.

- Liên kết với các trƣờng Đại học ở các nƣớc tiên tiến mở các lớp đào tạo phục vụ ngành truyền hình để khắc phục các khó khăn khi cử nhân lực tham gia các lớp dài hạn ở nƣớc ngoài.

- Thực hiện chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc về việc xã hội hóa Giáo dục và Truyền hình bằng hình thức mở các lớp đào tạo quay phim để phục vụ nhu cầu học tập nghề nghiệp của nhân dân cũng nhƣ Cán bộ - viên chức, đội ngũ phóng viên, biên tập của các cơ quan, các báo, Đài trong cả nƣớc.

Hằng năm Đài đều chủ động xây dựng kế hoạch đào tạo dựa trên nhu cầu công tác của từng phòng ban, trung tâm và sự phát triển của Đài trong từng giai

đoạn, đáp ứng yêu cầu thực tế vừa tránh đƣợc tình trạng đào tạo tràn lan, tốn kém, không hiệu quả. Trong 3 năm (2009-2012), Đài đã đầu tƣ hơn 18 tỷ đồng để tổ chức các lớp đào tạo , bồi dƣỡng nghiệp vụ truyền hình trong và ngoài nƣớc , đã cử hơn 405 lƣợt cán bộ, viên chức tham gia bồi dƣỡng về quản lý nhà nƣớc, chính trị, ngoại ngữ, nâng cao trình độ chuyên môn ở trong và ngoài nƣớc, 995 lƣợt cán bộ tham gia các lớp học ngắn ngày về nghiệp vụ truyền hình, khai thác thiết bị, tham quan thực tế tại Đài Truyền hình lớn trên thế giới. Song song với việc tổ chức các lớp đào tạo chuyên môn nghiệp vụ ngắn hạn, Đài cũng cử cán bộ, viên chức đi đào tạo bậc tha ̣c sĩ, tiến sĩ trong và ngoài nƣớc để tạo nguồn nhân lực có trình độ cao đáp ứng sự phát triển của Đài truyền hình trong thời gian sắp tới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thúc đẩy hoạt động nghiên cứu và triển khai (rd) nhằm nâng cao năng lực công nghệ sản xuất các chương trình truyền hình đài truyền hình TPHCM (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)