Đánh giá hoạt động R&D:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thúc đẩy hoạt động nghiên cứu và triển khai (rd) nhằm nâng cao năng lực công nghệ sản xuất các chương trình truyền hình đài truyền hình TPHCM (Trang 69 - 74)

Chƣơng II : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG R&D CỦA ĐÀI TRUYỀN HÌNH TPHCM

2.4. Thực trạng hoạt động R&D

2.4.3. Đánh giá hoạt động R&D:

Cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính theo tinh thần của Nghị định 43 đã tạo nguồn lực tài chính dồi dào thông qua việc tích lũy vào ”Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp” của Đài. Kinh phí chi cho hoạt động R&D ngày càng tăng, tạo điều kiện thuận lợi trong việc triển khai và quản lý các dự án thuộc nguồn vốn ”Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp” vì Đài đƣợc quyền chủ động triển khai thực hiện dự án, giải ngân thanh quyết toán kịp thời và phù hợp với tiến độ của dự án.

- Hoạt động R&D đƣợc quan tâm chỉ đạo trực tiếp từ lãnh đạo cao nhất dƣới sự giúp việc của đội ngũ Cán bộ quản lý.

- Nhân lực R&D vừa làm công tác chuyên môn vừa làm công tác nghiên cứu nên hoạt động R&D đáp ứng đƣợc nhu cầu thực tế tại các phòng ban, công tác nghiên cứu trên dây chuyền công nghệ đang đƣợc áp dụng đƣợc thực hiện dễ dàng và có thể có ngay kết quả, từ đó có cơ sở để hành các nghiên cứu để cải tiến, đổi mới công nghệ theo định hƣớng của Đài.

- Đài Truyền hình TP.HCM là một trong những Đài có trình độ công nghệ mạnh nhất Việt Nam nên thuận lợi trong việc thu thập, cập nhật thông tin từ các hãng sản xuất thiết bị truyền hình, có nhiều cơ hội tổ chức và tham dự các buổi hội thảo giới thiệu công nghệ, tham quan các dây chuyền sản xuất truyền hình hiện đại, tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn... nhằm hỗ trợ cho hoạt động nghiên cứu triển khai.

Tuy nhiên vẫn có những khó khăn nhƣ sau:

- Sự hạn chế trong chính sách tài chính của một cơ quan Nhà nƣớc đã không thu hút các chuyên gia đầu ngành, các nhân lực chất lƣợng cao.

- Ngoài một số dự án triển khai theo nguồn vốn ”Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp” của Đài, các dự án theo vốn ngân sách hiện còn gặp nhiều khó khăn về trình tự thủ tục của một dự án, cơ chế quản lý tài chính...

- Do hạn chế về thông tin, cũng nhƣ việc tham gia thị trƣờng mua, bán công nghệ truyền hình chỉ diễn ra ở một chiều mua tức là chỉ nhận chuyển giao công nghệ nên hoạt động dự báo xu hƣớng phát triển công nghệ truyền hình trên thế giới còn nhiều hạn chế.

Nhân lực R&D với tính chất vừa phải làm công tác chuyên môn nên thời gian dành cho nghiên cứu không nhiều, chƣa nghiên cứu sâu dẫn đến kết quả nghiên cứu chƣa phản ánh đủ và đúng thực trạng công nghệ đang sử dụng, từ đó ảnh hƣởng đến công tác nghiên cứu các giải pháp để cải tạo, nâng cấp đầu tƣ mới dây chuyền công nghệ.

Về đội ngũ nhân lực R&D:

- Với số lƣợng nhân lực KH&CN gần 1000 ngƣời, trong đó với tỷ 76% đạt trình độ đại học trở lên thì đây là nguồn cung cấp nhân lực rất dồi dào cho hoạt động R&D.

- Công tác tuyển dụng và đào tạo nhân lực ngày càng nhận đƣợc sự quan tâm của lãnh đạo Đài cũng nhƣ các cán bộ quản lý Phòng, Ban Trung tâm thuộc Đài

- Tại mỗi đơn vị đều thành lập tổ nhóm R&D tạo nên môi trƣờng nghiên cứu đa dạng thu hút các nguồn lực tại chỗ tham gia công tác nghiên cứu.

Bên cạnh đó vẫn còn những tồn tại nhƣ:

- Đa số đội ngũ Cán bộ quản lý chƣa hiểu rõ hoạt động R&D, chƣa khái quát đƣợc trong hoạt động này bao gồm những chức năng nhiệm vụ gì? Vì thế, sự hợp

lý trong việc phân công nhiệm vụ của nhóm nhân lực hoạt động R&D sẽ không cao.

- Hầu hết các nhân lực KH&CN trong các nhóm hoạt động R&D chƣa nắm rõ vai trò quan trọng của hoạt động R&D nên bị lôi cuốn vào công tác chuyên môn vì thế thời gian dành cho nghiên cứu bị thu hẹp rất nhiều.

Trình độ của nhân lực KH&CN thực hiện R&D chƣa đồng đều do đặc điểm dàn trải nhân lực R&D tại các phòng ban, và do tính chất hoạt động của các công đoạn sản xuất chƣơng trình khác nhau nên có sự chênh lệch về trình độ nhân lực. Hầu hết nhân lực KH&CN tham gia công tác nghiên cứu dƣới hình thức tự nghiên cứu nên chất lƣợng kết quả nghiên cứu phụ thuộc nhiều vào trình độ của nhân lực KH&CN.

Để đánh giá tổng quan về hoạt động R&D tại Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí, tác giả Luận văn đã thực hiện phỏng vấn kết quả cho thấy:

Hỏi: Thưa ông, vai trò của hoạt động nghiên cứu trong sự phát triển của Đài như thế nào?

Trả lời: R&D có vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển của Đài. Do đặc thù kinh tế - chính trị - xã hội của nước ta, ngành truyền hình Việt Nam phát triển chậm hơn so với các nước khác, tại Đài truyền hình TPHCM hầu hết việc sản xuất các chương trình truyền hình của Đài Truyền hình TP.HCM được thực hiện dựa trên các dây chuyền công nghệ hoàn chỉnh được nhập khẩu từ nước ngoài, nghĩa là Đài chỉ thực hiện nghiên cứu úng dụng và triển khai các công nghệ nhập khẩu, không thực hiện nghiên cứu cơ bản. Tuy nhiên để đạt được hiệu quả trong việc nhập khẩu công nghệ, đội ngũ làm công tác R&D đã phải nghiên cứu lựa chọn công nghệ phù hợp, tham mưu cho cho hội đồng khoa học của Đài, cho ban tổng giám đốc Đài tại các cuộc họp chuyên môn, sau đó tiếp tục nghiên cứu đến tính khả thi của dây chuyền công nghệ. Hiện nay, sự phát triển của KH&CN trong nghành truyền hình rất mạnh mẽ, có rất nhiều công nghệ, dây chuyền sản xuất

được ứng dụng rất thành công tại các nước phát triển, cho nên việc lựa chọn công nghệ thông qua năng lực của đội ngũ làm công tác R&D là rất quan trọng.

Hỏi: Thưa ông, ông đánh giá như thế nào về hiệu quả hoạt động của tổ chức R&D của Đài trong thời gian vừa qua?

Trả lời: Trong thời gian vừa qua, hoạt động của tổ chức này cũng đạt được hiệu quả nhất định trong quá trình trình đổi mới công nghệ của Đài, một số dự án đầu tư sau quá trình nghiên cứu đã được triển khai rất hiệu quả như số hóa quy trình sản xuất, áp dụng và khai thác hệ thống phát hình tự động Video server SeaChange thay thế thế cho hệ thống phát băng betacam, sử dụng vệ tinh để truyền dẫn các chương trình sản xuất ngoài đài, số hóa kho dữ liệu... Dù vậy vẫn còn những tồn tại trong quá trình R&D các dự án trên, chưa tận dụng hết được công năng của thiết bị, dây chuyền công nghệ, phải mất thời gian dài mới có thể áp dụng thành công, một số dự án sau khi đầu tư phải nghiên cứu, cải tiến mới có thể áp dụng được như trường hợp sản xuất bản tin không giấy Inews, phải hơn 1 năm sau khi nhập khẩu mới đem vào khai thác được.

* Kết luận Chƣơng 2

Trong chƣơng 2, Luận văn đã:

1. Giới thiệu khái quát về quá trình hình thành và phát triển của Đài Truyền hình TP.HCM từ những ngày đầu thành lập cho đến nay. Trong đó, tác giả đã sơ bộ đƣợc phƣơng thức hoạt động, nhiệm vụ chính trị đƣợc giao, quá trình phát triển, và đổi mới qua từng thời kỳ của HTV...

2. Tác giả đã dành nhiều thời gian để khảo sát, tìm hiểu thực trạng hoạt động R&D, trong đó đã phân tích, đánh giá tổng quan, những thuận lợi và khó khăn của hoạt động R&D trong quá trình phát triển của Đài Truyền hình TP.HCM, phân tích đánh giá tổng quan số lƣợng nhân lực KH&CN, trình độ nhân lực để chỉ ra đƣợc những đặc điểm, thuận lợi và khó khăn về nguồn nhân lực KH&CN của Đài Truyền hình TP.HCM.

3. Tìm hiều và phân tích thực trạng công nghệ sản xuất chƣơng trình truyền hình, trong đó tập trung phân tích tổng quan, đầu tƣ công nghệ sản xuất các chƣơng trình truyền hình, hạn chế trong việc sản xuất các chƣơng trình truyền hình;

Nhƣ vậy, qua việc phân tích đánh giá nhân lực KH&CN, công nghệ sản xuất CCTH, tình hình hoạt động R&D, những thuận và khó khăn để từ đó làm cơ sở để đề ra giải pháp thúc đẩy hoạt động R&D của Đài Truyền hình TP Hồ Chí Minh trong thời gian tới.

Chƣơng III: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG R&D NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT CHƢƠNG TRÌNH ĐÀI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thúc đẩy hoạt động nghiên cứu và triển khai (rd) nhằm nâng cao năng lực công nghệ sản xuất các chương trình truyền hình đài truyền hình TPHCM (Trang 69 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)