Chƣơng II : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG R&D CỦA ĐÀI TRUYỀN HÌNH TPHCM
2.1 Tổng quan sự phát triển của Đài Truyền Hình TpHCM
2.1.1. Lịch sử phát triển:
Đài Truyền hình TP.HCM chính thức bắt đầu phát sóng buổi đầu tiên từ ngày 01/5/1975.
Đài Truyền hình TP.HCM là cơ quan tuyên truyền của Đảng bộ, chính quyền thành phố, đồng thời là tiếng nói của nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, chịu sự lãnh đạo của Thành ủy và sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của UBND TP.HCM. Thƣờng xuyên tuyên truyền các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc. Nhiệm vụ chính trị là thƣờng xuyên tuyên truyền vận động, giáo dục khán giả chấp hành các chủ trƣơng chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nƣớc; là diễn đàn để phản ảnh tâm tƣ nguyện vọng của nhân dân với các cấp lãnh đạo.
Trƣớc năm 1991, hoạt động thiếu thốn về mọi mặt: đội ngũ CBCNV ít đƣợc tái đào tạo và bồi dƣỡng chuyên môn nghiệp vụ, một số CBCNV bỏ nghề. Hệ thống thiết bị kỹ thuật xuống cấp, hƣ hỏng sau nhiều năm sử dụng nhƣng không có thiết bị thay thế, song song với nó là việc không theo kịp với sự phát triển của ngành truyền hình nói chung và công nghệ truyền hình nói riêng trong khu vực và trên thế giới.
Từ năm 1991 đến nay, Đài Truyền hình TP.HCM phát triển mạnh mẽ cùng với sự phát triển của đất nƣớc. Đài Truyền hình TP.HCM đƣợc UBND TP.HCM cho phép thực hiện cơ chế tự chủ tài chính, thực hiện nhiệm vụ chính trị thƣờng xuyên và đột xuất, căn cứ vào kế hoạch công tác duyệt hàng năm. Cán bộ viên chức và ngƣời lao động Đài Truyền hình TP.HCM đã tích cực, chủ động thực hiện nhiệm vụ chính trị thƣờng xuyên và đột xuất; thi đua lập thành tích sản xuất ra ngày càng nhiều sản phẩm tinh thần đặc sắc , cập nhật thƣờng xuyên tuyên truyền các chủ trƣơng chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nƣớc; đồng thời đáp ứng nhu
cầu hƣởng thụ thông tin và giải trí của nhân dân thành phố, góp phần cùng với sự phát triển của Thành phố Hồ Chí Minh trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Điều này đã dẫn đến những thay đổi cơ bản sau:
- Các hệ thống thiết bị kỹ thuật đƣợc nâng cấp, đầu tƣ mới và có chiều sâu để có thể theo kịp với sự phát triển chung của ngành truyền hình trong khu vực và trên thế giới.
- Chất lƣợng về nội dung, kỹ thuật, kỹ xảo không ngừng nâng cao.
- Qui trình sản xuất chƣơng trình truyền hình đang dần đƣợc hoàn thiện thông qua việc từng bƣớc hợp lý hóa dây chuyền sản xuất.
- Đội ngũ CBCNV ngày càng nhiều với năng lực và trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao.
- Đời sống của CBCNV đƣợc cải thiện.
- Khả năng quản lý từng bƣớc đƣợc hoàn thiện...
Với những thay đổi cơ bản trên thì từ năm 2000 đến nay, Đài Truyền hình TP.HCM đã phát triển đồng đều và mạnh mẽ về mọi mặt và đạt đƣợc một số thành tựu quan trọng nhƣ sau:
- Số lƣợng kênh phát sóng: 22 kênh phát sóng dƣới các hình thức vệ tinh, analogue, digital. Ngoài ra, Đài Truyền hình TP.HCM còn mua bản quyền từ nhiều hãng truyền hình khác và phát sóng hơn 70 kênh trên hệ thống truyền hình cáp HTVC.
- Thời lƣợng phát sóng: đa số các kênh đƣợc phát sóng 24/24.
- Vùng phủ sóng: với cột anten cao 252m mới đƣợc đầu tƣ xây dựng và đƣa vào khai thác hoạt động từ giữa năm 2010 thì sóng analogue của Đài Truyền hình TP.HCM có thể phủ trong vòng bán kính 150km (bao gồm hầu hết các Tỉnh, Thành khu vực phía nam). Ngoài ra, tất cả cả Tỉnh, Thành trên cả nƣớc, toàn bộ các nƣớc khu vực Đông Nam Á và một số nƣớc Châu Á có thể tiếp sóng của Đài Truyền hình TP.HCM qua vệ tinh Vinasat 1.
- Hệ thống thiết bị kỹ thuật đƣợc trang bị hiện đại với công nghệ đầu tƣ cho sản xuất chƣơng trình, phát hình, phát sóng... thuộc nhóm đứng đầu cả nƣớc và có thể so sánh ngang với các Đài truyền hình lớn trong khu vực.
- Đội ngũ kỹ sƣ, phóng viên, biên tập thuộc biên chế Đài và lực lƣợng cộng tác viên thƣờng xuyên cho Đài tổng cộng hơn 1.000 ngƣời. Đội ngũ này dần đƣợc trẻ hóa và thƣờng xuyên đƣợc bổ sung, đƣợc đào tạo ngắn hạn, dài hạn, bồi dƣỡng chuyên môn cả trong và ngoài nƣớc.
- Cơ cấu tổ chức ngày càng hoàn thiện với 26 phòng, ban, Trung tâm trực thuộc thực hiện nhiệm vụ riêng biệt và có tính chuyên môn hóa cao.
- Về mặt nội dung thì đảm bảo nhiệm vụ chính trị đƣợc giao nhƣng cách thức thể hiện không mang nặng hình thức giáo điều vì thế đƣờng lối chính sách của Đảng và Nhà nƣớc dễ dàng đi sâu vào các tầng lớp nhân dân. Thông tin đƣợc cập nhật liên tục, có tính thời sự và độ chính xác cao, các chƣơng trình giải trí hấp dẫn, sinh động và đƣợc đổi mới liên tục nhằm mục tiêu phục vụ nhu cầu giải trí của nhiều thành phần, nhiều lứa tuổi khác nhau.
2.1.2 Tổng quan hoạt động đổi mới công nghệ của Đài Truyền hình TP.HCM
- Lần đầu tiên Đài Truyền hình TP.HCM đổi mới công nghệ truyền hình là vào năm 1986, khi đó Ủy ban Nhân dân TP.HCM cấp một khoảng kinh phí lớn để đầu tƣ thiết bị cho Phim trƣờng (bỏ hệ thống công nghệ cũ của Hoa Kỳ dùng hệ màu NTSC bằng việc trang bị hệ thống thiết bị kỹ thuật của Pháp dùng hệ màu SECAM). Sau năm 1991, khi Việt Nam chính thức chuyển mình và trở thành nền kinh tế thị trƣờng theo định hƣớng XHCN thì Đài Truyền hình TP.HCM cũng có những bƣớc đột phá trong cơ chế hoạt động đó chính là lần đầu tiên có đƣợc nguồn thu từ các dịch vụ truyền hình nhƣ quảng cáo. Từ nguồn thu này cộng với kinh phí của Nhà nƣớc cấp, Đài bắt đầu chủ động và chính thức tham gia vào thị trƣờng công nghệ truyền hình trên thế giới bằng việc nâng cấp, trang bị mới hàng loạt hệ thống thiết bị kỹ thuật: trang bị xe ghi hình lƣu động (xe màu), đầu tƣ xây dựng
hàng loạt các phòng dựng với công nghệ dựng mới (công nghệ Betacam), máy ghi hình (camera) thế hệ mới, thiết lập dây chuyền sản xuất chƣơng trình truyền hình thông qua hoạt động các phim trƣờng ghi hình với sự kết hợp của các hệ thống thiết bị kỹ thuật khác nhau nhƣ hệ thống âm thanh, ánh sáng, máy ghi hình, hệ thống các thiết bị quan sát, chuyển đổi, phân tích tín hiệu dùng cho Đạo diễn...
- Những năm 90 của thế kỉ trƣớc là giai đoạn đầu tƣ nâng cấp, đổi mới hàng loạt hệ thống thiết bị kỹ thuật hỗ trợ công việc sản xuất chƣơng trình truyền hình mang tính dàn trải của Đài Truyền hình TP.HCM. Từ năm 2000 đến nay, cùng với sự phát triển vƣợt bậc của công nghệ thông tin và sự phát triển ồ ạt của công nghệ truyền hình đã làm chiến lƣợc đầu tƣ đổi mới công nghệ của Lãnh đạo Đài thay đổi theo chiều hƣớng tập trung, hiện đại và đón đầu công nghệ để không bị lạc hậu về công nghệ cũng nhƣ có thể bắt kịp trình độ công nghệ của các Đài Truyền hình lớn trong khu vực và trên thế giới.
Một số dự án nâng cấp, đổi mới công nghệ đã và đang đƣợc Đài truyền hình TpHCM đầu tƣ và đƣa vào khai thác:
- Ứng dụng quy trình công nghệ sản xuất bản tin không giấy Inews để thực hiện chƣơng trình tin tức phát sóng hằng ngày.
- Đầu tƣ, ứng dụng công nghệ kỹ thuật số trong công đoạn sản xuất chƣơng trình, xây dựng dây chuyền sản xuất phù hợp với số lƣợng kênh, đồng bộ về công nghệ thiết bị.
- Số hóa các phim trƣờng, phòng dựng để tiến tới áp dụng quy trình sản xuất không sử dụng băng từ (tapeless) để nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm chi phí đầu tƣ trong công tác sản xuất chƣơng trình.
- Nâng cấp hệ thống mạng nội bộ để kết nối và phân phối các sản phẩm của các giai đoạn trong quy trình sản xuất chƣơng trình.
- Kết hợp nhiều phƣơng thức truyền dẫn, phát sóng (vệ tinh, mặt đất, cáp, đáp ứng nhu cầu thông tin của các đối tƣợng trong xã hội), mở rộng hệ thống phát sóng trực tiếp qua vệ tinh.
- Thực hiện quy hoạch truyền dẫn, phát sóng truyền hình đã đƣợc phê duyệt, tăng cƣờng hệ thống truyền dẫn, phát sóng tƣơng ứng với số kênh truyền hình, đáp ứng yêu cầu truyền dẫn, trao đổi chƣơng trình truyền hình.
- Áp dụng các phƣơng thức truyền dẫn công nghệ mới: truyền hình số mặt đất (DVB-T), truyền hình vệ tinh (DVB-S), truyền hình số cáp (DVB-C), truyền hình Internet (IPTV), truyền hình di động (T-DMB), …
- Thực hiện dự án số hóa tƣ liệu và xây dựng trung tâm lƣu trữ và dịch vụ truyền thông với mục đích phát triển mô hình cung cấp dịch vụ truyền thông và tƣ liệu số cho TP Hồ Chí Minh và khu vực.
Từ cơ sở ban đầu chỉ là 2 kênh truyền hình analog HTV7 và HTV9, đến nay HTV đã phát triển rất nhiều loa ̣i hình dịch vụ đến ngƣời xem bao gồm các kênh HTV1, HTV2, HTV3, HTV4 đƣợc phát trên kênh truyền hình kỹ thuật số DVB-T, các kênh analog bao gồm HTV2, HTV4, HTV7, HTV9 và hơn 70 kênh truyền hình cáp, cùng với sự đa dạng về phƣơng thức truyền dẫn nhƣ Viba , cáp quang, truyền dẫn vệ tinh, truyền tin Internet, truyền tin công nghê ̣ 3G, …