Đánh giá thực trạng ứng dụng thương mại điện tử tại công ty

Một phần của tài liệu Đề án tốt nghiệp: Một số giải pháp phát triển hoạt động bán hàng bằng hình thức thương mại điện tử tại Công ty TNHH Công nghệ Tin học Phương Tùng (Trang 55 - 59)

2.3.1. Cơ hội

Cùng với sự phát triển chung của đất nước, thành phố Đà Nẵng cũng không ngừng phát triển về kinh tế, nhu cầu và thị trường về các thiết bị công nghệ càng phát triển do nhu cầu sử dụng ngày càng cao của con người. Đây là điều kiện rất thuận lợi cho sự phát triển của công ty công nghệ tin học Phương Tùng. Thu nhập của người tiêu dùng tăng lên, đời sống được cải thiện, ngày càng nhiều dự án đầu tư vào thành phố thể hiện tiềm năng của thành phố ngày càng được khẳng định. Công ty Phương Tùng cũng phát triển theo sự phát triển chung của thành phố. Đây là một cơ hội tốt để công ty phát triển hơn nữa và ngày càng khẳng định vị thế của mình ở thị trường Đà Nẵng nói riêng và trên cả nước nói chung.

Môi trường kinh tế chính trị Việt nam ngày càng trong sạch, hệ thống pháp luật đang dần hoàn chỉnh dựa trên một nền tảng hành lang pháp lý hoàn thiện đã tạo ra những điều kiện thuận lợi trong việc ổn định thị trường, thu hút vốn đầu tư nước ngoài cũng như mở rộng thị trường sang các nước trong khu vực và trên thế giới. Chính môi trường ổn định, hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, chính sách thông thoáng đã giúp Việt Nam được bạn bè đánh giá cao và ngày càng khẳng định mình trên thị trường quốc tế, và giúp các công ty doanh nghiệp yên tâm hơn với môi trường hoạt động kinh doanh.

2.3.2. Thách thức

Cơ hội mà thương mại Internet tạo ra là không thể phủ nhận, song nó cũng đưa ra nhiều thách thức cho Phương Tùng. Chi phí giao dịch giảm và thông tin phong phú sẽ làm giảm lợi nhuận cũng như lợi thế cạnh tranh của một số lĩnh vực kinh doanh. Cạnh tranh về giá cả cũng gia tăng vì các phần mềm có thể dễ dàng giúp xác định được các nhà cung cấp có giá rẻ nhất là các mặt hàng thông dụng.

Để ứng phó với các thách thức của TMĐT tính hiệu quả, lợi nhuận giảm, sự quá tải thông tin… nhà quản trị phải xác định lại các chiến lược kinh doanh. Hàng năm

công ty công nghệ tin học Phương Tùng không thể thực hiện được lợi thế cạnh tranh của mình vì không thâm nhập được tới những thông tin liên quan đến thương mại. Họ không nắm được các cơ hội kinh doanh cũng như những thị trường tiềm năng.

TMĐT ở Việt Nam đang trong quá trình phát triển. Số người tham gia truy cập internet đã tăng nhưng vẫn còn thấp nên chưa tạo được một thị trường nội địa. Mặt khác các cơ sở để để phát triển TMĐT ở công ty Phương Tùng còn chưa hoàn thiện: hạ tầng viễn thông chưa đủ mạnh và cước phí còn đắt, hạ tầng pháp lý còn đang xây dựng, hệ thống thanh toán điện tử chưa phát triển. Tất cả đều là những rào cản cho phát triển TMĐT.

Thực tế nhiều năm qua, hầu như mọi thành phần kinh tế đều sử dụng điện thoại, fax… Trao đổi dữ liệu qua mạng máy tính dạng rộng, đó chính là các phương tiện của TMĐT. Công ty còn sử dụng email để trao đổi thông tin, hoặc tiến hành truy cập internet để thu thập thông tin, tìm kiếm bạn hàng. Đặc biệt là quảng cáo trên mạng, xây dựng các website để quảng cáo sản phẩm, dịch vụ cũng như giới thiệu về bản thân công ty mình. Thực tế này cho thấy, để hội nhập và bứt lên trong cuộc chạy đua kinh tế, công ty cần phải tập trung mọi nổ lực để phát triển mạnh TMĐT trong thời gian tới. Để vào thị trường lớn như nước Mĩ, công ty cần có lượng hàng đủ lớn để bán trên kênh thông thường, trong khi đó công ty công nghệ tin học Phương Tùng có quy mô sản xuất vừa và nhỏ nên rất khó thâm nhập.

Vì vậy dù muốn hay không Phương Tùng vẫn phải chấp nhận và tham gia TMĐT. Không nên nghĩ tham gia TMĐT là phải mua bán hàng hóa và dịch vụ. Thực tế có thể tham gia TMĐT ở nhiều cấp độ khác nhau. Công ty công nghệ tin học Phương Tùng ngay bây giờ có thể tham gia TMĐT để:

+ Giới thiệu hàng hóa và sản phẩm của mình

+ Tìm hiểu thị trường: nghiên cứu thị trường, mở rộngt hị trường + Xây dựng quan hệ trực tuyến với khách hàng

+ Mở kênh tiếp thị trực tuyến

+ Tìm đối tác cung cấp nguyên vật liệu nhập khẩu + Tìm cơ hội xuất khẩu

Vấn đề khó khăn nhất đối với công ty Phương Tùng khi triển khai TMĐT là nguồn lực. Đó là nhân viên am hiểu CNTT, kinh doanh trực tuyến. Tuy nhiên nếu không bắt đầu từ bây giờ thì sẽ không bao giờ tiếp cận được.

2.3.3. Điểm mạnh

Trong suốt 15 năm hoạt động và phát triển công ty Phương Tùng đã có một chỗ đứng trên thị trường, các mặt hàng mà công ty đang kinh doanh hiện nay đều có hình ảnh tốt trong mắt của khách hàng và đối tác kinh doanh, đưa các mặt hàng sản phẩm của công ty đứng vững và phát triển trên thị trường dẫn tới mối quan hệ tốt với nhiều hãng sản xuất trong nước và ngoài nước, từ đó uy tín của công ty không ngừng được tăng lên, tạo thuận lợi cho sự phát triển sau này.

Công ty cung cấp nhiều mặt hàng cho nhu cầu mua sắm các mặt hàng công nghệ của người dân thành phố Đà Nẵng. Công ty luôn giữ được uy tín đối với khách hàng thông qua thời gian giao hàng, chính sách chiết khấu, dịch vụ sau khi bán. Trong nhữg năm qua doanh thu của công ty liên tục tăng, thị phần luôn được giữ vững. Cơ sở hạ tầng về CNTT của công ty Phương Tùng được đầu tư, trang bị tốt đảm bảo cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty đạt hiệu quả cao nhất.

Nhân lực của công ty Phương Tùng có trình độ chuyên môn rất cao, có khả năng để tiếp cận các công nghệ thông tin mới phát triển phục vụ cho những yêu cầu dù là khắc khe nhất của khách hàng. Lực lượng nhân viên của công ty Phương Tùng là những người đầy lòng nhiệt tình và có thái độ rất niềm nở trong cách phục vụ khách hàng. Vấn đề an ninh được công ty Phương Tùng chú trọng rất nhiều, nhằm đảm bảo cho các giao dịch cũng như hệ thống thông tin của công ty, từ đó tạo lòng tin cho khách hàng khi mua sản phẩm của công ty.

Nhìn chung công ty Công nghệ tin học Phương Tùng đã đưa ra những chiến lược phát triển dài hạn, đào tạo nguồn nhân lực theo hướng trẻ hóa đội ngũ, công ty Phương Tùng đã chuẩn bị tất cả để giữ vững và phát triển trong tương lai.

2.3.4. Điểm yếu

Vốn kinh doanh của công ty chủ yếu là vay ngân hàng, với xu thế hiện nay các ngân hàng đang giảm các hạng mức vay, các tiêu chí vay rất khắt khe nhất là điều kiện thế chấp nên công ty rất khó khăn về vốn vay phục vụ sản xuất kinh doanh.

Công ty đang thiếu cán bộ giỏi ở các phòng ban để tìm hiểu nhu cầu của khách hàng cũng như vạch ra chiến lược cho công ty, điều đó làm cho công ty chưa dám đầu tư mạnh về CNTT và công ty cũng chưa có một chính sách và cơ cấu tổ chức hợp lý bộ phận đảm nhiệm chuyên trách. Đây là lý do khiến công ty Phương Tùng vẫn chưa có đội ngũ cán bộ chuyên môn hóa.

Năng lực trình độ quản lý còn hạn chế chưa đáp ứng những đòi hỏi đối với sự phát triển nhanh của công ty.

Vấn đề thanh toán có tầm quan trọng cho việc thúc đẩy TMĐT phát triển tuy nhiên ở Việt Nam vấn đề thanh toán qua môi trường Internet còn gặp nhiều rủi ro, hạ tầng cơ sở pháp lý về TMĐT ở Việt Nam vẫn chưa hoàn thiện và công ty Phương Tùng cũng không tránh khỏi những rủi ro đó.

Công ty vẫn chưa khai thác được tiềm năng mà website mang lại, ít chú trọng đầu tư và phát triển trang web của mình.

Các trở ngại khi ứng dụng TMĐT tại Phương Tùng qua 4 năm 2009 - 2012 là: Hạ tầng CNTT và truyền thông còn yếu kém, an ninh mạng chưa đảm bảo, nhận thức của người dân về TMĐT thấp, hệ thống thanh toán chưa được mở rộng, nhân lực CNTT còn ít, pháp lý, môi trường xã hội và tập quán kinh doanh chưa tạo điều kiện thúc đẩy kinh doanh TMĐT.

PHẦN III: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG

BÁN HÀNG BẰNG HÌNH THỨC THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI CÔNG TY TNTH PHƯƠNG TÙNG

Một phần của tài liệu Đề án tốt nghiệp: Một số giải pháp phát triển hoạt động bán hàng bằng hình thức thương mại điện tử tại Công ty TNHH Công nghệ Tin học Phương Tùng (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)