Cơ cấu nguồn vốn

Một phần của tài liệu Đề án tốt nghiệp: Một số giải pháp phát triển hoạt động bán hàng bằng hình thức thương mại điện tử tại Công ty TNHH Công nghệ Tin học Phương Tùng (Trang 36 - 37)

2.1. Tổng quan về công ty TNHH Công nghệ Tin học Phương

2.1.5.2. Cơ cấu nguồn vốn

Vốn của công ty được chia thành từ 2 nguồn là nợ phải trả và vốn chủ sỡ hữu. Từ bảng cân đối kế toán cho thấy nguồn vốn chủ sỡ hữu của công ty khá cao so với tổng của nguồn vốn của công ty và có xu hướng tăng đều qua các năm.

Nguồn vốn chủ sỡ hữu chiếm tỉ trọng không lớn nhưng cũng có sự tăng lên. Năm 2009 là 3,310,502,916 đồng, năm 2010 là 3,922,361.335 đồng, năm 2011 là 3,066,580,686 đồng, và năm 2012 là 3,362,002,459 đồng. Nguyên nhân của sự tăng lên này là do trong 4 năm qua công ty đã kinh doanh có hiệu quả đã lấy lợi nhuận của công ty bổ sung vào nguồn vốn chủ sỡ hữu để giảm bớt khoản phải trả và đồng thời công ty đã thực hiện tốt chính sách thuế và đảm bảo các khoản nợ hiệu quả.

Về nợ phải trả có xu hướng giảm nhẹ vào năm 2010 giảm 321,019,180 đồng giảm 6%. Bắt đầu từ năm 2011 trở đi tăng mạnh. Cụ thể năm 2011 tăng 2,373,822,975 đồng so với năm 2010 tăng 47,9%. Năm 2012 tăng 1,047,178,031 đồng so với năm 2011 tăng 14,3%. Như vậy, ta thấy tình trạng nợ phải trả ngày càng tăng do công ty đã để dồn tất cả lại trong một năm dẫn đến nợ phải trả nhiều. Tổng nợ của năm 2011 và năm 2012 tăng so với các năm trước, điều này cho thấy công ty không bị các đơn vị khác chiếm dụng vốn, vì vốn chủ sỡ hữu của ngân hàng tương đương với các khoản vay nên sẽ không bị phụ thuộc vào các đơn vị chiếm dụng vốn, hay nói cách khác ngân hàng sẽ linh hoạt hơn trong việc sử dụng vốn.

Một số giải pháp phát triển hoạt động bán hàng bằng hình thức TMĐT tại công ty…

Một phần của tài liệu Đề án tốt nghiệp: Một số giải pháp phát triển hoạt động bán hàng bằng hình thức thương mại điện tử tại Công ty TNHH Công nghệ Tin học Phương Tùng (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)