Thực trạng nguồn nhân lực thương mại điện tử tại công ty

Một phần của tài liệu Đề án tốt nghiệp: Một số giải pháp phát triển hoạt động bán hàng bằng hình thức thương mại điện tử tại Công ty TNHH Công nghệ Tin học Phương Tùng (Trang 47 - 49)

2.2. Thực trạng phát triển hoạt động bán hàng bằng hình thức thương mại điện

2.2.4.2. Thực trạng nguồn nhân lực thương mại điện tử tại công ty

Hiện nay công ty có trên 95 nhân viên trong đó có trên 70% tốt nghiệp đại học và trên đại học. Đây là nguồn lực có trình độ cao, có kinh nghiệm và kỹ năng về CNTT, là ưu thế của Phương Tùng khi tham gia vào quá trình kinh doanh, bán hàng bằng hình thức TMĐT.

Dựa vào biểu đồ trên cho chúng ta dễ dàng thấy được trình độ lao động của nhân viên trong công ty Phương Tùng, với 67 nhân viên tốt nghiệp Đại học và trên Đại học chiếm tới 70,5% nhân sự trong công ty. Nhân viên trong công ty Phương Tùng trình độ cao đẳng có 13 người chiếm 13,7% nhân sự trong công ty, chủ yếu làm công tác bán hàng trong công ty. 7 nhân viên trung cấp chiếm 7,4% và 4 nhân viên có trình độ khác với 4,2%.

Điều này cho thấy nguồn nhân lực của công ty Phương Tùng có trình độ chuyên môn rất cao, có khả năng để tiếp cận các công nghệ thông tin mới phát triển phục vụ cho việc kinh doanh bằng hình thức TMĐT của công ty để có thể đáp ứng mọi yêu cầu dù là khắt khe nhất của khách hàng.

Để đảm bảo việc hoàn thành các mục tiêu kinh doanh cũng như chiến lược phát triển đã được đề ra, Công ty luôn ưu tiên phát triển nguồn nhân lực qua việc tuyển dụng từ nhiều nguồn các ứng viên có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn và các sinh viên vừa tốt nghiệp, có năng lực, kiến thức chuyên ngành tốt. Bộ phận nhân sự của công ty đang từng bước hoàn thiện chiến lược phát triển nguồn lực, phát triển văn hóa công ty để xây dựng công ty thành một tổ chức làm việc có tác phong chuyên nghiệp, văn hóa và môi trường làm việc năng động, sáng tạo.

Nhưng công ty chưa có một chính sách về kinh phí hợp lý cho việc đào tạo nguồn lực TMĐT và chưa có cơ cấu tổ chức hợp lý bộ phận đảm nhận chuyên trách về TMĐT. Công ty dành ít sự quan tâm cho TMĐT thông qua việc bố trí kinh doanh cho TMĐT như là một loại kinh phí mở rộng sản xuất kinh doanh và xúc tiến thương mại. Điều này cho thấy công ty cần phải có thái độ khác trước về đầu tư cho TMĐT như là một phương pháp hiệu quả để xúc tiến thương mại. Lực lượng cán bộ chuyên trách về tin học của công ty Phương Tùng được đào tạo ra nhiều nhưng chưa được công ty tập hợp và khai thác. Một số được nhận vào công ty làm việc nhưng thực chất là làm trái nghề hoặc làm công việc không xứng với năng lực đào tạo của mình.

Mặt khác các trường Đại học hay Cao đẳng hay một số học viện cũng có đào tạo nhưng các tiêu chí từ giáo viên, giáo trình cho đến hình thức thi tuyển, đào tạo, công nhận (bằng, chứng chỉ, chứng nhận,…) về TMĐT chưa được quy chuẩn thống nhất. Vì chưa có chương trình khung, nên công ty phải tự tìm hình thức đào tạo tại chỗ. Đây là cách rẻ nhất và nhanh nhất để phục vụ nhu cầu trước mắt của công ty, nhưng về

mặt chiến lược, hình thức này không trang bị được cho nhân viên những kiến thức bài bản, có hệ thống, do đó hiệu quả về lâu dài không cao.

Điều này cho thấy Ban giám đốc của công ty chỉ mới quan tâm đến đào tạo nhân lực TMĐT bề nổi mà chưa có bề sâu, và công ty vẫn chưa khai thác và tận dụng tối đa các cơ hội kinh doanh mà Internet đem lại.

Một phần của tài liệu Đề án tốt nghiệp: Một số giải pháp phát triển hoạt động bán hàng bằng hình thức thương mại điện tử tại Công ty TNHH Công nghệ Tin học Phương Tùng (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)