Điều kiện kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo việc làm cho thanh niên nông thôn huyện can lộc, tỉnh hà tĩnh (Trang 56)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.2. Điều kiện kinh tế-xã hội

3.1.2.1. Về kinh tế

- Kết cấu hạ tầng

Hệ thống giao thông đường bộ của huyện Can Lộc được hình thành 3 cấp quản lý: Trung ương, tỉnh và huyện. Đến năm 2015 tổng số đường nhựa và đường bê tông trong toàn huyện là 595,8 km trong đó tuyến đường do TƯ, tỉnh quản lý là 71,4 km; tuyến đường do huyện quản lý là 75 km và giao thông nông thôn là 449,4 km. Đường mới được nâng cấp, sửa chữa có xu hướng tăng dần và đường xấu, đường xuống cấp có xu hướng giảm dần qua các năm. Hiện nay 100% số xã có đường ô tô vào được trung tâm và đã được nhựa hoá. Các công trình giao thông nông thôn (đường liên thôn, liên xóm, đường trong khu dân cư) đã được cải tạo, nâng cấp, nhiều tuyến đã được bê tông hóa tạo điều kiện giao thông đi lại, vận chuyển thuận lợi. Tuy nhiên, mật độ và chất lượng đường giao thông nông thôn chưa đồng đều giữa các vùng trong huyện, những vùng có địa hình phức tạp, địa bàn rộng hệ thống đường giao thông nội xã còn nhiều khó khăn đặc biệt vào mùa mưa.

- Thông tin liên lạc

Hệ thống thông tin liên lạc của huyên trong những năm qua đã được đầu tư khá đồng bộ, cho đến nay hệ thống thông tin liên lạc đã tương đối hoàn chỉnh và đi vào hoạt động ổn định phục vụ sản xuất và sinh hoạt cho cộng đồng dân cư trong huyện.

Hệ thống đài truyền hình, đài phát thanh thường xuyên được xây dựng, sửa chữa, nâng cấp ở tất cả các xã, thị trấn trong huyện, đảm bảo đưa đầy đủ kịp thời những thông tin về tình hình kinh tế - xã hội, chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, những thành tựu về kinh tế, tài chính, khoa học kỹ thuật, giá cả thị trường ...góp phần tích cực nâng cao mặt bằng dân trí trong huyện.

- Tình hình phát triển kinh tế của huyện

Kinh tế của huyện Can Lộc hiện nay chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Tuy còn gặp nhiều khó khăn, nhưng trong những năm gần đây đã có những bước phát triển cùng với sự phát triển kinh tế chung của tỉnh và cả nước, từng bước đi vào ổn định. Đời sống nhân dân được cải thiện nhiều so với trước đây, hộ nghèo trên

địa bàn có xu hướng giảm hẳn. Chương trình XĐGN được các cấp, các ngành quan tâm triển khai sâu rộng và thiết thực. Nhiều chương trình, dự án XĐGN tạo được hiệu quả tích cực. Tỷ lệ hộ đói nghèo có xu hướng giảm khá, hiện không còn hộ đói, số hộ nghèo giảm xuống còn 9%.

Trong những năm gần đây bộ mặt kinh tế xã hội của huyện đã có nhiều thay đổi, tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn ổn định ở mức cao, giá trị sản xuất hàng năm tăng lên rõ rệt. Nếu như, tổng giá trị sản xuất toàn huyện năm 2013 đạt 4.594,1 tỷ đồng, thì năm 2015 tăng lên là 6.412,7 tỷ đồng. Như vậy, trong 3 năm giá trị sản xuất toàn huyện đã tăng 1.818,6 tỷ đồng (tốc độ tăng bình quân là 118,15%), trong đó:

+ Ngành nông nghiệp: Giá trị sản xuất năm 2013 đạt 1.974,1tỷ đồng, năm 2015 tăng lên là 2.565,7 tỷ đồng. Như vậy trong 3 năm giá trị sản xuất ngành nông nghiệp tăng 591,6 tỷ đồng (tốc độ tăng bình quân là 114,01%).

+ Ngành Công nghiệp, Tiểu thủ công nghiệp và Xây dựng: Giá trị sản xuất năm 2013 là 1.760,5 tỷ đồng, thì năm 2015 là 2.518,9 tỷ đồng. Như vậy trong 3 năm từ 2013 đến năm 2015 giá trị sản xuất ngành Công nghiệp, Tiểu thủ công nghiệp và Xây dựng tăng 758,4 tỷ đồng (tốc độ tăng bình quân là 119,62%)..

+ Ngành Thương mại, dịch vụ: Giá trị sản xuất năm 2013 là 859,5 tỷ đồng, thì năm 2015 tăng lên là 1.328,1 tỷ đồng. Trong 3 năm từ 2013 đến năm 2015 giá trị sản xuất ngành Thương mại, dịch vụ tăng 468,6 tỷ đồng (tốc độ tăng bình quân là 124,32%), như vậy đây là ngành có mức tăng trưởng cao nhất trong ba năm qua.

Kết quả sản xuất các ngành kinh tế xem số liệu Bảng 3.2Như vậy qua số liệu Bảng 3.2 trong tổng số giá trị sản xuất của các ngành kinh tế đều tăng, quy mô được mở rộng, đặc biệt các ngành thương mại dịch vụ, ngành công nghiệp có chiều hướng tăng điều đó góp phần không nhỏ tạo công ăn việc làm cho thanh niên nông thôn.

Bảng 3.2. Tổng giá trị sản xuất từ các ngành kinh tế qua 3 năm 2013-2015

Chỉ tiêu

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Tốc độ phát triển (%) GT (tỷ.đ) Cơ cấu (%) GT (tỷ.đ) Cơ cấu (%) GT (tỷ.đ) Cơ cấu (%) 14/13 15//14 BQ I. Tổng giá trị sản xuất 4.594,1 100 5.428,5 100 6.412,7 100 118,16 118,13 118,15 1.1 Ngành Nông nghiệp 1.974,1 42,97 2.226,8 41,02 2.565,7 40,01 112,80 115,22 114,01 1.2 Ngành CN – XD 1.760,5 38,32 2.117,6 39,01 2.518,9 39,28 120,28 118,95 119,62 1.3 Ngành TM – DV 859,5 18,71 1.084,1 19,97 1.328,1 20,71 126,13 122,51 124,32

Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Can Lộc (2015)

Tuy nhiên, Can Lộc vẫn là một huyện nghèo sản xuất chính của người dân là thuần nông, sản phẩm hàng hoá nông nghiệp chưa nhiều, chất lượng nông sản chưa cao, Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp phát triển chưa đồng bộ, số lượng ngành nghề, kỹ thuật công nghệ còn hạn chế, chưa tận dụng khai thác được thế mạnh dịch vụ - du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp CNH - HĐH. Do vậy cần phải có sự đầu tư và quan tâm nhiều hơn nữa để có thể tập trung khai thác tốt các nguồn lợi nhằm đưa nền kinh tế huyện Can Lộc ngày càng phát triển và ổn định.

3.1.2.2. Về xã hội

Đời sống nhân dân trên địa bàn huyện tiếp tục được cải thiện, cùng với mức tăng trưởng về nguồn vốn đầu tư toàn xã hội, sự hỗ trợ về vốn của nhà nước thông qua chương trình GQVL, XĐGN của các tổ chức đoàn thể cùng với sự nổ lực hỗ trợ người dân của chính quyền các cấp nên đời sống của người dân huyện Can Lộc không ngừng được nâng. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 15% năm 2013 xuống còn 9% năm 2015. Công tác xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển sản xuất từng bước được quan tâm, cơ cấu sản xuất được chuyển đổi, tạo điều kiện cho hàng hóa được giao thương, việc tiếp cận vào các thị trường của người dân ngày càng sâu hơn.

- Về văn hóa: thời gian qua huyện đã tập trung chỉ đạo việc phát huy truyền thống văn hóa dân tộc địa phương, xây dựng đời sống văn hóa mới ở khu dân cư. Các hoạt động văn hóa thông tin, thể dục thể thao được đẩy mạnh với nhiều hình thức đa dạng. Việc tuyên truyền phổ biến các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước được thực hiện tốt thông qua hệ thống phát thanh ở cơ sở và thông qua các tổ chức chính trị - xã hội.

- Về giáo dục và đào tạo: trong những năm qua ngành giáo dục huyện Can Lộc luôn được tỉnh đánh giá cao và là một trong những ngọn cờ đầu của ngành giáo dục tỉnh nhà. Đến nay, ngành đã hoàn thành phổ cập tiểu học và trung học cơ sở. Chất lượng giáo dục được nâng cao, tỷ lệ đạt giáo viên dạy giỏi, học sinh giỏi các cấp chiếm tỷ lệ cao; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp phổ thông cơ sở, phổ thông trung học và đậu vào các trường đại học, cao đẳng trong cả nước ngày càng nhiều.

Bảng 3.3. Tình hình phát triển y tế, giáo dục Chỉ tiêu ĐVT Năm Chỉ tiêu ĐVT Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Sự nghiệp giáo dục và đào tạo

- Số trường giáo dục Trường 86 84 84

Số phòng Phòng 851 863 887

Số lớp Lớp 859 851 851

Số học sinh Học sinh 24.827 24.761 24.795

Số giáo viên Giáo viên 2.542 2.656 2.857

Sự nghiệp y tế

Số bệnh viện Cái 01 01 01

Số trạm xá Cái 32 32 32

Số giường bệnh Giường 345 351 360

Số cán bộ y tế Người 280 284 290

Nguồn: Chi cục Thống kê Can Lộc (2015) - Về y tế: sự nghiệp y tế của huyện những năm gần đây tập trung vào nhiệm vụ nâng cao chất lượng bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân với việc tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ cũng như chất lượng khám chữa bệnh phát triển theo cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Đến nay, Can Lộc có một Bệnh viên cấp huyện, một phòng khám đa khoa ở khu vực và 23 trạm y tế xã, thị trấn (trong đó có 19 trạm đạt chuẩn quốc gia), có 360 giường bệnh với 290 cán bộ.

- Tình hình dân số, lao động

Dân số, lao động thể hiện tiềm năng sức lao động, đây là một trong những nguồn lực chủ yếu để phát triển kinh tế - xã hội.

Bảng 3.4. Tình hình dân số - lao động

Chỉ tiêu ĐVT

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 So sánh(%) SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) 14/13 15/14 BQ 1. Tổng dân số người 167.915 100 169.722 100 171.067 100 101,1 101,88 100,93

Số nhân khẩu ở nông thôn “ 162.386 96,70 161.223 95,00 160.357 93,74 99,23 98,75 99,37

Số nhân khẩu ở thành thị “ 5.529 3,29 8.499 5,00 10.710 6,26 153,72 193,71 139,18

2. Tổng số hộ hộ 40.727 100,00 41.123 100,00 42.273 100,00 100,97 103,79 101,88

Hộ nông nghiệp " 37.116 91,13 35.602 86,57 34.904 82,57 95,92 94,04 96,97

Hộ phi nông nghiệp “ 2.596 6,37 4.553 11,07 6.474 15,31 175,38 249,38 157,92

Hộ ngư nghiệp “ 1.015 2,5 968 2,36 895 2,13 95,37 88,18 93,90

Trong đó số hộ nghèo “ 6.100 15,00 4.943 12,02 3.804 9,00 81,03 76,95 78,99

3. Tổng số lao động l.động 78.920 100 79.316 100 79.434 100 100,50 100,65 100,33

Lao động nông nghiệp “ 66.839 84,69 65.712 82,85 64.587 81,31 98,31 96,63 98,3

Lao động phi nông nghiệp “ 9.453 11,98 11.103 14,00 12.953 16,33 117,45 137,03 117,06

Lao động thuỷ sản “ 2.628 3,33 2.501 3,15 1.894 2,38 95,17 72,07 84,89

Nguồn: Chi cục Thống kê Can Lộc (2015)

Qua bảng phân tích cho thấy dân số trên địa bàn huyện Can Lộc chủ yếu tập trung ở khu vực nông thôn (chiếm trên 93,74% so với dân số trên toàn huyện) Tổng số hộ trong toàn huyện năm 2015 là 42.273 hộ có chiều hướng tăng lên so với năm 2013, chủ yếu là do quá trình sống tách hộ, xu hướng các thanh niên khi lập gia đình muốn ra sống riêng. Năm 2015 toàn huyện còn 11.928 hộ nghèo, chiếm 26,73% so với tổng số hộ dân. Mặc dù trong những năm qua, cùng với sự hỗ trợ của cả nước trong công cuộc XĐGN, Đảng bộ và nhân dân huyện nhà đã có nhiều nổ lực cố gắng, tỷ lệ hộ nghèo năm 2013 là 15% giảm xuống còn 9% năm 2015. Năm 2013, lực lượng lao động trên toàn huyện tương đối dồi dào. Toàn huyện có 78.920 lao động trong độ tuổi chiếm gần 47% so với tổng dân số toàn huyện. Trong đó, lao động trong khu vực nông nghiệp chiếm 39,8% dân số. Sang năm 2015 lực lượng lao dộng trên toàn huyện có tăng so với năm 2013 nhưng không đáng kể với 79.343 lao động. Lực lượng lao động nông nghiệp có xu hướng giảm, lao động phi nông nghiệp tăng lên do các khu kinh tế, các dự án đầu tư vào huyện Can Lộc là rất lớn, đất đai sản xuất nông nghiệp bị thu hồi do Nhà nước lấy đất phục vụ dự án đó cũng là lý do khiến lao động nông nghiệp giảm theo thời gian.

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu 3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu

Để tiến hành nghiên cứu này chúng tôi dự định chọn 3 xã để điều tra khảo sát là các xã: Xuân Lộc, Thượng Lộc, Phú Lộc vì ba xã này đều có những đặc điểm phù hợp với nội dung, mục đích và mục tiêu nghiên cứu của đề tài, đó là:

Ba xã có tỷ lệ thanh niên nông thôn chiếm số lượng lớn. Lực lượng thanh niên nông thôn thuộc những lứa tuổi khác nhau, trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn kỹ thuật khác nhau, dẫn đến khả năng tìm việc của mỗi lao động khác nhau. Từ đó phản ánh đầy đủ thực trạng việc làm của thanh niên nông thôn. Đây là những xã có đông thanh niên nông thôn, địa phương đã có nhiều giải pháp tạo việc làm cho thanh niên nông thôn trong những năm qua và đã có nhiều thanh niên được tạo việc làm phi nông nghiệp.

Bên cạnh đó ba xã này có địa bàn thổ nhưỡng khác nhau xã Xuân Lộc là xã đồng bằng sản xuất chủ yếu thuần nông cây lúa, xã Thượng Lộc là xã miền núi sản xuất chủ yếu là các loại cây trồng lưu niên, cây ăn quả và phát triển trang trại, xã Phú lộc là xã có một nửa diện tích là đồng bằng sản xuất cây lúa và một nữa diện tích là núi rừng sản xuất các loại cây trồng lâu năm và phát

triển trang trại. Ba xã này là ba xã đều cùng sản xuất nông nghiệp, nhưng có sự khác nhau trong các mô hình sản xuất. Chính vì vậy, tiến hành nghiên cứu ba xã Xuân Lộc, Thượng Lộc, Phú Lộc sẽ phản ánh rõ được thực trạng việc làm của thanh niên trong huyện và từ đó đưa ra các giải pháp việc làm cụ thể cho thanh niên trong huyện.

3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu

3.2.2.1. Thu thập số liệu thứ cấp

Nguồn số liệu thứ cấp chủ yếu lấy ở sách, báo nhằm cung cấp những lý luận có liên quan tới giải quyết việc làm.

Thu thập từ Internet để có các thông tin về tình hình giải quyết việc làm trong cả nước, kinh nghiệm của các nước trên thế giới và những tư liệu có liên quan đến đề tài.

Thu thập từ Chi cục Thống kê, phòng Lao động TB&XH, Phòng Tài nguyên, Môi trường, Trung tâm dạy nghề huyện về các thông tin và tình hình kinh tế - xã hội của huyện. Các thông tin công bố công khai của các cơ quan, tổ chức như Báo, các tạp chí chuyên ngành, trang thông tin điện tử, đài truyền hình, truyền thanh…. Để thấy được thực trạng, từ đó tìm ra hướng đi đúng đắn trong việc giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn.

Thu thập từ những cơ quan Nhà nước qua các văn bản quy định việc hỗ trợ giải quyết việc làm.

3.2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

Đây là nguồn thông tin vô cùng quan trọng để tiến hành tổng hợp, phân tích và trình bày trong phần kết quả nghiên cứu của đề tài. Nguồn thông tin này sẽ được tiến hành thu thập được từ phỏng vấn, điều tra trực tiếp thanh niên nông thôn (kể cả có việc làm và chưa có việc làm) thuộc các hộ nông dân trong các điểm nghiên cứu. Đồng thời, điều tra các tổ chức, cơ quan có liên quan đến màng lưới giải quyết việc làm cho thanh niên.

Để đảm bảo tính đại diện của mẫu, chúng tôi tiến hành chọn mẫu điều tra là 150 thanh niên tại 3 xã: Xuân Lộc, Thượng Lộc, Phú Lộc bằng bộ câu hỏi đã thiết kế trong phiếu điều tra, tập trung vào các thanh niên chưa có việc làm và thanh niên có việc làm bao gồm lao động nữ, lao động nam làm trong các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp - xây dựng và dịch vụ... và tiến hành lấy ý kiến đánh giá của một số cán bộ quản lý tại một số cơ quan, đơn vị tiếp nhận lao động

thanh niên nông thôn trên địa bàn huyện như: Cán bộ huyện (Lãnh đạo huyện, phòng LĐ-TBXH huyện); Cán bộ huyện đoàn; Trung tâm giới thiệu việc làm; Cơ sở dạy nghề; Các doanh nghiệp tuyển dụng và sử dụng lao động….

Bảng 3.5 Mô tả mẫu điều tra các đối tượng Nội dung điều tra Đơn vị điều tra

Số mẫu điều tra Đơn vị

tính

Số lượng 1- Tình hình về điều kiện, kinh tế, xã hội

liên quan đến việc làm ở nông thôn

Xuân Lộc, Thượng Lộc, Phú Lộc

xã 03

2- Sử dụng lao động và công tác quản lý thanh niên nông thôn

Các cán bộ quản lý Can Lộc

người 18 3- Lao động thanh niên nông thôn Xuân Lộc, Thượng Lộc,

Phú Lộc

người 150 3.2.3. Phương pháp tổng hợp

Sau khi thu thập được các thông tin cần thiết, chúng tôi sẽ tiến hành tổng hợp số liệu và sử dụng phần mềm Microsoft Excel xử lý số liệu. Để làm rõ hơn vấn đề nghiên cứu, chúng tôi sẽ sử dụng phương pháp thống kê kinh tế để thu thập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo việc làm cho thanh niên nông thôn huyện can lộc, tỉnh hà tĩnh (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)