Chủ thể và nội dung, phương thức tạo việc làm cho thanh niên nông thôn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo việc làm cho thanh niên nông thôn huyện can lộc, tỉnh hà tĩnh (Trang 26 - 32)

Phần 1 Mở đầu

2.1. Một số vấn đề lý luận về giải pháp tạo việc làm cho thanh niên nông thôn

2.1.3. Chủ thể và nội dung, phương thức tạo việc làm cho thanh niên nông thôn

nông thôn

2.1.3.1. Chủ thể tạo việc làm cho thanh niên nông thôn

Chủ thể và nội dung tạo việc làm cho thanh niên nông thôn rất phong phú và đa dạng, nhưng chủ yếu nhất là hệ thống chính trị và bản thân lao động thanh niên nông thôn, cụ thể là:

Đảng, Nhà nước hoạch định chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, ban hành và tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách, các chương trình, dự án hỗ trợ, thúc đẩy giải quyết việc làm cho thanh niên.

điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn và đặc biệt coi trọng thúc đẩy thanh niên tự tạo việc làm.

Các tổ chức, đoàn thể chính trị - xã hội, nhất là Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội LHTN và Hội Doanh nhân trẻ tích cực, chủ động tham gia một cách có hiệu quả vào việc hoạch định và tổ chức thực hiện các chương trình, dự án giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn.

Bản thân thanh niên nông thôn cùng với gia đình năng động, sáng tạo tổ chức khởi nghiệp và tự tạo việc làm.

Với vai trò chủ thể và quán triệt những nội dung cơ bản đó trong giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn, Đảng và Nhà nước ta đã có chủ trong mang tính chiến lược về phát triển nguồn nhân lực và xây dựng thế hệ trẻ Việt Nam, đặt con người vào vị trí trung tâm, khơi dậy mọi tiềm năng của mỗi cá nhân và cả cộng đồng dân tộc. Kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế với văn hóa, xã hội, coi trọng phát triển kinh tế vừa là cơ sở, tiền đề, phương tiện cho thực hiện các chính sách an sinh, tạo cơ sở cho sự ổn định chính trị, xã hội vừa tạo động lực nền tảng cho sự tăng trưởng, phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Do đó, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, Nghị quyết và Chính sách quan trọng, tạo điều kiện cho thanh niên khởi nghiệp và lập nghiệp bền vững.

Trong thập niên đầu thế kỷ XXI, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, giải pháp về giải quyết việc làm cho người lao động nói chung, thanh niên nói riêng và đã thu được những kết quả đáng khích lệ. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam giai đoạn 2001-2010 và Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam đến năm 2010 của Chính phủ đã cho thấy sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với vấn đề phát triển thanh niên, trong đó vấn đề việc làm và dạy nghề, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực khoa học công nghệ; giảm thiểu tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm, nâng cao thu nhập cho họ là những mục tiêu quan trọng nhất. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều chỉ thị về việc thanh niên tham gia thực hiện các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, yêu cầu các bộ, ngành có liên quan lập kế hoạch với những mục tiêu, nhiệm vụ nhằm sử dụng tiềm năng của thanh niên, nhấn mạnh sự cần thiết thu hút thanh niên tham gia một số chương trình, dự án trọng điểm quốc gia, các dự án quan trọng của Trung ương và địa phương.

Hệ thống chính trị đã tạo thuận lợi cho thanh niên tìm việc làm và tự tạo việc làm, từng bước cải thiện thu nhập, ổn định cuộc sống, tạo nhận thức mới về lao động - việc làm và hình thanh nhiều mô hình tạo việc làm có hiệu quả, điển hình như việc thực hiện các chương trình dạy nghề cho thanh niên nông thôn.

Tuy vậy, thị trường lao động của nước ta còn thiếu nhiều yếu tố và còn kém phát triển, phát triển chưa rộng khắp giữa các vùng, địa phương, hệ thống thông tin thị trường lao động chưa hoàn thiện, các trung tâm giới thiệu việc làm chưa đáp ứng được yêu cầu. Chất lượng lao động qua đào tạo còn thấp, chưa gắn kết giữa đào tạo với sử dụng....đã trực tiếp tác động đến vấn đề giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn.

2.1.3.2. Nội dung tạo việc làm cho thanh niên nông thôn

- Nghiên cứu và hoàn thiện các chính sách về lao động - việc làm, nhất là đối với thanh niên

Nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, giải quyết một cách căn bản tình trạng thất nghiệp ở thành thị và thiếu việc làm ở nông thôn, nhất là đối với lao động trẻ, cần bổ sung, hoàn thiện các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thanh niên, tạo đầy đủ hành lang pháp lý cho các chương trình hành động của thanh niên đi vào cuộc sống đạt hiệu quả cao. Bổ sung hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích thanh niên tự tạo việc làm, tự lập nghiệp vươn lên làm giàu chính đáng. Xây dựng và hoàn thiện chính sách phát triển thị trường lao động, chú trọng các chính sách ưu đãi đối với thanh niên có trình độ cao, thanh niên nông thôn đến các khu công nghiệp, khu chế xuất, các doanh nghiệp, thanh niên tàn tật, thanh niên dân tộc và nữ thanh niên (Luật Thanh niên, Quốc hội CHXHCNVN, 2005).

- Hoàn thiện hệ thống thông tin và giao dịch trên thị trường lao động, nhất là đối với lao động thanh niên

Đa dạng hóa các kênh giao dịch, tạo điều kiện phát triển giao dịch trực tiếp giữa người lao động và người sử dụng lao động. Đầu tư hiện đại hóa cá trung tâm giới thiệu việc làm để đáp ứng nhu cầu tư vấn, giới thiệu việc làm, đào tạo nghề, cung ứng lao động, thu thập và cung cấp thông tin thị trường lao động cho thanh niên (Quốc hội CHXHCNVN, 2005).

- Xây dựng và thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm cho thanh niên nông thôn

Tạo điều kện thuận lợi cho thanh niên tìm việc làm và tự tạo việc làm thông qua các hoạt động của chương trình. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động theo chương trình mục tiêu, tập trung đào tạo nghề, ngoại ngũ và sự hiểu biết về pháp luật văn hóa cho thanh niên tham gia xuất khẩu lao động.

- Đẩy mạnh phát triển dạy nghề cho thanh niên gắn với thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của khu vực và địa phương

Lồng ghép chương trình dạy nghề với chương trình giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn, chương trình xóa đói giảm nghèo và các chương trình ngắn hạn, phổ cập nghề cho thanh niên nông thôn, thanh niên dân tộc thiểu số, thanh niên vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất để chuyển đổi cơ cấu ngành nghề và cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. Đa dạng hóa đào tạo nghề cho thanh niên phù hợp với đối tượng, đồng thời rà soát, qui hoạch lại năng lực của các cơ sở dạy nghề hiện có, điều chỉnh quy hoạch mạng lưới dạy nghề trên địa bàn cho phù hợp với nhu cầu lao động có tay nghề để phát triển kinh tế - xã hội của khu vực và địa phương.

- Tập trung phát triển các lĩnh vực tạo nhiều việc làm và thu hút lao động trẻ

Phát triển kinh tế nhiều thành phần, đẩy mạnh việc lấp đầy các khu, cụm công nghiệp tập trung, phát triển dịch vụ, nhất là thương mại và du lịch, mở rộng các trung tâm thương mại - dịch vụ lớn, phát triển dịch vụ du lịch, nhất là du lịch sinh thái, du lịch lịch sử, văn hóa làng nghề, kinh tế trang trại, kinh tế vườn rừng, khôi phục các ngành nghề truyền thống gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu vật nuôi, cây trồng và xây dựng cơ sở kết cấu hạ tầng. Đồng thời nghiên cứu và sớm hình thành các làng thanh niên lập nghiệp, các mô hình hợp tác xã, mô hình trang trại trẻ....nhằm phát huy vai trò xung kích của thanh niên tham gia phát triển kinh tế - xã hội gắn với đảm bảo an ninh quốc phòng và giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn, xóa đói giảm nghèo, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phân bố lại lao động và dân cư, xây dựng mô hình kinh tế hộ phát triển bền vững.

2.1.3.3. Phương thức tạo việc làm cho thanh niên nông thôn

* Tạo cầu về lao động thanh niên

Cầu về lao động trên thị trường lao động của các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tiếp cận việc làm của lao động thanh niên nông thôn. Đây chính là yếu tố quyết định một người lao động

có đủ sức khoẻ, năng lực có hay không có cơ hội được tiếp cận với việc làm mà mình mong muốn.

Phương thức kích cầu lao động cho thanh niên nông thôn bao gồm:

- Cơ chế, chính sách về lao động, việc làm cần được chú trọng, phù hợp với cơ chế thị trường và từng bước hội nhập với thị trường lao động quốc tế tạo hành lang pháp lý về giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn.

- Triển khai đồng thời các Chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn; Chương trình phát triển công nghiệp, dịch vụ; Chương trình xây dựng và phát triển các khu chế xuất, khu công nghiệp tập trung, khu công nghệ cao và các chương trình, dự án trọng điểm kinh tế - xã hội được thực hiện, góp phần giải quyết việc làm, từng bước nâng cao đời sống của người lao động.

- Thực hiện Chương trình về việc làm có sự lồng ghép với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội khác như Chương trình 134, Chương trình 135, phát triển kết cấu hạ tầng về đường giao thông, thủy lợi, điện, nước sạch, trạm xá, trường học, công trình văn hóa,… phục vụ cho phát triển nông nghiệp xây dựng nông thôn mới và cải thiện đời sống cho nông dân. Ngoài ra, đẩy mạnh việc thực hiện các dự án về tín dụng việc làm với lãi suất ưu đãi từ Quỹ quốc gia về việc làm, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động, gắn dạy nghề với tạo việc làm và tự tạo việc làm cho thanh niên.

* Tạo cung về lao động thanh niên

Với hoạt động nhằm giúp người tìm việc có việc làm, giúp người sử dụng lao động có được người lao động cần thuê mướn, hoạt động của các kênh giao dịch càng mạnh thì khả năng tiếp cận việc làm của thanh niên càng cao.

- Các trung tâm dịch vụ việc làm: Nghị định 72/CP ngày 31/10/1995 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điểm của Bộ luật lao động về việc làm khẳng định: hệ thống các trung tâm dịch vụ việc làm được Nhà nước đầu tư hỗ trợ cơ sở vật chất ban đầu từ ngân sách nhà nước để hoạt động phục vụ cho việc tạo việc làm, tăng thu nhập, hỗ trợ việc hình thành thị trường lao động. Sự hiện diện và hiệu quả hoạt động của các trung tâm này càng lớn thì cơ hội và khả năng tiếp cận việc làm của thanh niên nông thôn càng cao (Nghị định 72/CP, Chính phủ CHXHCNVN, 1995).

- Giao dịch lao động thông qua tuyển dụng: Có nhiều hình thức tuyển dụng khác nhau, bao gồm tuyển chọn và thi tuyển trực tiếp, tuyển dụng qua các phương tiện thông tin đại chúng như đài, báo chí. Việc tuyển chọn và thi tuyển

trực tiếp thường là hình thức được áp dụng nhiều trong các cơ quan hành chính, sự nghiệp nhà nước. Hình thức thứ hai thường được sử dụng trong các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân. Các hình thức tuyển dụng càng phong phú thì cơ hội tiếp cận việc làm của người lao động nói chung và thanh niên nói riêng càng cao (Nghị định 72/CP, Chính phủ CHXHCNVN, 1995).

- Các chợ lao động: Ở nước ta, các chợ lao động có tổ chức, chẳng hạn như hội chợ lao động; triển lãm lao động, việc làm là hình thức khá mới trong một vài năm gần đây. Các chợ lao động có tổ chức thường là nơi giao dịch của loại lao động có đào tạo, là nơi để các doanh nghiệp cần lao động tìm kiếm được các đối tượng phù hợp, và là nơi để người có sức lao động có thể lựa chọn loại hình công việc, mức trả công lao động mà mình mong muốn. Các chợ lao động càng được tổ chức nhiều, thường xuyên và vươn tới các vùng nông thôn thì khả năng tiếp cận việc làm của thanh niên khu vực này càng cao.

- Các cơ quan xuất nhập khẩu lao động: Xuất khẩu lao động hiện là hình thức giao dịch lao động được Đảng và Nhà nước ta chú ý khuyến khích. Nếu như trước đây, việc xuất khẩu lao động chỉ do các cơ quan Nhà nước đảm nhận thì hiện nay, hình thức này đã mở rộng cho các doanh nghiệp tư nhân tham gia. Sự hoạt động của các cơ quan này càng hiệu quả, rộng khắp thì cơ hội tiếp cận việc làm của thanh niên nông thôn càng cao (Nghị định 152/NDD-CP, Chính phủ CHXHCNVN, 1999).

- Hệ thống Trung tâm Dạy nghề và giới thiệu việc làm: Với chức năng là dạy nghề và giới thiệu việc làm, mạng lưới các Trung tâm Dạy nghề và Giới thiệu việc làm cho người lao động thông qua việc đào tạo, định hướng đào tạo, tư vấn việc làm, nghề nghiệp cũng như cung cấp thông tin về TTLĐ, về việc làm, các doanh nghiệp, nhà máy đang có nhu cầu tuyển dụng cho người lao động. Các chức năng của hệ thống trung tâm này càng hoàn chỉnh và đến được với lao động thanh niên nông thôn thì cơ hội tiếp cận việc làm của lao động thanh niên nông thôn càng cao (Nghị định 72/NĐ-CP, Chính phủ CHXHCNVN, 1995)..

* Tạo điều kiện để cung – cầu lao động thanh niên

Một trong những cầu nối của lao động và nhà tuyển dụng là các sàn giao dịch, nhưng ngay tại các sàn này cũng biểu hiện rõ sự thiếu tương đồng trong cung-cầu lao động. Do cung không gặp cầu, cả doanh nghiệp và người lao động đều bằng không sau khi đến sàn giao dịch.

Ðể giảm tỷ lệ lao động thất nghiệp và cung cấp đủ lao động cho các doanh nghiệp, các đơn vị có nhu cầu lao động đặc biệt là ưu tiên đối với lao động thanh niên, quan trọng nhất là phải đào tạo nguồn nhân lực theo nhu cầu của xã hội, hạn chế tình trạng 'thừa thầy, thiếu thợ'. Cần rà soát, quy hoạch hệ thống các trung tâm giới thiệu việc làm, nâng cao tính chuyên nghiệp, phát triển mạng lưới giới thiệu việc làm xuống tận thôn bản, có thể áp dụng theo bốn cấp hành chính từ Trung ương đến phường, xã. Ngoài ra, cần hoàn thiện các quy định của pháp luật để các doanh nghiệp, các đơn vị sử dụng lao động nhất là các tập đoàn, tổng công ty lớn khi đầu tư các dự án lớn phải báo cáo, dự kiến nhu cầu nhân lực và có kế hoạch chuẩn bị. Mặt khác, cần chú trọng cải cách tiền lương, tiền công theo định hướng thị trường, gắn với năng suất lao động. Tăng cường triển khai các Chương trình tiếp cận nguồn vốn ưu đãi; hỗ trợ cơ sở vật chất, tư liệu sản xuất; đào tạo nghề chất lượng và các kỹ năng cho thanh niên nông thôn,... tạo tiền đề hình thành lực lượng lao động chất lượng thu hút thị trường trong quá trình hội nhập.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo việc làm cho thanh niên nông thôn huyện can lộc, tỉnh hà tĩnh (Trang 26 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)